Nâng cao chất lƣợng giải quyết khiếu nại một nội dung trọng tâm để bảo đảm quyền khiếu nại của công dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền khiếu nại của công dân trong pháp luật việt nam hiện nay (Trang 96 - 100)

tâm để bảo đảm quyền khiếu nại của công dân.

3.3.3.1. Hoàn thiện hệ thống cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại:

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đƣợc giao cho các cơ quan chủ yếu: cơ quan hành chính nhà nƣớc và tòa hành chính giải quyết các khiếu nại hành chính; các cơ quan tƣ pháp giải quyết các khiếu nại tƣ pháp.

Hệ thống cơ quan hành chính nhà nƣớc: là cơ quan chủ yếu có thẩm quyền giải quyết khiếu nại nên cần đƣợc tổ chức khoa học trên cơ sở chức năng quản lý của mình. Hiện nay cơ quan hành chính nhà nƣớc đang đƣợc tổ chức theo 4 cấp hành chính: trung ƣơng, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Trên cơ sở đó nhiệm vụ giải quyết khiếu nại đƣợc ghi nhận theo lãnh thổ quản lý; việc đổi mới hệ thống cơ quan này để đảm bảo nhiệm vụ giải quyết khiếu nại phải căn cứ trên việc phân cấp chức năng quản lý đảm bảo sự thống nhất, tránh chồng chéo.

Các tổ chức thanh tra đƣợc tổ chức thành thanh tra hành chính có chức năng tham mƣu giúp Thủ trƣởng cơ quan quản lý có thẩm quyền chung (Chính phủ và UBND các cấp) trong việc giải quyết khiếu nại và tổ chức thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm giúp thủ trƣởng cùng cấp giải quyết khiếu nại thuộc ngành, lĩnh vực quản lý. Tuy là một cơ quan không có thẩm quyền giải quyết khiếu nại (ngoại trừ Tổng thanh tra Chính phủ có một số thẩm quyền) nhƣng với chức năng thẩm tra, xác minh, kết luận và kiến nghị, thì kết quả hoạt

động của thanh tra có tầm quan trọng đối với kết quả hoạt động giải quyết khiếu nại, do đó việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của cơ quan

thanh tra là một giải pháp quan trọng để đảm bảo quyền khiếu nại của công dân.

Trên cơ sở việc tổ chức giải quyết khiếu nại hiện nay, mô hình tổ chức thanh tra phải đổi mới theo huớng tinh gọn, có hiệu lực, thực quyền, đảm bảo tính độc lập, thống nhất trong hoạt động cũng nhƣ kết luận, xử lý. Phân định rõ loại hình thanh tra để quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho phù hợp với từng loại hình thanh tra, quy chế phối hợp giữa các loại hình thanh tra, tránh tình trạng chồng chéo chức năng, hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Tăng cƣờng chức năng quản lý nhà nƣớc về công tác thanh tra, giải

quyết khiếu nại, coi nhiệm vụ thanh tra trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nƣớc trong việc thực thi pháp luật về khiếu nại. Cụ thể nhƣ sau:

Tổ chức các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính (thanh tra hành chính) và theo ngành, lĩnh vực (thanh tra chuyên ngành):

Thanh tra hành chính đƣợc tổ chức theo cấp hành chính bao gồm: thanh tra chính phủ, thanh tra cấp tỉnh, thanh tra cấp huyện. Thanh tra cấp xã không thành lập mà do Ủy ban Nhân dân cấp xã đảm nhiệm.

Thanh tra chuyên ngành bao gồm: thanh tra bộ, thanh tra của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh (thanh tra sở). Mỗi bộ chỉ thành lập một cơ quan thanh tra, không thành lập ở các cục thuộc bộ. Thanh tra sở chỉ thành lập ở một số sở giúp UBND tỉnh quản lý nhà nƣớc về ngành, lĩnh vực có tác động sâu sắc đến các hoạt động kinh tế xã hội và đời sống nhân dân. Thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại thuộc ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.

Hệ thống tòa hành chính:- Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Toà hành chính đảm bảo thực hiện tốt chức năng là một cơ chế để giải quyết khiếu nại hành chính nhanh, gọn, chính xác và hiệu quả.

3.3.3.2. Nâng cao năng lực và đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là các cán bộ, công chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến việc bảo đảm quyền khiếu nại của công dân là một giải pháp có tính chất quyết định.

Với quan điểm “trăm quan là nguồn gốc của trị loạn, quan có đức, có tài nhậm chức thì trị, quan không có đức, bất tài nhậm chức thì loạn”, các đời Vua anh minh của nền phong kiến Việt Nam đều rất chú trọng đến đội ngũ quan lại nhất là những quan lại làm công tác thanh tra.

Trong giai đoạn hiện nay, khi xây dựng một nhà nƣớc pháp quyền dân chủ, một nhà nƣớc phục vụ thì việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đạo đức, có năng lực là một vấn đề cực kỳ quan trọng.

Trƣớc hết, phải xác định rằng: giữa đạo đức và năng lực không thể nói cái nào quan trọng hơn. Một cán bộ, công chức nhà nƣớc phải có cả đạo đức và năng lực, nhƣ Bác Hồ đã nói: "có tài mà không có đức là ngƣời vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó". Năng lực là yếu tố có thể đánh giá đƣợc thông qua thi tuyển, thông qua công việc; đạo đức là yếu tố khó đánh giá hơn, cần thời gian lâu hơn nhƣng vẫn là yếu tố có thể đánh giá đƣợc. Đạo đức của công chức có thể đánh giá qua các mối quan hệ, qua việc thực hiện nhiệm vụ, chức trách nhƣ vi phạm pháp luật, vô trách nhiệm, vô cảm, quan liêu, cơ hội... Đối với những công chức đạo đức không tốt cần có các biện pháp nghiêm minh để xử lý, thậm chí thải loại ra khỏi bộ máy nhà nƣớc. Tuy nhiên, bên cạnh việc tuyển chọn ngƣời có đạo đức vào bộ máy nhà nƣớc còn cần có cơ chế giám sát tốt, chế tài xử lý nghiêm minh, mức thu nhập cao để cán bộ, công chức muốn tận tâm với công việc và phải tận tâm với công việc.

Xây dựng Luật về công chức, công vụ trong đó quy định các tiêu chuẩn căn bản về năng lực và đạo đức; quy định rõ quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm cũng nhƣ các điều kiện đảm bảo cho việc thực thi công vụ của công chức; công chức chỉ đƣợc làm những gì pháp luật cho phép, công chức phải có bổn phận phục vụ nhân dân, những ràng buộc nhất định trong hoạt động công vụ của công chức. Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao từng cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo đảm quyền khiếu nại của công dân cần quy định thêm những tiêu chuẩn năng lực, phẩm chất đạo đức cần thiết phù hợp với tính chất công việc của mình.

Hoàn thiện hệ thống ngạch, bậc, chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn của từng đối tƣợng công chức, chế độ thi tuyển, bổ nhiệm, quy chế đánh giá, khen thƣởng, kỷ luật công chức, cơ chế thƣòng xuyên đƣa ra khỏi bộ máy nhà nƣớc những cán bộ, công chức không đủ năng lực trình độ, vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và tiếp nhận, trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ cao và đạo đức tốt.

Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức của các cơ quan quản lý cán bộ, công chức, nâng cao khả năng, trình độ và nhất là phẩm chất khách quan, công tâm, không vụ lợi của những ngƣời làm công tác tổ chức cán bộ, đảm bảo sử dụng, lựa chọn đúng cán bộ, thực hiện tốt, hiệu quả luân chuyển, phân cấp quản lý cán bộ, công chức ở các cấp.

Công tác bảo vệ pháp luật là một hoạt động có tính đặc thù, phức tạp; hoạt động bảo đảm quyền khiếu nại của công dân là hoạt động khó, nhiều va chạm, đòi hỏi ngƣời cán bộ phải hết sức công tâm, bản lĩnh vững vàng, tính đấu tranh cao...; vì thế phải có chế độ tiền lƣơng hợp lý và chính sách đãi ngộ thỏa đáng tƣơng ứng với tăng trƣởng kinh tế và mức tăng thu nhập trong xã hội đảm bảo đời sống cho cán bộ, công chức và thu hút đƣợc ngƣời có đủ phẩm chất, năng lực vào công tác.

Tính chất phức tạp của công việc này cũng đòi hỏi phải có chế tài xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm, trong sạch hóa đội ngũ cán bộ, đảm bảo sử dụng đúng ngƣời, đúng việc tạo động cơ phấn đấu lành mạnh cho đội ngũ cán bộ; đồng thời cũng có chính sách bảo vệ cán bộ, công chức trƣớc những nguy cơ phát sinh từ nghề nghiệp.

Có chính sách đào tạo, bồi dƣỡng để cán bộ, công chức cập nhật đƣợc những kiến thức mới, tiên tiến, phƣơng pháp làm việc hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền khiếu nại của công dân trong pháp luật việt nam hiện nay (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)