2.3. Thực tiễn thi hành chế độ tử tuất tại tỉnh Nghệ An
2.3.3. Nhận xét chung về thực thi chế độ tử tuất trên địa bàn tỉnh Nghệ An
2.3.3.1. Những thành công đã đạt được
Chế độ tử tuất mang trong nó ý nghĩa với những đặc thù riêng, và đây chính là những thuận lợi riêng biệt, là động lực để người lao động tham gia BHXH một cách tích cực, giúp cho quá trình thực hiện chế độ tử tuất đem lại hiệu quả cao, những thuận lợi đó là:
Thứ nhất, việc giải quyết và chi trả chế độ cho đối tượng hưởng chế độ tử tuất đã được thực hiện kịp thời, đúng đối tượng, đúng mức hưởng. Với việc quy định cụ thể hồ sơ, trách nhiệm và thời hạn giải quyết các chế độ BHXH, trong đó có chế độ tử tuất đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng hưởng và cơ quan BHXH thống nhất thực hiện trên phạm vi toàn quốc. Các quy định về trình tự, quy trình giải quyết chế độ tử tuất đã từng bước được hoàn thiện theo hướng tinh giản, phù hợp, thuận tiện cho đối tượng. Việc giải quyết chế độ tử tuất được áp dụng cơ chế “một cửa liên thông”, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng khi nộp hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ. Việc phối hợp với hệ thống bưu điện thông qua các bưu cục đến tận xã, phường, thôn nhằm hỗ trợ cho lực lượng cán bộ BHXH mới chỉ phân bố đến các huyện mang đến nhiều lợi ích, nhất là đối với các đối tượng sinh sống ở các vùng sâu vùng xa, thôn bản khó khăn.
Công tác chi trả chế độ tử tuất đã mang tính ổn định, nề nếp. Với mục tiêu ngày càng phục vụ tốt hơn và đảm bảo chi đúng, đủ, kịp thời, thuận tiện cho người thụ hưởng, đa dạng hóa các hình thức chi trả như chi trả trực tiếp, thông qua đại diện chi trả cấp xã, qua hệ thống bưu điện, tài khoản cá nhân… Nhờ đó mà các chế độ BHXH, trong đó có chế độ tử tuất được giải quyết kịp thời, đúng quy định.
Thứ hai, công tác đảm bảo nguyên tắc đóng - hưởng trong việc thực hiện chế độ tử tuất. Luật BHXH 2014 ra đời với nhiều quy định được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn yêu cầu đặt ra, chế độ tử tuất có nhiều quy định theo hướng có lợi hơn cho thân nhân của người lao động như các quy định về tăng mức hưởng chế độ trợ cấp tiền tuất hằng tháng, tăng mức hưởng chế độ trợ cấp tiền tuất một lần và không khống chế mức tối đa được hưởng chế độ, do vậy số người được giải quyết chế độ tuất có xu hướng ngày càng tăng lên theo từng năm, với quy định như vậy Luật BHXH đã và đang ngày càng làm tốt
hơn sứ mệnh cao cả của mình đó là đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo quyền lợi cho cả người tham gia BHXH và thân nhân của người tham gia BHXH.
Thứ ba, cùng với sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ BHXH tỉnh Nghệ An, phạm vi và mức độ bao phủ BHXH tới mọi người dân ngày càng được mở rộng. Điều này, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chế độ tử tuất được nhiều hơn, đảm bảo sự tăng trưởng đều của quỹ thành phần hưu trí và tử tuất.Với những quy định mới về mở rộng đối tượng tham gia BHXH, đối tượng thụ hưởng chế độ tử tuất cũng theo đó được mở rộng hơn, quy định cụ thể hóa trong Luật đối tượng là người quản lý doanh nghiệp và người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương, bổ sung đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là lao động ký kết hợp đồng lao động dưới 03 tháng, sửa đổi theo hướng không quy định giới hạn trần tuổi tham gia BHXH tự nguyện, từ đó thúc đẩy mục tiêu an sinh xã hội, góp phần vào việc ổn định đời sống xã hội, giảm thiểu hệ lụy từ các tệ nạn xã hội.
Thứ tư, Luật BHXH được ban hành kèm theo các văn bản hướng dẫn thi hành cần thiết đã quy định rất rõ ràng và chi tiết về các điều kiện của đối tượng thụ hưởng, mức hưởng, thời gian hưởng,... theo sự phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội hiện tại của đất nước, áp dụng được trong mọi trường hợp có thể xảy ra, tránh được tối đa các bất cập và rắc rối, tạo sự trôi chảy trong giải quyết chế độ tử tuất ở mọi vùng, miền khác nhau trên đất nước. Đối với những vướng mắc trong quá trình giải quyết chế độ, BHXH Nghệ An đã kip thời đề xuất phương án xử lý trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm hoặc có các văn bản xin ý kiến chỉ đạo của cơ quan cấp trên nhằm bảo đảm tối đa quyền lợi của người tham gia và đối tượng thụ hưởng, gây dựng lòng tin trong nhân dân về một nền an sinh xã hội vững mạnh, dân chủ.
Thứ năm, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao hơn, vì vậy sự hiểu biết về chính sách của chế độ tử tuất ngày càng được nâng cao và theo hướng
mở rộng hơn. Dân số nước ta hiện nay đang là dân số vàng, quy mô người lao động lớn chiếm khoảng 68% dân số cả nước, trong đó những người lao động phải đóng BHXH bắt buộc chiếm tỷ lệ tương đối lớn, do vậy việc thực hiện chế độ tử tuất cũng theo đó tăng lên, tỷ lệ hỗ trợ kịp thời và đầy đủ các đối tượng thụ hưởng cũng tăng lên.
2.3.3.2. Những hạn chế trong quá trình thực hiện chế độ tử tuất
Sau nhiều lần sửa đổi và đi vào thực hiện trong thực tiễn, Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành chính sách BHXH nói chung và các quy định về chế độ tử tuất đi vào cuộc sống, phát huy tính tích cực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động, người hưởng chính sách BHXH. Bên cạnh những mặt đã làm được, trong quá trình thực hiện các quy định về pháp luật BHXH nói chung, quy định về chế độ tử tuất nói riêng còn bộc lộ những hạn chế, bất cập. Cụ thể là những hạn chế như sau:
Một là, việc nắm bắt, quản lý đối tượng thuộc diện hưởng chế độ tử tuất chưa chặt chẽ. Việc xác minh các đối tượng thụ hưởng chế độ tử tuất là thân nhân của người lao động theo đúng quy định của pháp luật cần nhiều giấy tờ xác nhận, thủ tục rườm rà và chi phí cho hoạt động của bộ máy theo đó tăng lên.
Nằm chung trong hạn chế về quản lý đối tượng BHXH, việc nắm bắt, cập nhật thông tin, quản lý đối tượng thuộc diện hưởng chế độ tử tuất, đặc biệt là đối với chế độ mai táng phí và tuất hàng tháng ở Nghệ An còn nhiều hạn chế, chưa kịp thời. Một trong những đặc điểm của hai loại chế độ này là cần xác định thời điểm người lao động, người thụ hưởng chế độ BHXH chết; thời điểm con (con đẻ, con nuôi) của người lao động, người thụ hưởng chế độ BHXH đang trong độ tuổi đi học. Tuy nhiên, việc cập nhật thời điểm chết của người lao động, người thụ hưởng chế độ BHXH phụ thuộc vào giấy chứng tử
do UBND cấp xã cấp mà cơ quan BHXH chưa có sự chủ động rà soát, nắm số liệu thông tin, dẫn đến việc phụ thuộc vào thời điểm thân nhân nộp đủ hồ sơ, giấy tờ khi nào thì giải quyết chế độ mai táng phí lúc đó. Trong thực tế, nhiều trường hợp, do điều kiện khách quan, Nghệ An là địa bàn có diện tích rộng, có những vùng giao thông không thuận lợi như các huỵen miền núi, mật độ dân số thưa chủ yếu là người các dân tộc thiểu số không nắm vững các chế độ chính sách, người hưởng chế độ BHXH đã chết từ lâu nhưng xin giấy chứng tử chậm, kéo theo làm hồ sơ đề nghị hưởng chế độ tử tuất chậm, gây thiệt thòi cho đối tượng. Hoặc trên địa bàn tỉnh đã xảy ra một số trường hợp kê khai sai ngày chết nhằm trục lợi quỹ BHXH nhưng hiện nay để kiểm soát vấn đề này vẫn chủ yếu dựa vào công tác hậu kiểm, thấy nghi ngờ mới tiến hành kiểm tra, xác minh. Hay đối với chế độ trợ cấp tuất hàng tháng, việc yêu cầu thân nhân cung cấp giấy chứng nhận đang trong thời gian đi học của nhà trường đối với con của người lao động, người thụ hưởng chế độ BHXH không thể thực hiện hàng tháng nên nhiều trường hợp, đối tượng là con dưới 18 tuổi nghỉ học nhưng vẫn được hưởng trợ cấp hàng tháng. Chính vì thụ động trong quản lý, cập nhật diễn biến của thân nhân đối tượng đã dẫn đến nhiều vi phạm trong thực hiện chế độ tử tuất.
Hai là, việc giải quyết chế độ, chính sách, trong đó có chế độ tử tuất của cơ quan BHXH theo quy định đã được quy định ngắn gọn, cụ thể, tạo điều kiện cho người dân dễ dàng thực hiện, mà vẫn đảm bảo minh bạch trong quá trình thực hiện tuy nhiên thực tế việc giải quyết chế độ chính sách lại căn cứ trên tờ khai do thân nhân người chết cung câp và chính quyền địa phương chỉ xác nhận chữ ký của người khai nhưng không xác nhận về nội dung họ kê khai vì vậy gây rất nhiều khó khăn cho phía cơ quan BHXH khi thực hiện thẩm định hồ sơ do không có căn cứ xác định tính chính xác của những nội dung được kê khai. Đây được xem là một trong những khó khăn lớn nhất
trong việc giải quyết chế độ tử tuất đảm bảo tính minh bạch, đúng người, đúng chế độ. Mặt khác, nhằm đảm bảo tính chính xác của các hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ, cơ quan BHXH có quyền được tiến hành thẩm tra, xác minh lại các nội dung mà đối tượng kê khai, tuy nhiên việc xác minh cần nhiều sự phối hợp của các bên thứ ba như: chính quyền địa phương nơi cư trú, công an địa phương và gia đình của người chết vì vậy quá trình giải quyết gặp không ít khó khăn dẫn đến tình trạng ách tắc hồ sơ, gây chậm giải quyết chế độ chính sách cho đối tượng.
Ba là, hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật chế độ tử tuất còn chưa mang lại hiệu quả cao. Thực tế, khi được hỏi về chế độ tử tuất, có rất nhiều người lao động chưa hiểu, chưa nghe tới, hoặc chưa nắm rõ về vấn đề này, do vậy có thể nói hạn chế lớn nhất ở đây chính là việc tuyên truyền các quy định pháp luật về chế độ tử tuất mới chỉ dừng lại ở việc lồng ghép với các chế độ BHXH khác mà người lao động cảm thấy quen thuộc hơn như chế độ thai sản, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí,... do vậy việc mang chính sách của chế độ tử tuất tới người dân chưa đạt được hiệu quả cao nhất; nội dung tuyên truyền chưa đa dạng, phong phú. Đặc biệt là đối với các quy định về BHXH tự nguyện triển khai còn chậm, chưa đồng đều tại các địa phương, thiếu các hình thức tuyên truyền phù hợp, đặc biệt là khu vực nông thôn, làng nghề, dịch vụ. Điều này dẫn đến việc số đông người lao động, người dân chưa được tiếp cận, chưa hiểu rõ các quy định pháp luật về chế độ tử tuất, gây nên sự hoài nghi về các chế độ khi tham gia BHXH, mặt khác cũng dẫn đến sự thiệt thòi cho đối tượng thụ hưởng vì sự thiếu hiểu biết về pháp luật BHXH.
Bốn là, điều kiện thu nhập thấp và không ổn định của từng lao động và điều kiện kinh tế của tỉnh là rất khác nhau, do vậy hiện nay người lao động tham gia loại hình BHXH bắt buộc chiếm phần đông, ngoài thực hiện chỉ tiêu
giải quyết chế độ tuất cho người lao động tham gia loại hình BHXH bắt buộc, thì đẩy mạnh giải quyết chế độ tuất cho người lao động tham gia loại hình BHXH tự nguyện là rất khó. Đây là khiếm khuyết lớn trong thực hiện chế độ tử tuất, dẫn đến mức độ bao phủ chưa cao. Mặt khác, độ chênh lệch về điều kiện hưởng của chế độ trợ cấp mai táng giữa BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện còn sự phân biệt rất lớn, điều kiện người lao động đóng BHXH bắt buộc là đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên, trong khi người lao động đóng BHXH tự nguyện phải từ đủ 60 tháng trở lên, dẫn đến sự e ngại của người lao động đối với chính sách BHXH về chế độ tử tuất, khiến cho tỷ lệ người lao động tham gia đóng BHXH tự nguyện sẽ có tâm lý dè dặt và xem xét cân nhắc lại khi quyết định tham gia BHXH tự nguyện.
Năm là, quy định về mức hưởng tiền tuất hằng tháng đối với thân nhân người lao động còn quá thấp để đảm bảo được cuộc sống tối thiểu, Theo quy định của Luật BHXH thì mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở, trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở. Với quy định như vậy, so với giá cả thị trường hiện nay thì số tiền này là quá ít ỏi, không thể đảm bảo được cuộc sống tối thiểu cho một con người. Hiện nay mức thu làm căn cứ đóng BHXH được quy định phải lớn hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu vùng nhằm đảm bảo chế độ cho người lao động, tuy nhiên mức hưởng hàng tháng của chế độ tử tuất vẫn được áp dụng chung cho tất cả vùng miền trong các nước. Điều này cũng gây không ít thắc mắc cho người thụ hưởng về việc đảm bảo quyền lợi của họ nếu lựa chọn (hoặc có đối tượng bắt buộc phải hưởng hàng tháng) đề nghị hưởng chế độ tuất hàng tháng.
* Nguyên nhân của các hạn chế, bất cập về chế độ tử tuất
Hệ thống văn bản pháp luật về BHXH nói chung, quy định về chế độ tử tuất nói riêng còn một số bất cập, thiếu đồng bộ, thống nhất và tính khả thi
xuất phát từ nguyên nhân cơ bản là sự phát triển đa dạng luôn luôn biến động của nền kinh tế- xã hội, khiến cho Luật BHXH chỉ phù hợp với từng giai đoạn, ngoài ra cần phải nhắc đến một nguyên nhân nữa đó là tư duy chủ quan của người làm luật, chưa chú trọng vào việc xem xét, nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan để tránh chồng chéo, mâu thuẫn.
Khả năng nhận thức của một bộ phận người dân còn yếu, chưa hiểu được những chính sách ưu việt của chế độ tử tuất đem lại cho mình, kèm theo điều kiện kinh tế của gia đình đại đa số còn ở mức độ thấp, trình độ dân trí không đồng đều có khoảng cách lớn giữa miền núi vùng sâu vùng xa, nông thôn và thành thị, do vậy bước đầu người dân chưa thấy hết được những lợi ích mà chế độ tử tuất mang lại.
Nhận thức của một bộ phận NLĐ, NSDLĐ về chế độ BHXH còn hạn chế, dẫn đến tư tưởng trốn đóng BHXH hoặc không tự nguyện tham gia BHXH, do đó, quỹ BHXH ảnh hưởng. Một số đối tượng do hiểu biết pháp luật còn hạn chế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện chế độ tử tuất trong thực tế.
Bộ máy quản lý nhà nước về BHXH, cơ quan BHXH ở trung ương và địa phương còn thiếu, trình độ của cán bộ làm công tác BHXH còn hạn chế. Công tác thanh tra, kiểm tra về BHXH nói chung, trong đó có chế độ tử tuất thuộc BHXH còn ít về số lượng, chất lượng chưa sâu, nhiều địa phương chưa được quan tâm, thực hiện đúng mức, khiến cho tình trạng vi phạm về việc thực hiện các quy định về chế độ tử tuất chưa được kịp thời chấn chỉnh. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước về BHXH, cơ quan BHXH với chính quyền địa phương, các tổ chức, cơ quan liên quan trong quản lý đối tượng, thực hiện chế độ, dẫn đến việc thiếu thông tin, tạo cơ hội cho nhiều hành vi vi phạm về thực hiện chế độ được thực hiện.
Một khó khăn nữa trong việc thực hiện chế độ tử tuất đó là, trong tiềm