Những yêu cầu đặt ra cần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ tử tuất trong luật bảo hiểm xã hội năm 2014 từ thực tiễn tỉnh nghệ an (Trang 76 - 80)

BÀN TỈNH NGHỆ AN

3.1. Những yêu cầu đặt ra cần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ tử tuất chế độ tử tuất

Yêu cầu về hoàn thiện pháp luật BHXH, trong đó có chế độ tử tuất đã được đặt ra trên cơ sở những định hướng, chủ trương, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước: BHXH là trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội của quốc gia. Chính sách an sinh xã hội nói chung và chính sách BHXH nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước chú trọng phát triển trên cơ sở phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phải đảm bảo sự định hướng của Đảng trong quá trình hoàn thiện pháp luật về BHXH, về chế độ tử tuất. Việc ban hành và thực thi các văn bản pháp luật điều chỉnh mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội được thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. Đường lối chính sách của Đảng giữ vai trò chỉ đạo đối với việc xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật. Vì thế, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật chế độ tử tuất phải quán triệt quan điểm của Đảng thể hiện qua đường lối, chính sách đảm bảo tính hiệu quả cảu quá trình điều chỉnh pháp luật đối với BHXH. (12)

Chiến lược tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã đặt mục tiêu: “Phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả. Phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm như BHXH, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp... Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để NLĐ tiếp cận và tham gia các loại hình bảo hiểm.” (6)

xã hội giai đoạn 2012-2020 nêu rõ nhiệm vụ “Nghiên cứu, sửa đổi Luật BHXH theo hướng mở rộng đối tượng BHXH... Nghiên cứu xây dựng chính sách khuyến khích nông dân, lao động trong khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện. Rà soát, bổ sung quy định buộc NSDLĐ phải đóng BHXH cho NLĐ theo quy định của pháp luật. Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH.”

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật BHXH phải gắn chặt và phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, trên cơ sở tương quan với thông lệ quốc tế. Trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thì yêu cầu hoàn thiện pháp luật BHXH đặt ra nhằm đảm bảo tốt hơn quyền lợi của NLĐ là công cụ bảo hộ quyền lợi đối với NLĐ trước những biến cố do tác động của quá trình phát triển kinh tế xã hội. Trên cơ sở đó, căn cứ vào điều kiện cụ thể để có phương hướng mở rộng phạm vi đối tượng áp dụng, từng bước bao phủ đối với toàn bộ NLĐ nhằm tạo sự ổn định chung thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển.

Hoàn thiện pháp luật BHXH phải đảm bảo yêu cầu bền vững tài chính. Trên cơ sở chế độ dành cho NLĐ, BHXH trong đó có chế độ tử tuất đã phát huy vai trò là công cụ hỗ trợ cho thân nhân NLĐ vượt qua khó khăn. Mức chi trả trợ cấp của NLĐ được chi trả trên cơ sở mức đóng và thời gian đóng và có sự sẻ chia giữa những người tham gia BHXH. Hoàn thiện pháp luật BHXH trong thời gian tới cần tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ được nâng cao quyền lợi hưởng, trên cơ sở Nhà nước phải tiến hành tính toán cân đối, dự báo và điều chỉnh mối tương quan giữa mức đóng và mức hưởng quyền lợi. Thực tế tình hình cân đối tài chính và bảo toàn an toàn quỹ BHXH trong đó có quỹ tử tuất đặt ra nguy cơ vỡ quỹ trong tương lai và cần phải có những giải pháp nhằm bảo toàn sự tăng trưởng quỹ: điều chỉnh tăng trợ cấp BHXH theo cơ chế tạo nguồn độc lập tương đối, giảm dần phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, từng bước nâng mức hưởng trợ cấp tuất hàng tháng phù hợp với sự phát triển

kinh tế xã hội của đất nước và các chính sách xã hội của nhà nước góp phần cải thiện đời sống của người hưởng chế độ.

Pháp luật về chế độ tử tuất đã có những bước tiến dài, góp phần thực hiện tốt chức năng là một trong những chế độ chính của BHXH, thể hiện bằng việc đối tượng dần được mở rộng ở cả hai loại hình BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, điều kiện hưởng, mức hưởng và thủ tục hưởng chế độ ngày càng theo hướng hoàn thiện, chặt chẽ hơn. Tuy nhiên quy định về chế độ tử tuất vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập ở một số các quy định pháp luật, việc hoàn thiện và tăng cường thực thi các quy định về chế độ tử tuất là việc làm cần thiết theo đúng tinh thần của chiến lược phát triển Việt Nam bền vững và góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ tử tuất trong thực tế. Là một trong các chế độ BHXH, các quy định pháp luật về chế độ tử tuất thuộc hệ thống pháp luật BHXH, do đó, việc tăng cường thực thi các quy định của pháp luật về chế độ tử tuất bên cạnh các yêu cầu đặc thù thì cần phải tăng cường các giải pháp cụ thể nhằm đưa pháp luật về chế độ tử tuất đi vào cuộc sống, phù hợp với yêu cầu thực tiễn xã hội đặt ra, cụ thể trong giai đoạn hiện nay, yêu cầumở rộng và hoàn thiện chế độ, chính sách BHXH, bảo hiểm y tế có bước đi, lộ trình phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phát triển hệ thống BHXH, bảo hiểm y tế đồng bộ với phát triển các dịch vụ xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH, bảo hiểm y tế.

Để cụ thể hóa Nghị quyết của Bộ chính trị, Luật BHXH 2014 đã bổ sung một số nhóm đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc như: người lao động làm việc theo mùa vụ hợp đồng lao động từ 01 đến dưới 03 tháng, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, mở rộng chính sách đối với người tham gia BHXH tự nguyện... do vậy, đối tượng thuộc diện được giải quyết chế độ tử tuất cũng tăng lên, đây là thách thức đặt ra với ngành BHXH.

Xu hướng hiện đại hóa quản lý BHXH, với mục tiêu hoàn thành việc xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu điện tử về quản lý BHXH trong phạm vi cả nước, mọi thông tin sẽ được quản lý và cập nhật trên phần mềm điện tử. Thời điểm hiện nay, chủ trương thực hiện này đã bắt đầu được triển khai thí điểm tại một số thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc bằng việc bắt buộc các cơ quan, doanh nghiệp kê khai BHXH bằng phần mềm kê khai BHXH điện tử.

Mục tiêu nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân thể hiện ở Luật BHXH 2014 quy định nguyên tắc thực hiện BHXH phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia và thụ hưởng chính sách. Đặt ra yêu cầu đối với ngành BHXH là phải tích cực cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý BHXH, đổi mới phong cách phục vụ chuyển từ hành chính sang phục vụ, người làm công tác BHXH phải tìm đến đối tượng phục vụ, ở đây cụ thể nói đến là đối tượng thuộc chế độ tử tuất, giúp họ tiếp cận tốt nhất với việc tham gia và thụ hưởng các chế độ, đồng thời giảm thời gian, chi phí thực hiện thủ tục BHXH; đa dạng hóa hình thức chi trả trợ cấp chế độ BHXH như chế độ tiền tuất hằng tháng, tiền tuất một lần; mở rộng mạng lưới tổ chức dịch vụ.

Thực tiễn cho thấy những hạn chế, bất cập đã làm cho việc thực hiện chế độ gặp không ít những khó khăn, dẫn đến những hậu quả như giải quyết chế độ chưa triệt để, chưa thỏa đáng, vì vậy việc nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ tử tuất là cần thiết trong giai đoạn đổi mới hiện nay.

Mục tiêu của hội nhập quốc tế là phát huy tối đa nguồn lực và điều kiện thuận lợi của hội nhập quốc tế góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tại Việt Nam bền vững, hiệu quả, hiện đại; xây dựng chính sách, tổ chức thực hiện chính sách về BHXH, BHYT phù hợp với các chuẩn mực, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Hoàn thiện pháp luật BHXH là yêu cầu cần

thiết trong bối cảnh hội nhập. Hội nhập kinh tế bên cạnh việc đem lại những nguồn lợi cho quốc gia cũng tạo ra những ảnh hưởng đến đời sống của NLĐ. Và đây cũng là tiêu chí để so sánh sự phát triển của nước ta với các nước trên thế giới.

Định hướng đến năm 2030 là hoàn thiện mô hình quản lý BHXH hiện đại, phù hợp với xu hướng của thế giới, bối cảnh dịch chuyển lao động toàn cầu, sự thay đổi nhân khẩu học và phục vụ tốt hơn nhu cầu tham gia và thụ hưởng chính sách của người lao động, người sử dụng lao động; hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả các chính sách BHXH, BHYT phù hợp với các điều ước quốc tế về lĩnh vực BHXH, BHYT và tương đồng với các quốc gia trong khu vực và thế giới.

Để đạt được các mục tiêu đề ra, Chiến lược hội nhập quốc tế của ngành BHXH cũng đã đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp cho từng giai đoạn và lĩnh vực. Trong đó, xác định hợp tác và hội nhập quốc tế là một nhiệm vụ ưu tiên trong giai đoạn 2016-2020. Đến năm 2030, đưa các mối quan hệ quốc tế về BHXH, BHYT đã được thiết lập đi vào chiều sâu, chủ động, ổn định. Triển khai các chương trình hợp tác quốc tế hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực. Mở rộng quan hệ với các quốc gia, các vùng lãnh thổ, các hiệp hội, tổ chức an sinh xã hội trong khu vực và quốc tế. Tăng cường mở rộng hợp tác với các khu vực trên thế giới, Châu Âu (EU), Nam Mỹ, Trung Đông và Châu Phi; tất cả công dân Việt Nam, bao gồm các công dân Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài được đảm bảo các chế độ BHXH, BHYT đầy đủ và thuận lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ tử tuất trong luật bảo hiểm xã hội năm 2014 từ thực tiễn tỉnh nghệ an (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)