về khiếu nại.
Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật khiếu nại là một hoạt động góp phần quan trọng vào việc bảo đảm quyền khiếu nại của công dân. Trong những năm qua, hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát đã đƣợc quan tâm và thể hiện đƣợc vai trò của mình, nổi bật ở một số điểm sau:
Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc bảo đảm quyền khiếu nại của công dân góp phần thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện chức năng quản lý của Nhà nƣớc, kiểm chứng trên thực tiễn để từ đó hoàn thiện chính sách, pháp luật của nhà nƣớc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát ngày càng đƣợc thể chế hoá, từ những qui định trong Hiến pháp đến các đạo luật và văn bản dƣới luật. Đã xây dựng đƣợc cơ bản hệ thống văn bản làm cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát nhƣ: Luật Thanh tra, Luật khiếu nại, tố cáo, Luật giám sát của Quốc hội,... Những cơ sở pháp lý này là điều kiện đóng vai
trò quan trọng cho quá trình hình thành và phát triển của hệ thống các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát ở nƣớc ta. Trên thực tế, hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực khiếu nại đã tạo lập đƣợc một sự kiểm soát thƣờng xuyên, liên tục và rộng lớn ngay từ bản thân hoạt động của bộ máy nhà nƣớc đến hành vi của các tổ chức và cá nhân. Làm đƣợc nhƣ vậy là vì, bản thân hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát đƣợc thực hiện trên cơ sở các qui định của một hệ thống các văn bản pháp luật thƣờng xuyên đƣợc bổ sung hoàn thiện. Sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan đã đƣợc hình thành và phát huy đƣợc hiệu quả hoạt động của từng cơ quan.
Cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát đã tạo ra một tổng thể các cơ chế kiểm soát bƣớc đầu đã có hiệu quả đối với việc bảo đảm quyền khiếu nại của công dân, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm tính kỷ cƣơng, kỷ luật và dân chủ trong hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, trong việc thực hiện quyền lực nhà nƣớc trên cả ba mặt: lập pháp, hành pháp và tƣ pháp hƣớng tới mục tiêu xây dựng một Nhà nƣớc pháp quyền, dân chủ, một xã hội công bằng và văn minh mà trong đó công dân là ngƣời đƣợc thật sự bảo đảm thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát đã góp phần nâng cao tính tự giác, ý thức trách nhiệm của các ngành, các cấp, các cán bộ, công chức đối với công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, ý thức về quyền khiếu nại của công dân trong mối tƣơng quan với trách nhiệm của nhà nƣớc. Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát đã đánh giá đúng tình hình khiếu nại, nguyên nhân của khiếu nại, công tác giải quyết khiếu nại, việc bảo đảm quyền khiếu nại của công dân; góp phần thiết thực chấn chỉnh, nâng cao trách nhiệm của thủ trƣởng các cấp, các ngành trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, bảo đảm quyền khiếu nại cho công dân. Thông qua thanh tra, kiểm tra đánh giá đƣợc hiệu quả của pháp luật về khiếu nại, những ƣu điểm, những bất cập
gây cản trở đến việc thực hiện và bảo đảm quyền khiếu nại của công dân. Thông qua thanh tra, kiểm tra nắm bắt việc áp dụng pháp luật về khiếu nại trong thực tiễn để yêu cầu các cấp chính quyền khắc phục xem xét, chấn chỉnh những sai phạm trong bảo đảm quyền khiếu nại của công dân dân... Cụ thể:
Giám sát của hệ thống cơ quan quyền lực nhà nƣớc: bảo đảm quyền khiếu nại của công dân là một trong những lĩnh vực đƣợc Quốc hội quan tâm trong thời gian qua. Luật khiếu nại, tố cáo đã dành một chƣơng riêng quy định về giám sát công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong đó đề cập rõ vai trò, trách nhiệm cũng nhƣ các biện pháp giám sát của Quốc hội, luật Giám sát của Quốc hội cũng đã đƣợc ban hành làm cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát của Quốc hội. Các đoàn Đại biểu Quốc hội, các đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp đã có trách nhiệm hơn đến việc tiếp dân và xử lý đơn thƣ khiếu nại, đã có nhiều kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền; nhiều kỳ họp của Quốc hội hàng năm đã dành nhiều thời gian xem xét báo cáo và cho ý kiến về công tác giải quyết khiếu nại của Chính phủ... Qua đó đã góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, bảo đảm quyền khiếu nại của công dân.
Chất lƣợng chất vấn và trả lời chất vấn đã đƣợc nâng cao hơn, việc chất vấn tiến hành thƣờng xuyên, thể hiện tinh thần trách nhiệm đƣợc nâng cao của đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân, của chính quyền và các cơ quan nhà nƣớc trƣớc nhân dân. Thông qua hoạt động này, nhiều vấn đề đã đƣợc làm sáng tỏ, góp phần vào việc đảm bảo thi hành Hiến pháp và pháp luật; các phiên họp của Quốc hội và đã đem lại kết quả thiết thực, đƣợc nhân dân quan tâm theo dõi. Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội đã cử lực lƣợng chuyên trách theo dõi về vấn đề khiếu nại, phối hợp với Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Uỷ ban
thƣờng vụ Quốc hội đã nhiều lần xem xét, cho ý kiến về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; đã cử một số đoàn giám sát việc xử lý vụ việc tại địa phƣơng.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của hệ thống cơ quan hành chính đã đƣợc chú trọng và triển khai hàng năm. Đặc biệt tổ chức thanh tra đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại ở nhiều bộ, ngành, địa phƣơng. Thông qua công tác thanh tra góp phần chỉ đạo, hƣớng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt các quy định của pháp luật trong công tác tiếp dân, giải quyết các khiếu nại, đồng thời chấn chỉnh và xem xét lại các vi phạm trong việc thực thi pháp luật về khiếu nại.
Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc và của Ban Thanh tra Nhân dân: Trong những năm qua, Mặt trận Tổ quốc các cấp quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung và pháp luật khiếu nại nói riêng đã góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm chấp hành pháp luật trong các tầng lớp nhân dân, thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, nhân dân có điều kiện tham gia giám sát tốt hơn. Uỷ ban Mặt trân tổ quốc các cấp đã quan tâm, chú trọng công tác tiếp dân. Theo báo cáo của 59 tỉnh thành phố trực thuộc trung ƣơng thì từ năm 2002 đã có 100% cơ quan Uỷ ban Mặt trận tổ quốc cấp tỉnh có phòng tiếp dân và thƣờng xuyên cử từ 1-2 đồng chí có trình độ từ trung cấp pháp lý trở lên [61]. Khi công dân đến cơ quan Mặt trận tổ quốc để khiếu nại đã đƣợc cán bộ tiếp dân tiếp nhận đầy đủ, trung thực, đồng thời có hƣớng dẫn giải thích cho công dân khiếu nại đúng pháp luật. Những đơn thƣ khiếu nại mà công dân đến trực tiếp tại cơ quan Uỷ ban Mặt trận tổ quốc nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp mình thì hƣớng dẫn công dân đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết để khiếu nại. Các đơn thƣ khiếu nại gửi đến Mặt trận tổ quốc đƣợc vào sổ, phân loại, thuộc thẩm quyền của cá nhân nào thì chuyển đến đúng địa chỉ để đề nghị xem xét,
giải quyết và theo dõi kết quả giải quyết đồng thời gửi giấy báo cho ngƣời khiếu nại. Uỷ ban mặt trận tổ quốc các cấp còn cử cán bộ tham gia giải quyết khiếu nại của hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân, các ban, ngành ở địa phƣơng, tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tham gia công tác hoà giải cơ sở…
Ban thanh tra nhân dân trong những năm gần đây đã có những khởi sắc trong việc bảo đảm quyền khiếu nại của công dân. Thanh tra nhân dân đã phát hiện nhiều vi phạm, giúp chính quyền và cơ quan chức năng xử lý nhiều đối tƣợng vi phạm pháp luật, giúp chính quyền cơ sở khắc phục những yếu kém trong công tác. Tính đến năm 2006, tổng số ban thanh tra nhân dân đã thành lập ở 64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng là 10,595 ban/10.742 xã, phƣờng, thị trấn đạt 98,63%. Từ năm 1999-2004, Thanh tra nhân dân đã giám sát, kiến nghị đƣợc 95.694 đơn khiếu nại, kiến nghị chính quyền giải quyết đƣợc 76.766 đơn khiếu nại đạt 80,22% [61].
Mặc dù đạt đƣợc những kết quả nhất định, nhƣng nhìn chung cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát ở nƣớc ta còn tồn tại những khiếm khuyết, bất cập:
Các thể chế, quy chế, quy trình làm cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát nói chung và việc thực thi pháp luật khiếu nại nói riêng còn thiếu hoàn chỉnh, thiếu chặt chẽ nhƣ: một số quy định về chức năng của các cơ quan, tổ chức không hợp lý nhƣng chậm đƣợc sửa đổi dẫn đến sự chồng chéo về thẩm quyền và hoạt động ở một số lĩnh vực, khu vực gây khó khăn, phiền hà cho các cơ quan, đơn vị là đối tƣợng thanh tra; quy định về phối hợp hoạt động giữa các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát còn nhiều bất cập, nhiều trƣờng hợp cùng một nội dung vi phạm nhƣng có nhiều cơ quan cùng tiến hành. Sự trùng lặp này có thể do giữa các cơ quan với nhau hoặc trùng lặp giữa các tổ chức trong cùng một hệ thống (giữa các cấp
hành chính, giữa bộ và sở, ngành ở địa phƣơng, giữa cơ quan quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ).
Việc tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát ở một số nơi vẫn còn mang tính hình thức, chất lƣợng chƣa cao. Thanh tra, kiểm tra thƣờng tập trung vào việc xem xét đến việc áp dụng pháp luật khiếu nại mà chƣa chú ý nhiều việc tìm ra những bất cập của pháp luật, đƣờng lối, chính sách của nhà nƣớc để kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
Một số cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát song quyền hạn rất hạn chế (Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn, kiến nghị, thanh tra nhà nƣớc là cơ quan tham mƣu, nên cũng chỉ có quyền kiến nghị), thực tế cho thấy hiệu quả các chất vấn, kiến nghị thƣờng rất thấp vì nó phụ thuộc vào thái độ tiếp thu và biện pháp thực hiện các kiến nghị của thủ trƣởng các cơ quan, đơn vị đƣợc hội đồng nhân dân, thanh tra nhà nƣớc kiến nghị.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát dựa trên cơ sở bảo đảm tính thống nhất của quyền lực nhà nƣớc từ trung ƣơng đến địa phƣơng, cơ sở, nhƣng do sự phân tán của nền hành chính nên các tổ chức thanh tra nhà nƣớc ở các cấp, các ngành gần nhƣ lệ thuộc hoàn toàn vào cơ quan quản lý nhà nƣớc cùng cấp, trở thành công cụ của thủ trƣởng cơ quan quản lý cấp đó. Vì vậy, sự chỉ đạo của cơ quan thanh tra cấp trên có phần trở thành hình thức, kém hiệu quả.
Các cơ quan, tổ chức có chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật khiếu nại chƣa thực hiện đầy đủ, đúng đắn vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của mình theo các quy định của pháp luật. Hệ thống tổ chức, các phƣơng thức thanh tra, kiểm tra, giám sát chậm đổi mới, không thích ứng kịp với yêu cầu và sự phát triển đa dạng, phức tạp trong đời sống xã hội.
Đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chƣa đáp ứng yêu cầu cả về số lƣợng và trình độ, năng lực, đạo đức. Số lƣợng các khiếu nại
sai hoàn toàn chỉ có trên 30% là con số minh chứng cho vấn đề này, số lƣợng các vụ việc đã có kết quả giải quyết cuối cùng nhƣng kết quả giải quyết không đúng còn chiếm tỷ lệ cao thể hiện sự thiếu năng lực, thiếu trách nhiệm, thiếu đạo đức của đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.
Sự chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra, kiểm tra của thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc chƣa phát huy tốt và trách nhiệm chƣa đầy đủ. Có nhiều vụ việc cấp dƣới làm chƣa đúng hoặc thiếu khách quan, xử lý không nghiêm ngay từ đầu, dẫn đến đùn đẩy lên trên, làm cho tính chất vụ việc thêm phức tạp, phải giải quyết nhiều lần, gây tốn kém thời gian, công sức của nhiều cơ quan, ảnh hƣởng đến hoạt động của cá nhân và tổ chức là đối tƣợng thanh tra.
Ngoài những hạn chế chung trên, các cơ quan cụ thể có một số hạn chế nổi lên nhƣ sau:
Đối với hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp: sự bất cập thể hiện ở việc thiếu những phƣơng thức giám sát có hiệu quả; việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của Quốc hội trong quá trình giám sát không nghiêm; còn thiếu những cơ quan chuyên trách giúp Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao.
Đối với hoạt động giám sát của mặt trận tổ quốc còn mang tính hình thức, thiếu cách thức giám sát phù hợp để mặt trận tổ quốc có thể giám sát đƣợc toàn bộ máy nhà nƣớc. Phạm vi giám sát của mặt trận tổ quốc chƣa đƣợc xác định rõ ràng. Quyền hạn của mặt trận tổ quốc khi thực hiện quyền giám sát còn quá hạn chế. Hoạt động của Mặt trận tổ quốc nổi lên là hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tham gia hoạt động hoà giải cơ sở, hoạt động giám sát để đảm bảo quyền khiếu nại của công dân chƣa đƣợc rõ nét và xứng với vai trò của tổ chức này. Tổ chức thanh tra nhân dân còn thiếu một cơ chế, một định hƣớng hoạt động có hiệu quả. Thanh tra nhân dân hiện
nay chƣa phát huy đƣợc vai trò, vị trí của mình, còn bị lu mờ, thậm chí một số nơi các ban thanh tra nhân dân không hoạt động hoặc ngƣợc lại, có những hoạt động vƣợt ra khỏi các quy định của pháp luật, thậm chí có nơi còn có những hành vi quá khích, vi phạm pháp luật.
Đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nƣớc: Do có quá nhiều chức năng, nhiệm vụ trong việc chỉ đạo, điều hành, quản lý nên cũng có trƣờng hợp dễ bỏ qua hoặc xem nhẹ việc giải quyết khiếu nại, thanh tra, kiểm tra, giám sát bảo đảm quyền khiếu nại của công dân. Cũng có những vụ việc mất nhiều thời gian cho việc giải quyết nên thủ trƣởng nhiều cơ quan cũng chƣa tập trung để theo dõi, đôn đốc chu đáo việc thực hiện các quyết định giải quyết. Còn nhiều bất cập trong tổ chức của hệ thống thanh tra, mô hình tổ chức hiện nay vừa tập trung, vừa phân tán. Sự chỉ đạo, điều hành thiếu thông suốt. Một số quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra chƣa hợp lý. Tổ chức thanh tra chuyên ngành còn lộn xộn, thiếu thống nhất. Cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc bảo đảm quyền khiếu nại của công dân chƣa đƣợc đào tạo chính quy, thiếu đồng bộ nên chất lƣợng hoạt động còn yếu kém.
Đối với các toà hành chính thuộc hệ thống tòa án nhân dân: Nhƣ các số liệu về xét xử của Toà hành chính đã nêu ở phần trên cho thấy, việc ngƣời dân lựa chọn cơ chế giải quyết bằng con đƣờng toà án rất ít và chƣa phản ánh đầy đủ tình hình khiếu kiện hiện nay. Toà hành chính kiểm tra, giám sát đối với việc bảo đảm quyền khiếu nại của công dân, việc thực thi pháp luật nói chung và pháp luật về khiếu nại nói riêng thông qua hoạt động xét xử của mình vì