Quan điểm tăng cƣờng hoạt động bảo đảm quyền khiếu nại của công dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền khiếu nại của công dân trong pháp luật việt nam hiện nay (Trang 82 - 85)

đƣợc nhà nƣớc quan tâm tâm thỏa đáng, kịp thời. Việc ngƣời dân bỏ địa phƣơng, công việc, gia đình để tập trung tại các cơ quan nhà nƣớc ở tỉnh, ở trung ƣơng, nhà riêng các đồng chí lãnh đạo đòi hỏi phải đối thoại trực tiếp về các khiếu nại của mình là những báo động đòi hỏi nhà nƣớc cần phải có một hệ thống chính sách đồng bộ, phù hợp, những biện phát tốt hơn để bảo đảm quyền khiếu nại của công dân.

Trong khi đó, xã hội ngày càng phát triển với ngày càng nhiều quan hệ phát sinh giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với nhà nƣớc, đòi hỏi sự điều chỉnh của nhà nƣớc trong việc giải quyết những mâu thuẫn giữa nhu cầu mới nảy sinh và khả năng hiện có của xã hội; đó là những mầm mống tiềm ẩn phát sinh khiếu nại.

Vì thế, tăng cƣờng việc bảo đảm quyền khiếu nại của công dân là một yêu cầu khách quan đặt ra.

3.2. Quan điểm tăng cƣờng hoạt động bảo đảm quyền khiếu nại của công dân. công dân.

Tăng cường hoạt động bảo đảm quyền khiếu nại của công dân phải dựa trên nhận thức đúng về mối quan hệ giữa nhà nước và công dân.

Quan hệ giữa nhà nƣớc và công dân là mối quan hệ cơ sở, thể hiện bản chất nhà nƣớc, xác lập nên cách thức tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc. Nhận thức đúng mối quan hệ này có ý nghĩa chỉ đạo việc ghi nhận, xây dựng và hoàn thiện các bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân nói chung và quyền khiếu nại của công dân nói riêng.

Mối quan hệ giữa nhà nƣớc và công dân trong nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa là mối quan hệ thống nhất về quyền và nghĩa vụ pháp lý. Các cơ quan nhà nƣớc, công chức nhà nƣớc với tƣ cách là một bên chủ thể trong

các quan hệ với bên kia là công dân đều có quyền và những nghĩa vụ pháp lý nhất định. Nhà nƣớc coi các quyền của công dân là nghĩa vụ pháp lý của mình mà các cơ quan nhà nƣớc, công chức nhà nƣớc có trách nhiệm thực hiện và ngƣợc lại với công dân cũng phải thự hiện các nghĩa vụ do nhà nƣớc quy định.

Bảo đảm quyền khiếu nại của công dân ở nƣớc ta phải hƣớng đến mục tiêu xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Bản chất của nhà nƣớc đó đƣợc hiểu trên 2 khía cạnh:

Thứ nhất, Nhà nƣớc là một tổ chức công quyền, thực hiện quyền lực do nhân dân giao cho, nhà nƣớc quản lý xã hội bằng pháp luật.

Thứ hai, Nhà nƣớc là một tổ chức sinh ra để phục vụ xã hội, Nhà nƣớc phải đảm bảo cho các giá trị dân chủ, tiến bộ đƣợc thừa nhận và đảm bảo thực hiện.

Nhƣ vậy, trong mối quan hệ giữa nhà nƣớc và công dân, công dân luôn là chủ thể chiếm ƣu thế so với nhà nƣớc, nhà nƣớc ra đời và tồn tại là để phục vụ, bảo vệ lợi ích chính đáng cho các công dân của mình. Mối quan hệ này đòi hỏi:

Các hoạt động của nhà nƣớc nói chung và các hoạt động liên quan trực tiếp đến quyền khiếu nại phải hƣớng tới mục tiêu bảo đảm quyền khiếu nại của công dân.

Nhà nƣớc có trách nhiệm bảo đảm quyền khiếu nại của công dân trên mọi phƣơng diện: pháp lý, kinh tế, chính trị.... để nhân dân có thể thực hiện quyền khiếu nại nếu muốn. Công khai, minh bạch các chính sách, pháp luật và các công việc của nhà nƣớc là biện pháp quan trọng để bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng, là điều kiện để công dân thực hiện quyền khiếu nại chính đáng và đúng pháp luật.

Hạn chế phát sinh khiếu nại không đồng nghĩa với bảo đảm quyền khiếu nại của công dân, mà cần phải làm sao để nhân dân không muốn khiếu nại, khi khiếu nại thì phải đƣợc giải quyết thỏa đáng.

Tuy nhiên, công dân cũng có nghĩa vụ phải tuân thủ các quy định của pháp luật về khiếu nại, không đƣợc lợi dụng quyền khiếu nại phục vụ các mục đích không hợp pháp khác.

Tăng cường hoạt động bảo đảm quyền khiếu nại của công dân phải tiến hành đồng thời với quá trình dân chủ hóa.

Dân chủ hóa đời sống xã hội đang trở thành xu hƣớng phát triển của thế giới, là mục tiêu, động lực đổi mới và phát triển của nhà nƣớc ta. Dân chủ hóa để thực hiện dân chủ, xác lập quyền làm chủ của nhân dân. Bảo đảm quyền khiếu nại của công dân là một nội dung của dân chủ, có mục tiêu là dân chủ, đồng thời là một con đƣờng để thực hiện và xây dựng nền dân chủ. Ngƣợc lại, dân chủ hóa có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy việc bảo đảm quyền khiếu nại của công dân. Giữa dân chủ hóa và bảo đảm quyền khiếu nại của công dân có mối quan hệ biện chứng, quan hệ giữa cái chung và cái riêng, vì vậy bảo đảm quyền khiếu nại của công dân phải tiến hành đồng thời với quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội.

Tăng cường hoạt động bảo đảm quyền khiếu nại của công dân phải đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Bảo đảm quyền khiếu nại của các công dân phải đặt trong mối quan hệ hài hoà với quyền và lợi ích chung của xã hội và của cá nhân công dân khác, do đó đòi hỏi phải nằm trong những khung khổ nhất định. Trong hoạt động bảo đảm quyền khiếu nại, các cơ quan nhà nƣớc và công chức nhà nƣớc phải tuân thủ pháp luật và tạo điều kiện cho các công dân làm đúng pháp luật về khiếu nại và công dân phải nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật khiếu nại đồng thời phải xác định trách nhiệm của mình với việc kiểm tra, giám sát việc thi

hành pháp luật, thực thi nhiệm vụ của các cơ quan, công chức nhà nƣớc, có trách nhiệm đấu tranh với các tiêu cực thông qua việc sử dụng quyền khiếu nại.

Tăng cƣờng pháp chế là điều kiện tối ƣu quan trọng để bảo đảm các quyền công dân nói chung và quyền khiếu nại của công dân nói riêng, nhất là trong giai đoạn hiện nay.

Tăng cường hoạt động bảo đảm quyền khiếu nại của công dân phải phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam.

Bảo đảm quyền khiếu nại của công dân đƣợc hiểu trên rất nhiều mặt: bảo đảm pháp lý, bảo đảm chính trị, bảo đảm kinh tế, bảo đảm về tổ chức thực tiễn, bảo đảm về văn hóa, xã hội... Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt đƣợc những tiến bộ đáng kể trong việc bảo đảm quyền khiếu nại của công dân, nhƣng dù muốn hay không cũng còn tồn tại nhiều hạn chế và có những hạn chế chƣa thể khắc phục đƣợc ngay lập tức, vì nó là kết quả của cơ sở kinh tế - xã hội, điều kiện lịch sử cụ thể...

Tăng cƣờng bảo đảm quyền khiếu nại của công dân phải đƣợc xem xét từ nhiều góc độ, trên cơ sở thực tế của xã hội nhƣ: truyền thống văn hóa, trình độ dân trí, điều kiện kinh tế, thể chế chính trị, độ hoàn thiện của pháp luật hiện hành... Vì thế, bảo đảm quyền khiếu nại của công dân đòi hỏi phải có bƣớc đi phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn sao cho đảm bảo đƣợc sự hài hòa giữa lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân, giữa phát triển và tiến bộ xã hội, từng bƣớc thể chế hóa đƣợc những tiến bộ trong các hệ thống pháp luật của thế giới nhƣng vẫn phù hợp với đặc điểm phát triển riêng của dân tộc...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền khiếu nại của công dân trong pháp luật việt nam hiện nay (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)