Hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết vụ án hành chính – từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 81 - 88)

2.3. Đánh giá vai trò của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế

khách quan và hạn chế chủ quan khiến cho việc giải quyết vụ án hành chính gặp nhiều vấn đề: Lượng án hành chính thụ lý mới tăng nhanh qua từng năm mà số lượng Thẩm phán, Thẩm tra viên, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên không đổi dẫn đến quá tải trong công việc khiến cho việc giải quyết vụ án hành chính chưa đảm bảo đúng quy định về thời hạn giải quyết.

2.3.2.1. Hạn chế

Việc kiểm sát việc giải quyết án hành chính tại địa bàn thành phố Hà Nội từ thực tiễn công tác cho thấy án hành chính là loại tranh chấp rất phức tạp. Đối tượng khởi kiện chủ yếu là các QĐHC, HVHC thuộc các lĩnh vực như quản lý đất đai, lĩnh vực quản lý thuế, lâm nghiệp, xây dựng, xử phạt vi phạm hành chính, quyết định kỉ luật buộc thôi việc, danh sách cử tri... đặc biệt là lĩnh vực đất đai. Do đó, án hành chính thường liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, các cá nhân có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý nhà nước; các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các quy định pháp luật về đất đai qua các năm và có nhiều thông tư, nghị định hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung dẫn đến khó khăn trong việc tìm hiểu và áp dụng các quy định của luật trong việc giải quyết các vụ án hành chính. Việc giải quyết vụ án hành chính của Tòa án, Viện kiểm sát có lúc chưa đảm bảo đúng quy định về thời hạn giải quyết vụ án khi số lượng thụ lý nhiều trong cùng một thời điểm.

Từ số liệu đã phân tích ở phần 2.2.2 cho thấy kết quả việc kiểm sát giải quyết vụ án hành chính trên địa bàn thành phố trong 8 năm qua còn chưa cao, tỷ lệ chỉ trong khoảng 50%. Lượng án hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội có xu hướng ngày một tăng qua từng năm và tính chất ngày càng phức tạp hơn. Dù lãnh đạo Viện KSND thành phố Hà Nội luôn quan tâm, sao sát đến công tác này và các cán bộ chuyên trách luôn nỗ lực trong công việc, không ngừng học hỏi những kiến thức mới nhưng vẫn không thể đáp ứng kịp thời với sự gia tăng về số lượng án và tính chất càng ngày càng phức tạp.

2.3.2.2. Nguyên nhân gây ra hạn chế

Việc thực hiện chức năng kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian vừa qua vẫn còn gặp một số hạn chế là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tỷ lệ giải quyết án hành chính hiện nay:

- Nguyên nhân khách quan

Một là: Quá trình giải quyết vụ án, các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan chưa thực hiện tốt công tác phối hợp, chưa cung cấp đầy đủ chứng cứ cho Tòa án hoặc không trả lời xác minh của Tòa án theo quy định của pháp luật dẫn đến việc thu thập, đánh giá chứng cứ ở cấp sơ thẩm gặp nhiều khó khăn.

Hai là: Nguyên nhân về việc áp dụng pháp luật về mặt nội dung của Tòa án Việc áp dụng pháp luật về mặt nội dung của Tòa án đến nay tuy đã được cải thiện rất nhiều sau khi luật TTHC 2015 có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, không tránh khỏi việc giải quyết vụ án hành chính của tòa án vẫn còn tồn tại những hạn chế như: một số trường hợp Tòa án xác định đúng đối tượng khởi kiện, điều kiện khởi kiện, thời hiệu khởi kiện; nhưng xác định sai tư cách tố tụng hoặc không đầy đủ người có tư cách tham gia tố tụng, không giải quyết hết yêu cầu của người khởi kiện, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên đương sự dẫn đến bản án, quyết định giải quyết vụ án hành chính được ban hành còn chưa đúng pháp luật. Trong khi đó, vai trò của Viện kiểm sát chỉ kiểm sát về tố tụng mà không can thiệp đến nội dung vụ án dẫn đến việc nhiều bản án của tòa án bị Tòa án cấp trên hủy hoặc sửa.

Có nhứng vụ án hành chính mà việc giải quyết có liên quan đến các văn bản pháp luật của nhiều thời kỳ, trong đó khá nhiều văn bản còn bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo dẫn đến xảy ra những nhận thức khác nhau khi giải quyết vụ án hành chính giữa người tiến hành tố tụng, giữa các cơ quan tố tụng. Gây ra sự lúng túng khi kiểm sát giải quyết vụ án hành chính của Viện kiểm sát.

- Nguyên nhân chủ quan

Một là: Về mặt nhận thức của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên: Theo thạc sỹ, nghiên cứu sinh Lê Văn Hảo:

Công tác kiểm sát hoạt động tư pháp nói chung và kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính nói riêng vẫn còn bộc lộ một số hạn chế về nhận thức pháp luật; về vai trò, trách nhiệm của Kiểm sát viên; về kỹ năng hoạt động kiểm sát việc giải quyết vụ án ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính [6, tr.16]

Tại Viện KSND thành phố Hà Nội còn tồn tại một số Kiểm sát viên, Kiểm tra viên chuyên trách có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa đủ, không thường xuyên cập nhật những quy định mới của pháp luật TTHC để đáp ứng được tính phức tạp của loại án này. Đối với Viện KSND cấp huyện còn chưa có Kiểm sát viên chuyên trách cho loại án này mà chỉ có Kiểm sát viên kiêm nhiệm cả hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính… dẫn đến việc không đảm bảo chất lượng kiểm sát giải quyết vụ án hành chính ở các cấp này.

Hai là: Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính còn chưa được thấu đáo, Kiểm sát viên thực hiện công tác này còn chưa hết trách nhiệm, cho nên vẫn còn xảy ra trường hợp Viện KSND cấp trên phải ban hành kháng nghị phúc thẩm đối với việc vi phạm về thủ tục TTHC của các Viện kiểm sát cấp dưới. Một số vụ án tại tòa án cấp huyện có phát sinh sai phạm trong việc giải quyết vụ án hành chính mà Viện kiểm sát thành phố Hà Nội không phát hiện ra để kháng nghị mà do đương sự kháng cáo dẫn đến phải hủy, sửa án.

Viện kiểm sát một số quận huyện không kiểm sát chặt chẽ quá trình giải quyết vụ án đẫn đến không phát hiện được các vi phạm của Tòa án để kịp thời kiến nghị. thực hiện chưa có hiệu quả công tác kiểm sát bản án và

quyền kháng nghị, đặc biệt là kháng nghị phúc thẩm để ngăn chặn kịp thời các vi phạm [18].

Từ việc vẫn còn để xảy ra trường hợp Viện KSND cấp dưới bị Viện KSND cấp trên kháng nghị do vi phạm thủ tục tố tụng đã cho thấy Viện kiểm sát đã chưa thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ của mình.

Ba là: Chất lượng bài phát biểu của Kiểm sát viên có lúc, có nơi vẫn còn hạn chế; Cá biệt có những trường hợp, bài phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa cũng chỉ mang tính chất hình thức, đối phó, thực hiện cho xong nhiệm vụ thể hiện sự thiếu trách nhiệm trong công việc. Công tác kiểm sát bản án sơ thẩm để kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp chưa được quan tâm đúng mức, nhiều vụ án bị hủy, sửa nhưng Viện kiểm sát không kháng nghị; công tác kiến nghị của Viện kiểm sát chưa được thực hiện thường xuyên, còn nể nang nhau, nội dung kiến nghị chủ yếu chỉ là vi phạm về thời hạn, việc chậm gửi các văn bản tố tụng, nên chất lượng và hiệu lực, hiệu quả còn hạn chế, nhiều dạng vi phạm về nội dung và tố tụng không được khắc phục kịp thời và triệt để.

Bốn là: Việc thực hiện Thông tư liên tịch số 03/2016/TTLT-VKSNDTC- TANDTC ngày 31/8/2016 giữa Viện KSND và TAND quy định việc phối hợp giữa viện kiểm sát nhân dân và TAND trong việc thi hành một số quy định của luật tố tụng hành chính.

Công tác phối hợp của Viện kiểm sát cấp sơ thẩm và Tòa án cùng cấp chưa chặt chẽ thể hiện qua việc thực hiện quyền yêu cầu của Viện kiểm sát trong việc xác minh và thu thập chứng cứ của Tòa án: Đây là quy định mới so với luật TTHC 2010 được quy định trong luật TTHC 2015 và thông tư 03/2016/TTLT – VKSNDTC – TANDTC.

Theo quy định tại khoản 6 Điều 84 Luật TTHC 2015; Điều 22 Thông tư liên tịch số 03/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 31/8/2016, Viện

kiểm sát có quyền yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ trong quá trình kiểm sát giải quyết vụ án hành chính.

Tuy nhiên, Tại khoản 2 Điều 22 Thông tư liên tịch số 03/2016 quy định: Trường hợp việc xác minh, thu thập chứng cứ theo yêu cầu của Kiểm sát viên là không thể thực hiện được hoặc Tòa án xét thấy không cần thiết thì chậm nhất là đến ngày hết thời hạn mở phiên tòa theo quyết định đưa vụ án ra xét xử được quy định tại Điều 149 hoặc khoản 3 Điều 221 Luật TTHC, Tòa án thông báo cho Kiểm sát viên bằng văn bản và nêu rõ lý do[24, Điều 22].

Trên thực tế vì Luật tố tụng hành chính quy định quyền yêu cầu của Viện kiểm sát mà không có điều, khoản quy định trách nhiệm của Tòa án phải thực hiện yêu cầu nên Tòa án thường trả lời né tránh, không có văn bản trả lời chính thức cho Viện kiểm sát. Có một số trường hợp Tòa án không trả lời. Do đó, việc thực hiện quyền yêu cầu còn khó khăn, chưa đạt kết quả trong thực hiện vai trò, chức năng của Viện kiểm sát trong vấn đề giải quyết vụ án hành chính.

Tóm lại: Để thực hiện tốt vai trò của Viện Kiểm sát trong giải quyết vụ án hành chính thì Kiểm sát viên, cán bộ Kiểm sát chuyên trách trong lĩnh vực giải quyết án hành chính cần khắc phục những hạn chế, tồn tại đã nêu. Công tác phối hợp giữa các cơ quan cần chặt chẽ hơn nữa. Cần có chế tài đối với các trường hợp vi phạm, bất hợp tác giữa những cá nhân, cơ quan tham gia tố tụng với các cơ quan tiến hành tố tụng để đảm bảo việc giải quyết vụ án hành chính được khách quan hiệu quả, đúng luật.

Tiểu kết Chƣơng 2

Trải qua hơn hai thập kỷ kể từ khi pháp luật về tố tụng hành chính ra đời mà ban đầu là pháp lệnh giải quyết thủ tục hành chính năm 1996 nhằm giải quyết các tranh chấp hành chính đã góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân bị ảnh hưởng bởi các QĐHC, HVHC từ phía các cơ quan công quyền, đảm bảo cho việc thực hiện các quy định của Hiến pháp về quyền của công dân, đồng thời củng cố các hoạt động đúng đắn của các cơ quan hành chính Nhà nước. Đến nay, khi đã trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, cùng với sự ra đời của Luật TTHC 2010 và 2015, vai trò kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính đã đạt được nhiều thành tựu. Tại chương 2 này, tác giả đã đưa ra những đánh giá về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện KSND trên cơ sở những dữ liệu thực tế của thành phố Hà Nội. Thông qua những số liệu đã được phân tích ở phần trên, có thể thấy thực trạng giải quyết án hành chính tại thành phố Hà Nội từ những năm 2012 trở lại đây có nhiều biến động, đánh dấu sự tăng mạnh về lượng án hành chính, qua đó cũng cho thấy những sự nỗ lực đáng ghi nhận về việc thực hiện vai trò của Viện kiểm sát và sự phối hợp với tòa án trong giải quyết án hành chính, thể hiện ở tỷ lệ giải quyết án được cải thiện qua từng năm và giữ ở mức ổn định cao. Ở chương 3 luận văn, tác giả luận văn đưa ra những quan điểm và kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của Viện KSND thành phố Hà Nội trong giải quyết vụ án hành chính.

Chƣơng 3

QUAN ĐIỂM VÀ KIẾN NGHỊ BẢO ĐẢM VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết vụ án hành chính – từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)