Về tớnh toàn diện, thống nhất, đồng bộ và khả thi của hệ thống phỏp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động xây dựng dự án luật của chính phủ đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 51 - 53)

phỏp luật

Việc xõy dựng chương trỡnh xõy dựng luật ở Việt Nam hiện nay cũn chưa thực sự khoa học, chưa căn cứ vào chiến lược xõy dựng phỏp luật dài hạn với những dự bỏo nhu cầu lập phỏp và cõn đối cỏc khả năng và nguồn lực đỏp ứng nhu cầu đú. Chiến lược xõy dựng và hoàn thiện hệ thống phỏp luật Việt Nam đến năm 2020 mới được ban hành trong thời gian gần đõy [6] nờn cần cú thờm thời gian để thể chế hoỏ đường lối chiến lược lập phỏp vào thực tiễn lập phỏp ở nước ta. Vấn đề xỏc định trọng tõm và thứ tự ưu tiờn trong cụng tỏc xõy dựng luật nhằm đỏp ứng yờu cầu quản lý đặt ra chưa thực sự trở thành mối quan tõm của cỏc Bộ, ngành của Chớnh phủ. Trờn thực tế, CTXDL,PL cũn dàn trải, thiếu tớnh khả thi, việc thực hiện thường chỉ đạt 60-70% [35, tr. 27]; tớnh cục bộ, phiến diện đó nảy sinh trong quỏ trỡnh xõy dựng và thực hiện CTXDL,PL. Điều này dẫn đến hệ thống phỏp luật thiếu toàn diện, chưa đồng bộ, chưa theo kịp yờu cầu của thực tiễn. Nhiều vấn đề cần được quy định trong văn bản luật của Quốc hội thỡ lại được ban hành trong cỏc văn bản phỏp luật cú giỏ trị phỏp lý thấp hơn như phỏp lệnh của UBTVQH hay nghị định của Chớnh phủ. Ở cỏc nước, thụng thường cú sự phõn định thẩm quyền rất rừ những nội dung nào chỉ cú thể được ban hành dưới hỡnh thức luật mà khụng thể được ban hành dưới bất kỳ hỡnh thức nào khỏc

Ở nước ta, vấn đề này chưa được quy định rừ ràng. Thờm nữa, cỏc đạo luật ở Việt Nam thường được ban hành chủ yếu dưới dạng luật khung nờn văn bản hướng dẫn rất nhiều. Đõy là một trong những nguyờn nhõn dẫn đến tỡnh trạng mõu thuẫn, chồng chộo trong cỏc văn bản phỏp luật, tỡnh trạng khộp kớn, cục bộ trong việc xõy dựng phỏp luật. Nội dung cỏc dự ỏn luật cũn thiếu toàn diện, đồng bộ, chưa bao quỏt tồn bộ đời sống xó hội, cỏc quy định cũn chắp vỏ, phỏt triển thiếu cần đối, nhiều ngành luật quan trọng như dõn sự, lao động cú thời kỳ ở vào trỡnh độ thấp và lạc hậu. Trong khi đú, cú hiện tượng mất cõn đối giữa cỏc lĩnh vực khỏc nhau, vớ dụ như cỏc đạo luật ở cỏc ngành luật hỡnh sự, kinh tế, tổ chức bộ mỏy nhà nước được xõy dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung thường xuyờn như Bộ luật hỡnh sự, Luật Đất đai, Luật thuế giỏ trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, xuất nhập khẩu thỡ cỏc đạo luật trong cỏc lĩnh vực văn hoỏ, xó hội, y tế, giỏo dục, xõy dựng cơ bản, đấu tranh chống tham nhũng, cải cỏch tư phỏp.. ớt được quan tõm chỳ ý. Cỏc luật tố tụng thường được ban hành, sửa đổi, bổ sung chậm hơn nhiều so với luật về nội dung. Mặt khỏc, trong một số lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, tư duy làm luật chưa theo kịp với sự phỏt triển của thực tiễn nờn tớnh dự bỏo thấp, thiếu ổn định, phải thường xuyờn sửa đổi. Thực tế này làm cho cỏc quan hệ xó hội trong cỏc lĩnh vực trờn vốn đó mới, phức tạp lại càng thờm phức tạp khi chưa cú luật điều chỉnh hoặc nếu cú thỡ chưa phự hợp với thực tế cuộc sống; mặt khỏc, cỏc văn bản hướng dẫn thi hành luật lại chậm được ban hành, đại biểu Quốc hội tại cỏc kỳ họp đều quan tõm, chất vấn cỏc thành viờn Chớnh phủ, cỏc chức danh do Quốc hội bầu hoặc phờ chuẩn về cỏc vấn đề núi trờn.

Nội dung của cỏc đạo luật trờn một số lĩnh vực cũn ẩn chứa tư duy bao cấp, chưa thực sự chuyển sang cơ chế thị trường định hướng XHCN. Trong kinh tế, phỏp luật chưa thực sự tạo ra mụi trường phỏp lý bỡnh đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa cỏc thành phần kinh tế; nhà nước cũn can thiệp bằng giỏ cả, bằng cỏc

biện phỏp hành chớnh trong một số lĩnh vực quan trọng. Phỏp luật cũn thiếu một số quy định về điều tiết thị trường bất động sản, thị trường lao động, thị trường tài chớnh và ngõn hàng. Những thiếu sút này tạo ra những khoảng trống trong phỏp luật. Một mặt nú tạo cơ hội cho tiờu cực xảy ra, mặt khỏc lại khụng huy động được nguồn lực trong nước để phỏt triển. Cỏc quy định về quyền tự do, dõn chủ của cụng dõn mặc dự đó được ghi nhận trong Hiến phỏp và cỏc luật khung, nhưng vẫn cũn thiếu cỏc cơ chế giỏm sỏt và chế tài hữu hiệu đối với cỏc hành vi vi phạm cỏc quyền này. Trong cỏc lĩnh vực như: văn hoỏ, xó hội, bảo vệ quyền con người, bảo hộ người tiờu dựng v.v. vẫn cũn cỏc quy định mang tớnh tuyờn ngụn như “Nhà nước cú chớnh sỏch…”, “Nhà nước bảo đảm…” hoặc chung chung như "theo quy định của phỏp luật", "do Chớnh phủ quy định" mà thiếu cỏc quy định bảo đảm thực hiện. Cỏc quy định của phỏp luật trong một số lĩnh vực quản lý nhà nước vẫn cũn chồng chộo, mõu thuẫn, thiếu thống nhất; thiếu cỏc quy định đề cao trỏch nhiệm cỏ nhõn; cũn phiền hà cho đối tượng quản lý và cú lợi cho chủ thể cú thẩm quyền quản lý nhà nước...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động xây dựng dự án luật của chính phủ đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)