Tổ chức thực hiện pháp luật về khiếu nại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền khiếu nại của công dân trong pháp luật việt nam hiện nay (Trang 62 - 69)

Từ khi thực hiện Luật khiếu nại, tố cáo 1998 đến năm 2004 các cơ quan hành chính nhà nƣớc đã tiếp nhận đƣợc 665.073 vụ việc thuộc thẩm quyền, giải quyết đƣợc 539.432 vụ việc (đạt 81%), trong đó giải quyết đƣợc 453.243 vụ việc khiếu nại [51].

Trong năm 2005, cơ quan hành chính nhà nƣớc các cấp đã tiếp 208.961 lƣợt ngƣời, tiếp nhận 162.056 đơn thƣ; trong đó có 93.243 đơn khiếu nại [ 45].

Trong năm 2006, các cơ quan hành chính nhà nƣớc đã tiếp 327.729 lƣợt ngƣời đi khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong đó có 779 lƣợt đoàn đông ngƣời. Các cơ quan hành chính nhà nƣớc đã giải quyết đƣợc 54.504/65.372 đơn khiếu nại, đạt 83,3% [50].

Nội dung khiếu nại chủ yếu liên quan đến vấn đề đất đai (chiếm khoảng 60% tổng số đơn thƣ), nội dung chủ yếu nhƣ: khiếu nại về giá đền bù khi thu hồi, giải tỏa, đòi lại đất đã đƣa vào tập đoàn sản xuất, đòi lại đất đã giao cho ngƣời khác, khiếu nại đòi nhà cửa, tài sản thuộc diện đƣợc cải tạo do nhà nƣớc quản lý trƣớc đây. Các đoàn đông ngƣời khiếu nại với nội dung chủ yếu liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng khi nhà nƣớc thu hồi đất (giá đền bù thấp, khu tái định cƣ không đảm bảo, đời sống, việc làm khó khăn, không công bằng...).

Công tác giải quyết khiếu nại của các cơ quan tƣ pháp cũng có sự đổi mới về tổ chức và hoạt động, đã nâng cao ý thức trách nhiệm, có nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác này, coi việc giải quyết khiếu nại là một nhiệm vụ trọng tâm, vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài của hoạt động tƣ pháp nên đã có sự chuyển biến. Pháp luật về khiếu nại trong tƣ pháp cũng đã dần đƣợc bổ sung, hoàn thiện tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động giải quyết khiếu nại nên hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại cũng đƣợc nâng

lên. Qua công tác giải quyết khiếu nại đã phát hiện ra nhiều vụ án có vi phạm nghiêm trọng, trên cơ sở đó đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, giải quyết đƣợc các khiếu nại bức xúc, kéo dài, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho ngƣời dân.

Trong 6 năm từ 1999-2004, số lƣợng đơn thƣ khiếu nại mà các ngành tƣ pháp nhận đƣợc là 201.818 khiếu nại. Trong đó ngành công an nhận đƣợc 9.971 đơn, giải quyết đƣợc 9.618 đơn (bình quân đạt 96,5%); ngành Kiểm sát nhận đƣợc 122.441 đơn, giải quyết đƣợc 92.845 đơn (bình quân đạt 76%); ngành toà án nhận đƣợc 57.879 đơn, giải quyết đƣợc 32.364 đơn (bình quân đạt 56%); ngành tƣ pháp nhận đƣợc 12.571 đơn, giải quyết đƣợc 11.550 đơn (bình quân đạt 91,8%); cơ quan tƣ pháp thuộc Bộ quốc phòng nhận 865 đơn, giải quyết đƣợc 809 đơn (bình quân đạt 93,5%) [62].

Trong năm 2006, Viện kiểm sát các cấp đã giải quyết 4.845 vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền. Viện kiểm sát đã kiểm sát việc giải quyết khiếu nại đối với 989 vụ việc [63]. Toà án nhân dân các cấp phải giải quyết khoảng 12000 đơn khiếu nại đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm [56].

Cơ chế giải quyết các vụ án bằng con đƣờng tòa án cũng đƣợc nhân dân chú ý hơn. Năm 2005, hệ thống Tòa hành chính xét xử sơ thẩm 569 vụ, phúc thẩm 411 vụ, giám đốc thẩm 17 vụ; năm 2006, xét xử sơ thẩm 718 vụ, phúc thẩm 370 vụ, giám đốc thẩm 13 vụ.

Về mặt nhận thức của nhà nƣớc và các cán bộ, công chức đã có những chuyển biến rõ rệt về vấn đề quyền khiếu nại của công dân. Sự quan liêu, thiếu trách nhiệm, thờ ơ, vô cảm trƣớc các khiếu kiện của công dân đã có nhiều cải thiện. Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đã có nhiều chuyển biến và ngày càng tiến bộ hơn. Cơ quan chính quyền ở nhiều địa phƣơng đã tập trung chỉ đạo, đề ra nhiều chủ trƣơng, biện pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả hơn. Các tổ chức thanh tra phát huy tốt hơn vai trò

tham mƣu, chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan xem xét, kết luận, kiến nghị giải quyết nhiều vụ việc khiếu kiện bức xúc, tăng cƣờng kiểm tra, đôn đốc, hƣớng dẫn cơ sở giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại.

Trong giải quyết khiếu nại đã bám sát các quy định của pháp luật, tuân thủ pháp luật chặt chẽ hơn, tình trạng phán xét theo ý chí chủ quan của cá nhân đã đƣợc hạn chế hơn.

Vai trò giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại đã thực chất, hiệu quả hơn; do đó đã có tác dụng hạn chế tình trạng thiếu trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh của cấp có thẩm quyền. Đối với những vụ việc phức tạp, những điểm nóng của địa phƣơng, cấp uỷ đảng, chính quyền đã chỉ đạo chặt chẽ, lập đoàn thanh tra đến tận nơi xem xét, kết luận rõ đúng sai, công bố công khai, giải quyết có lý có tình, xử lý nghiêm minh những ngƣời vi phạm. Với những cố gắng đó của địa phƣơng, số vụ việc đƣợc giải quyết dứt điểm nhiều hơn, từng bƣớc hạn chế những vụ khiếu kiện vƣợt cấp lên trên.

Công tác giải quyết khiếu nại, đảm bảo quyền khiếu nại của công dân đƣợc xem xét gắn với công cuộc đấu tranh chống tham nhũng nên đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, qua đó góp phần giữ vững sự ổn định chính trị, xã hội... Đã có sự chuyển biến tích cực về nhận thức và nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc chỉ đạo giải quyết các khiếu nại của công dân, nhất là từ khi Luật khiếu nại, tố cáo đƣợc ban hành.

Công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành và UBND tỉnh về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại đã bám sát với tình hình thực tiễn, có sự tập trung, quyết liệt hơn nên đã giải quyết về cơ bản các khiếu nại của công dân. Phƣơng pháp giải quyết khiếu nại có nhiều đổi mới, phát huy dân chủ, công khai đối thoại với nhân dân. Việc phối hợp giữa các cơ quan hành chính, tƣ pháp trong các vụ việc khiếu nại kéo dài đã bảo đảm cho kết quả

tăng lên rõ rệt. Nhiều vụ việc bức xúc, khiếu kiện đông ngƣời phức tạp đã đƣợc các cấp chính quyền địa phƣơng và các ngành trung ƣơng phối hợp, tập trung xem xét, giải quyết có kết quả hạn chế đƣợc tình trạng khiếu nại tố cáo đông ngƣời diễn ra ngày càng nhiều về số lƣợng, tính chất ngày càng phức tạp. Có những vụ việc đoàn khiếu nại của các xã, các huyện trong tỉnh liên kết với nhau cùng đi khiếu kiện, có biểu hiện của sự liên kết các đoàn khiếu nại giữa các tỉnh với nhau để gây áp lực đối với chính quyền. Trong năm 2006 và 2007 tình hình khiếu nại trên địa bàn cả nƣớc vẫn diễn ra phức tạp, trong đó có nhiều đoàn đông ngƣời ở một số tỉnh nhƣ: Bến Tre, An giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền Giang, Long An, Ninh Bình, Hà Nam, Hải Dƣơng, Hƣng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Nam Định, Hà Tây, Hòa Bình, Quảng Ninh, Hà Nội... đi khiếu nại, tố cáo với thái độ gay gắt, quyết liệt. Một số đoàn đông ngƣời về Hà Nội không vào Trụ sở tiếp công dân của Đảng và Nhà nƣớc mà trƣng băng rôn, khẩu hiệu diễu hành trên đƣờng phố, tập trung trƣớc cửa nhà riêng các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc, trƣớc trụ sở các cơ quan trung ƣơng để đƣa đơn, đòi đƣợc ngƣời đứng đầu các cơ quan trung ƣơng tiếp, giải quyết ngay các vấn đề cụ thể... Nhìn chung, công tác giải quyết khiếu nại đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, về tỷ lệ vụ việc đạt khoảng 80%, về chất lƣợng ngày càng đƣợc nâng cao hơn.

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác giải quyết khiếu nại còn có những hạn chế:

Thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết khiếu nại phân bố quá dàn trải, hầu nhƣ bất kỳ ngành, cấp, cơ quan, đơn vị nào cũng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và việc giải quyết khiếu nại lại chƣa đƣợc các cấp, các ngành quan tâm đầy đủ nên số lƣợng và hiệu quả giải quyết khiếu nại đạt thấp, lƣợng tồn đọng lớn khiến nhân dân oán thán, bất bình là vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội.

Quan hệ phối hợp giữa các cấp, các ngành và đoàn thể có tiến bộ, nhƣng chƣa đáp ứng yêu cầu giải quyết khiếu kiện đặt ra, có không ít vụ việc cách giải quyết còn khác nhau, làm chỗ dựa cho ngƣời đi khiếu kiện kéo dài và cơ quan nhà nƣớc gặp khó khăn trong giải quyết. Còn nhiều ngành, nhiều cấp chƣa thực sự quan tâm và ngại khó trong giải quyết, có biểu hiện đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết. Sự kết hợp giữa các ngành, các cấp, kết hợp các biện pháp hoà giải, hành chính và tƣ pháp chƣa tốt nên hiệu quả giải quyết chƣa cao.

Nhiều vụ việc không đƣợc giải quyết hay việc giải quyết không đúng pháp luật vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Chất lƣợng việc giải quyết khiếu nại còn kém, còn có nhiều quyết định thiếu tính khả thi, không phù hợp với thực tiễn, còn phải sửa đổi nhiều lần. Vẫn còn những trƣờng hợp cán bộ có thái độ vô cảm, bảo thủ, xem thƣờng khiếu kiện của nhân dân, làm cho vụ việc từ đơn giản trở thành phức tạp. Có thể thấy qua một vài con số nhƣ sau: Trong các năm 2002-2004 các khiếu nại đã có quyết định giải quyết cuối cùng nhƣng vẫn có 4666 đơn đề nghị Thủ tƣớng Chính phủ và Thanh tra Chính phủ giải quyết lại vụ việc. Năm 2005 sau khi kiểm tra tại An Giang, Vĩnh Long với những khiếu nại phức tạp cho thấy có 30/68 vụ việc phải giải quyết lại [52]. Năm 2006, phân tích từ 27.667 đơn khiếu nại (tổng hợp từ 20 tỉnh va 2 bộ ngành có thống kê) cho thấy: có 10.798 đơn khiếu nại đúng (chiếm 39%); 6.236 đơn khiếu nại đúng một phần (chiếm 22%) và 10.552 đơn khiếu nại sai (chiếm 38,1%) [50]. Kêt quả trên cho thấy phần lớn khiếu nại của công dân là có cơ sở, chỉ trên 30% là sai hoàn toàn, còn lại là đúng và có yếu tố đúng.

Tình trạng giải quyết không kịp thời, không đúng thời hạn luật quy định diễn ra khá phổ biến. Vụ, việc thuộc thẩm quyền giải quyết của bộ, ngành,

tỉnh còn tồn đọng nhiều nhƣ: Lạng Sơn 120 vụ, Bắc Giang 52 vụ, Quảng Ngãi 93 vụ, Thành phố Hồ Chí Minh 737 vụ... [52].

Quá trình xử lý, giải quyết chƣa thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ dẫn đến giải quyết chƣa công tâm, không kịp thời, dứt điểm…Trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa Luật khiếu nại, tố cáo là luật khung với các luật về nội dung còn mâu thuẫn dẫn đến thiếu thống nhất trong giải quyết.

Công tác tiếp dân còn chƣa đƣợc coi trọng ở một số nơi, còn mang tính hình thức, kém hiệu quả, không gắn với quá trình giải quyết. Chƣa có cơ chế phối hợp tốt giữa các cơ quan có thẩm quyền, giữa trung ƣơng và địa phƣơng, đƣa đến tình trạng đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm khiến dân có khiếu nại phải mất nhiều công sức đến khiếu nại làm giảm lòng tin của nhân dân vào chính quyền.

Hiện tƣợng đơn thƣ tồn đọng và gửi vƣợt cấp lên trên còn nhiều do công dân thiếu sự tin tƣởng vào cơ quan nhà nƣớc cấp dƣới, một số nơi cấp có thẩm quyền chƣa làm hết trách nhiệm xem xét, giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân, có những vụ việc không đƣợc xem xét, giải quyết kịp thời, để cho dân bất bình khiếu nại tràn lan, trở thành những điểm nóng.

Việc giải quyết khiếu nại còn cứng nhắc do giải quyết tính đến tính hợp pháp mà ít quan tâm đến tính hợp lý.

Cơ chế phối hợp giải quyết khiếu nại bằng con đƣờng hành chính và con đƣờng toà án còn kém hiệu quả. Toà hành chính chƣa phát huy đƣợc vai trò của mình thể hiện ở số vụ việc ngƣời dân kiện ra toà là quá ít so với tổng số các vụ việc khiếu nại phải giải quyết bằng con đƣờng hành chính và nhu cầu của nhân dân về giải quyết khiếu nại.

Nhiều tỉnh, thành phố, bộ, ngành, cơ quan Thanh tra chƣa theo dõi nắm bắt đƣợc tình hình khiếu nại, tố cáo phát sinh ở ngành và địa phƣơng mình, nhất là đối với những vụ việc phát sinh tại cơ sở. Công tác thông tin, báo cáo

còn chậm, chất lƣợng còn thấp, số liệu thiếu chính xác, không thống nhất theo hƣớng dẫn của Thanh tra nhà nƣớc, điều đó đã làm khó khăn cho công tác tổng hợp, báo cáo trình Thủ tƣớng Chính phủ để chỉ đạo giải quyết.

Công dân khiếu kiện quyền lợi chính đáng của mình bị thiệt hại, trong quá trình xem xét, giải quyết, các cơ quan nhà nƣớc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, nhƣng chƣa làm tốt công tác tƣ tƣởng cho công dân nên công dân khiếu kiện vẫn chƣa hiểu chính sách, pháp luật, vẫn cho là mình bị thiệt thòi, tiếp tục khiếu kiện nên không chấm dứt đƣợc khiếu kiện và phát sinh khiếu kiện vƣợt cấp. Nhiều vụ việc khiếu kiện kéo dài dai dẳng, gay gắt, mặc dù cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đã hết sức cố gắng trong việc giải quyết, nhƣng không chấm dứt đƣợc, nhất là những vụ việc liên quan đến nhà, đất, chính sách xã hội, đây là những vụ việc do lịch sử để lại quá lâu, thiếu các chứng cứ xác đáng, không kết luận rõ đƣợc đúng sai, không ít vụ việc khiếu kiện ngoài quy định của chính sách, pháp luật, do vậy rất khó khăn cho việc giải quyết. Việc giải quyết khiếu nại có trƣờng hợp còn chạy theo dƣ luận, chƣa thực sự chủ động. Biểu hiện nhƣ: đối với các khiếu nại đã có quyết định giải quyết có hiệu lực pháp luật nhƣng vẫn đƣợc xem xét lại vì ngƣời khiếu nại đi khiếu nại dai dẳng, có nhiều hành động gây áp lực với cơ quan có thẩm quyền, báo chí đề cập đến nhiều... Khi giải quyết nhiều trƣờng hợp mang tính thỏa hiệp để ngƣời khiếu nại không khiếu nại nữa. Trong khi đó nhiều trƣờng hợp cũng có sự oan ức nhƣng ngƣời khiếu nại tuân thủ luật khiếu nại, không khiếu nại dai dẳng, chống đối thì không đƣợc xem xét.

Về phía công dân, nhiều ngƣời do không hiểu chính sách, pháp luật, khiếu kiện thiếu căn cứ, ngoài quy định của pháp luật nhƣng cố tình đeo bám dai dẳng, thái độ gay gắt, cố chấp đƣợc thua, do bất mãn, thù oán, đố kỵ cá nhân, quá khích, hoặc cố tình không chấp hành quyết định giải quyết đúng chính sách, pháp luật làm cho khiếu kiện không dứt điểm đƣợc. Nhiều đối

tƣợng đi khiếu nại có hành vi không tôn trọng pháp luật, làm ảnh hƣởng đến công tác và sinh hoạt bình thƣờng của cơ quan nhà nƣớc.

Nhiều quyết định giải quyết có hiệu lực pháp luật nhƣng cơ quan ra quyết định và cơ quan có liên quan thiếu trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện hoặc không có biện pháp hữu hiệu để thực hiện quyết định giải quyết, làm giảm hoặc hạ thấp hiệu lực của bộ máy nhà nƣớc.

Công tác giải quyết khiếu nại tƣ pháp cũng còn có những hạn chế: việc tiếp dân có nơi còn chƣa đƣợc coi trọng đúng mức, việc giải quyết khiếu nại trong một số trƣờng hợp còn chƣa đảm bảo thời gian, chất lƣợng giải quyết khiếu nại còn chƣa cao, chƣa có đƣợc sự đồng thuận của ngƣời khiếu nại nên tình hình khiếu nại của ngành tƣ pháp vẫn còn gay gắt, phức tạp và không có biểu hiện giảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền khiếu nại của công dân trong pháp luật việt nam hiện nay (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)