Ưu điểm và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết vụ án hành chính – từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 75 - 81)

2.3. Đánh giá vai trò của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà

2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân

2.3.1.1. Ưu điểm

Như đã phân tích tại chương I của luận văn về cơ sở lý luận vai trò của Viện KSND trong việc giải quyết vụ án hành chính ta có thể thấy vai trò của Viện kiểm sát trong việc giải quyết vụ án hành chính là rất quan trọng. Nếu

vai trò của Tòa án là xét xử vụ án hành chính thì Viện kiểm sát với vai trò là kiểm sát hoạt động tư pháp trong quá trình tòa án giải quyết vụ án hành chính. Việc kiểm sát hoạt động tư pháp như một sự đảm bảo lẫn nhau đối với việc xét xử vụ án hành chính của Tòa án. Thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. còn Kiểm sát viên đảm bảo việc xét xử của Thẩm phán được diễn ra một cách công bằng, khách quan và đúng luật. Điều này không làm ảnh hưởng đến yếu tố độc lập xét xử của Thẩm phán.

Từ những số liệu đã được phân tích ở phần trên tác giả luận văn thấy được những ưu điểm:

- Về số liệu án thụ lý, giải quyết theo thủ tục sơ thẩm:

Số lượng án hành chính thụ lý xét xử sơ thẩm ở Hà Nội trong vòng 9 năm có xu hướng tăng. Tuy tỷ lệ giải quyết án còn thấp nhưng đã dần được cải thiện qua từng năm. Với số lượng án gia tăng và lượng giải quyết vẫn được duy trì, có thể thấy đây là nỗ lực của Kiểm sát viên Viện KSND Thành phố Hà Nội trong việc phối hợp với Tòa án trong công tác kiểm sát giải quyết án hành chính. Cùng với sự nỗ lực ấy, Viện trưởng Viện KSND thành phố Hà Nội đã có những sự chỉ đạo trực tiếp về việc giải quyết triệt để những án tồn kéo dài từ những năm trước (đỉnh điểm số vụ án tồn năm 2012 chuyển 2013 là 316 vụ).

Trên thực tế công tác, lãnh đạo Viện KSND Thành phố Hà Nội luôn quan tâm, sát sao đến công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính, xác định đây là khâu công tác khó và nhạy cảm. Tại nhiều đơn vị quận huyện, khi có vụ việc phát sinh, các Kiểm sát viên đã cơ bản chủ động phối hợp với Tòa án, kiểm sát chặt chẽ ngay từ khi thụ lý và trong quá trình giải quyết của Toà án; các Kiểm sát viên chủ động yêu cầu Tòa án thu thập các tài liệu, chứng cứ. Đối với các vụ án phức tạp, liên quan đến khiếu kiện đông người, liên quan đến an ninh chính trị tại địa phương có khó khăn, vướng mắc, các Viện kiểm sát cấp huyện cũng đã chủ động báo cáo cấp ủy

và Viện kiểm sát thành phố để chỉ đạo, giải quyết kịp thời nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị địa phương, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đảm bảo việc giải quyết vụ án hành chính công bằng, khách quan, kịp thời và đúng pháp luật.

Một số Viện kiểm sát cấp huyện như: Viện KSND quận Long Biên, Viện KSND quận Hà Đông, Viện KSND huyện Gia Lâm… đã thực hiện tốt công tác kiểm sát án hành chính, tỷ lệ giải quyết án luôn ở mức cao: Viện KSND quận Long Biên tỷ lệ giải quyết 100% (năm 2018); Viện KSND quận Hà Đông tỷ lệ giải quyết án hành chính 97% (năm 2018). Viện KSND thành phố Hà Nội đang phối hợp với TAND và UBND thành phố xây dựng Quy chế phối hợp về giải quyết án hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Ngoài ra, các đơn vị cũng đã chú trọng và quan tâm đến công tác kháng nghị, kiến nghị, thông báo rút kinh nghiệm nhằm nâng cao số lượng và chất lượng về công tác giải quyết án.

- Về số liệu án thụ lý, giải quyết theo thủ tục phúc thẩm:

Tỉ lệ giải quyết án hành chính theo thủ tục phúc thẩm của Tòa án thành phố Hà Nội có tính ổn định nhưng chất lượng giải quyết vẫn chưa được cải thiện một cách rõ rệt qua các năm. Cụ thể, trong năm 2010, số lượng án hành chính thụ lý theo thủ tục phúc thẩm không phải lớn, tuy nhiên tỷ lệ giải quyết cũng chỉ khiêm tốn ở mức 51.85%. Đây là giai đoạn cuối còn hiệu lực áp dụng của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1996, khi mà những quy định trong Pháp lệnh đã bộc lộ rõ những điểm bất cập và vướng mắc cần phải có sự thay thế và sửa đổi kịp thời. Kể từ năm 2011 tới nay, tỷ lệ giải quyết đã được cải thiện một cách đáng kể, từ 51.85% năm 2010 đã tăng lên 82.46% ở năm 2011 và luôn giữ ổn định ở mức trung bình 75 % từ các năm tiếp theo cho tới nay.

ích và hiệu quả đáng ghi nhận trong việc giải quyết các vụ án hành chính được Tòa án thành phố Hà Nội thụ lý theo thủ tục phúc thẩm. Kết quả giải quyết theo thủ tục phúc thẩm đối với án hành chính cũng là một căn cứ để đánh giá chất lượng giải quyết án theo thủ tục sơ thẩm. Tỷ lệ bản án sơ thẩm được giữ nguyên càng cao thể hiện chất lượng xét xử vụ án hành chính theo thủ tục sơ thẩm càng được đảm bảo. Ngược lại, tỷ lệ này thấp cho thấy chất lượng giải quyết án hành chính theo thủ tục sơ thẩm là còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Tuy rằng, những tỷ lệ này chỉ mang tính tương đối bởi chất lượng giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục phúc thẩm phụ thuộc lớn vào tỷ lệ giải quyết vụ án hành chính được thụ lý theo thủ tục sơ thẩm mà tác giả luận văn đã phân tích bên trên, nhưng không thể phủ nhận những nỗ lực của Kiểm sát viên, các cán bộ kiểm sát trong quá trình phối hợp với tòa án làm nhiệm vụ kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính

2.3.1.2. Nguyên nhân ưu điểm

- Về mặt pháp luật

Những điểm mới, quy định mới của luật TTHC 2015 so với luật TTHC 2010: Luật TTHC 2015 là nguyên nhân ra đời đã có những sửa đổi bổ sung phù hợp, khắc phục được những hạn chế của luật TTHC 2010. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc Kiểm sát giải quyết vụ án hành chính của Viện KSND.

Bổ sung thêm địa vị pháp lý trong TTHC theo Điều 36 Luật TTHC 2015 đối với chức danh Kiểm tra viên ngành Kiểm sát để thực hiện chức năng pháp lý khi được phân công tiến hành tố tụng. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng được quy định rõ ràng cụ thể tại Chương 3 của Luật TTHC. Đây là lần đầu tiên chức danh Kiểm tra viên được thừa nhận và có mặt trong thủ tục tố tụng hành chính, là những chủ thể mang quyền và nghĩa vụ được quy định cụ thể trong Luật TTHC 2015.

quyền hạn của Viện trưởng Viện KSND đã được bổ sung thêm quyền yêu cầu, quyền kiến nghị, ngoài ra, do Kiểm tra viên mới được bổ sung là người tiến hành tố tụng hành chính nên trong nhiệm vụ và quyền hạn Viện trưởng Viện KSND đã bổ sung thêm một số quy định liên quan sao cho phù hợp đến chủ thể này, cụ thể: Viện trưởng Viện kiểm sát ra quyết định phân công Kiểm tra viên tiến hành tố tụng đối với việc giải quyết vụ án hành chính; quyết định thay đổi Kiểm tra viên.

Đối với nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm sát viên, Điều 43 Luật TTHC năm 2015 đã có sự liệt kê các nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng và chi tiết hơn, so với điều 40 luật TTHC 2010 Như: việc Kiểm sát viên kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện; kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ án; điều luật này còn bổ sung thêm nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ vụ án; xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định; quyền yêu cầu, kiến nghị Tòa án tuân theo pháp luật TTHC; đề nghị kháng nghị bản án, các quyết định của Tòa án nếu có vi phạm pháp luật; có quyền yêu cầu kiến nghị xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật của người tham gia tố tụng. Với việc quy định cụ thể và chi tiết như vậy đã giúp cho Kiểm sát viên thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Đối với công tác kiểm sát hoạt động thu thập chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hành chính, việc xác minh và thu thập chứng cứ có nhiều bổ sung so với luật TTHC 2010 như sau: Theo khoản 5 Điều 89 Luật TTHC năm 2015 đối với hoạt động trưng cầu giám định và yêu cầu giám định, đã bổ sung quy định Viện trưởng Viện KSND tối cao được quyền yêu cầu giám định lại trong trường hợp đặc biệt.

Có thể thấy, Luật TTHC năm 2015 đã quy định cụ thể, rõ ràng và chi tiết hơn giúp cho Tòa án thuận lợi trong công tác xử lý các hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, giúp cho Viện kiểm sát không bị lúng túng trong việc phối hợp thực hiện với Tòa án đối với trường hợp trên nhằm đảm bảo việc

Sự tham gia của Viện kiểm sát trong quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án là một hoạt động quan trọng đảm bảo sự tuân thủ pháp luật của các chủ thể tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng. Theo quy định của Luật TTHC, Viện kiểm sát tham gia tất cả các phiên tòa, phiên họp sơ thẩm, phúc thẩm, các phiên họp giám đốc thẩm, tái thẩm. Tuy nhiên theo quy định của Luật TTHC năm 2010 nếu Viện kiểm sát không tham gia phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, đến nay theo Luật TTHC 2015 thì khi Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì:

Đối với phiên tòa Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính theo điều 156, nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử mà không phải hoãn phiên tòa. Đối với phiên tòa xét xử phúc thẩm, chỉ trừ trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị theo theo điều 224 thì Hội đồng xét xử mới ra quyết định hoãn phiên tòa, còn trường hợp phiên tòa xét xử theo thủ tục phúc thẩm đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm phát sinh do có sự kháng cáo của đương sự mà không phải là kháng nghị của Viện kiểm sát thì trong trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt tại phiên tòa Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử bình thường mà không cần phải hoãn phiên tòa theo khoản 4 Điều 243 luật TTHC 2015. Quy định này nhằm nâng cao trách nhiệm của Viện kiểm sát, đồng thời đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, giúp cho việc giải quyết vụ án hành chính được xét xử kịp thời, đúng thời hạn tố tụng đã được quy định.

- Về năng lực của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên:

Trên thực tiễn công tác việc giải quyết vụ án hành chính, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên ở Viện KSND thành phố Hà Nội luôn nỗ lực làm việc, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, đi sâu đi sát vào giải quyết án hành chính, không ngừng học hỏi và trao đổi kinh nghiệm với nhau, luôn tận tụy và có trách nhiệm với những công việc mà mình được giao. Có ý

thức chủ động bám sát các hoạt động giải quyết án và cùng phối hợp với Tòa án trong các hoạt động này, đảm bảo việc giải quyết án đúng thời hạn và tuân thủ các quy định của pháp luật. Luôn cập nhật các quy định mới, các thông tư hướng dẫn việc thực hiện giải quyết án Hành chính. Tham gia các phiên tòa về việc giải quyết vụ án hành chính của Viện kiểm sát đạt tỷ lệ cao (100% trong năm 2018).

Viện KSND thành phố Hà Nội thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nâng cao năng lực trình độ, nhận thức về vụ án hành chính và công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, các lớp bồi dưỡng ngắn hạn kéo dài 1 tuần (với số lượng 2 lớp 1 năm) và các lớp đào tạo dài hạn kéo dài 2 tháng, 6 tháng, 9 tháng (với số lượng 1 lớp 1 năm) cho toàn bộ lãnh đạo của viện KSND thành phố Hà Nội và lãnh đạo Viện KSND các quận, huyện thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội, các Kiểm sát viên, Kiểm tra viên là những người tiến hành tố tụng. Nội dung giảng dạy luôn luôn cập nhật kịp thời các quy định pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án hành chính giúp cho các cán bộ kiểm sát luôn được củng cố, bổ sung kiến thức về các loại án hành chính, kinh nghiệm giải quyết vụ án hành chính của các thế hệ cán bộ đi trước. Tổ chức các lớp kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa hành chính, cách xử lý tình huống phát sinh trong phiên tòa. Tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm, các phiên họp rút kinh nghiệm về giải quyết vụ án hành chính.

Tích cực tổ chức hội nghị tổng kết công tác đánh giá hàng năm kết quả giải quyết án hành chính thực hiện theo luật TTHC 2015, hiệu quả của công tác thi hành pháp luật TTHC. Khuyến khích các cán bộ ngành kiểm sát tham gia đóng góp sáng kiến nhằm nâng cao hiệu quả việc kiểm sát giải quyết vụ án hành chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết vụ án hành chính – từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)