2.2. Thực trạng và nguyên nhân về sự hỗ trợ của Tòa án đối với giải quyết
2.2.2. Về biện pháp khẩn cấp tạm thời
Thứ nhất, Pháp lệnh Trọng tài năm 2003 đã xây dựng đ-ợc chế định hết sức quan trọng và có ý nghĩa trong tố tụng trọng tài đó là quyền các bên tranh chấp đ-ợc yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên quy định này vẫn có điểm ch-a hợp lý. Điều 33 Pháp lệnh quy định: “Trong quá trình Hội đồng trọng tài giải quyết vụ tranh chấp, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại thì các bên có quyền làm đơn đến Toà án cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài thụ lý vụ tranh chấp yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời”.
Nh- vậy, theo Pháp lệnh thì Hội đồng trọng tài không có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà thẩm quyền này thuộc về Tòa án.
Theo quy định trên, nếu muốn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, các bên phải chờ đến khi Hội đồng trọng tài đ-ợc thành lập. Tuy nhiên, nếu phải chờ đợi nh- vậy thì trong một số tr-ờng hợp, biện pháp này sẽ không còn ý nghĩa gì nữa. Do bản chất của biện pháp khẩn cấp tạm thời mang tính nhanh chóng, khẩn tr-ơng, kịp thời, nên biện pháp này phải đ-ợc áp dụng ngay khi một bên thấy rằng quyền lợi hợp pháp của mình có nguy cơ bị xâm phạm, không nhất thiết phải chờ đợi đến khi khởi kiện hoặc Hội đồng trọng tài đ-ợc thành lập.
Thứ hai, Pháp lệnh Trọng tài năm 2003 chỉ giới hạn thẩm quyền của Toà án, nơi Hội đồng trọng tài thụ lý vụ tranh chấp mới có quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Điều này có thể gây khó khăn cho cả Toà án và các bên trong quá trình áp dụng quy định này. Ví dụ khi các bên khởi kiện ra Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, theo Pháp lệnh Trọng tài
năm 2003, nếu muốn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì chỉ đ-ợc phép làm đơn yêu cầu Toà án nhân dân Hà Nội ra lệnh áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Điều này chỉ hợp lý và thuận tiện khi cả hai bên đều có trụ sở tại Hà Nội hoặc đối t-ợng tài sản yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đặt tại Hà Nội. Khi tài sản nằm ở địa bàn khác, nhất là tr-ờng hợp tài sản ở n-ớc ngoài, mà yêu cầu Toà án Hà Nội ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ không khả thi và không hợp lý.
Tr-ớc những bất cập nêu trên của Pháp lệnh Trọng tài năm 2003, để tạo sự chủ động cho các bên tranh chấp, một đề xuất khá táo bạo đ-ợc Dự thảo Luật Trọng tài đ-a ra là cho phép Hội đồng trọng tài đ-ợc quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tr-ờng hợp các bên tranh chấp có yêu cầu, tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến trái ng-ợc nhau liên quan đến vấn đề này.
Theo Dự thảo Luật này thì Hội đồng trọng tài có quyền yêu cầu bất kỳ bên tranh chấp nào thực hiện một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời nh- bảo toàn chứng cứ, bảo quản tài sản... Tuy nhiên, nhiều Trọng tài viên cho rằng quy định này chỉ có thể áp dụng nếu các bên tranh chấp thật... hiền! Nh-ng trên thực tế thì ít có chuyện thân chủ hiền lành, nghe răm rắp yêu cầu của Trọng tài. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mang nặng tính c-ỡng chế nên cần có các cơ quan chức năng ra tay chứ Trọng tài không thể làm đ-ợc. Do đó, các Trọng tài viên cho rằng thà không cho Trọng tài quyền này chứ quy định cho quyền trên giấy thì coi chừng Trọng tài làm không xong, l³i bị c²c thân chð “bắt đền” nữa thì khồ. C²c Tróng t¯i viên vẫn băn khoăn bởi lẽ một khi cả Tòa án lẫn Trọng tài đều có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì trong tr-ờng hợp Trọng tài có nhu cầu kéo Tòa án vào vú việc, Tòa cõ thể tụ chỗi v¯ viện lý do “anh củng cõ quyền như tôi m¯, anh tự l¯m đi”!
Về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, một số ý kiến cho rằng, tại Dự thảo Luật Trọng tài, với 6 biện pháp đ-ợc quy định nh- vậy là phù hợp,
bởi vì là một tổ chức tài phán t- đ-ợc xem xét để giải quyết các tranh chấp trên cơ sở các yêu cầu của các bên, nó khác với yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Bộ luật tố tụng dân sự là Tòa án áp dụng để giải quyết các vụ việc về dân sự, kinh doanh th-ơng mại, lao động và các việc khác mà luật quy định thuộc thẩm quyền của Tòa án, nên Tòa án áp dụng đối với các bên và với ng-ời thứ ba, còn Điều 50 Dự thảo Luật quy định: Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với các bên trong vụ tranh chấp mà Hội đồng trọng tài đang giải quyết, chứ không có tính chất c-ỡng chế đối với ng-ời thứ ba, ví dụ các bên đang tranh chấp nh-ng để hạn chế, ngăn cản một trong các bên rút tiền, chuyển tiền ra khỏi tài khoản để tẩu tán tài khoản tại ngân hàng thì theo yêu cầu của một bên Hội đồng trọng tài hoàn toàn có quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm không cho bên đó chuyển tiền ra khỏi tài khoản. Nh-ng ở đây sẽ có cái v-ớng là vậy thì đối với ngân hàng, Hội đồng trọng tài không thể buộc c-ỡng bức ngân hàng phải đóng tài khoản của đ-ơng sự đó thì lại liên quan đến vấn đề Tòa án. Cho nên đặt ở đây vai trò của Tòa án hỗ trợ Trọng tài là hết sức cần thiết. Vấn đề này không chỉ bây giờ mới đặt ra mà ngay trong Pháp lệnh Trọng tài năm 2003 cũng đã có quy định Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để hỗ trợ Hội đồng trọng tài giải quyết các vụ tranh chấp. Trong việc này chỉ có khác là vẫn quy định Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để hỗ trợ Hội đồng trọng tài trong một số tr-ờng hợp nh-ng vẫn mở rộng quyền cho Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời với 6 biện pháp nh- trong Dự thảo Luật, với điều kiện hết sức cụ thể đ-ợc quy định tại Điều 50.
Cũng có ý kiến của một số vị đại biểu cho rằng áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nh- vậy có mâu thuẫn gì với Khoản 2 Điều 99 của Bộ luật tố tụng dân sự không, rồi các quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự có mâu thuẫn với luật này hay không, thì có thể thấy là hoàn toàn không mâu thuẫn, bởi vì Khoản 2 Điều 99 của Bộ luật tố tụng dân sự là áp dụng trong tr-ờng hợp
đ-ơng sự khởi kiện vụ án đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện thì có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời với các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 99, ví dụ cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ ngay bằng chứng, để bảo vệ giữ nguyên hiện trạng, tránh tr-ờng hợp một trong các bên lại tẩu tán phá mất hiện trạng là tẩu tán bằng chứng sau này không thể khôi phục lại thì vấn đề cần phải can thiệp nhanh từ phía Tòa án. Đối với Trọng tài, khi đ-ơng sự nộp đơn khởi kiện cho Trọng tài thì Hội đồng trọng tài ch-a đ-ợc thành lập mà đ-ơng sự đã nộp đơn rồi, quyền lợi của họ đang bị xâm phạm cần phải có sự can thiệp, lúc đó đề nghị yêu cầu cơ quan nào thì không thể khác đ-ợc là ngoài Tòa án, nh-ng yêu cầu Tòa án thì vẫn phải căn cứ vào các điều kiện nh- quy định tại Khoản 2 Điều 99 của Bộ luật tố tụng dân sự.
Nhiều ý kiến cho rằng việc mở rộng thẩm quyền của Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời rất khó đảm bảo đ-ợc thực thi trong quá trình tố tụng vì bản thân Trọng tài không phải là cơ quan quyền lực Nhà n-ớc mà chỉ là một hình thức tài phán t-, phi chính phủ và thông lệ quốc tế đó không phải là thẩm quyền của Trọng tài. Loại ý kiến này đề nghị Dự thảo Luật quy định theo h-ớng Hội đồng trọng tài có thẩm quyền đ-a ra yêu cầu, Tòa án là cơ quan thực hiện các thủ tục về mặt tố tụng, ban hành quyết định và thực hiện áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Có ý kiến khác cho rằng ngoài thẩm quyền Tòa án hỗ trợ Trọng tài bằng cách áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Hội đồng trọng tài cũng có quyền áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm duy trì, khôi phục hiện trạng tranh chấp, tiến hành các biện pháp bảo quản tài sản cần thiết đảm bảo cho việc thi hành phán quyết, bảo quản chứng cứ liên quan hay bảo quản tài sản liên quan đến tranh chấp. Đặc biệt, đối với một số loại tranh chấp có liên quan đến tài sản, hàng hóa mau bị h- hỏng, nếu chờ các thủ tục của Tòa án thì sẽ không kịp thời, có thể dẫn đến những tổn thất không đáng có. Ngoài
việc bảo đảm kịp thời giải quyết tranh chấp và thi hành phán quyết trọng tài, việc Hội đồng trọng tài có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trực tiếp còn có ý nghĩa nâng cao vai trò hoạt động tài phán t- của Trọng tài một cách độc lập với Tòa án cũng với t- cách là một tổ chức tài phán công. Vì vậy, ý kiến này đồng ý với 6 biện pháp khẩn cấp tạm thời đ-ợc quy định tại Dự thảo Luật.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc cho phép Hội đồng trọng tài có quyền áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời là cần thiết, nh-ng quy định nh- Dự thảo Luật thì khó thực hiện trong thực tế và không phù hợp với Điều 102 Bộ luật tố tụng dân sự và khoản 1 Điều 2, khoản 3 Điều 66 Luật thi hành án dân sự. Vì vậy, để việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài đ-ợc khả thi, đề nghị Dự thảo Luật cần tham chiếu các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và Luật thi hành án dân sự. Theo đó, quy định nghĩa vụ phối hợp của các cơ quan công an địa ph-ơng; công chứng; đăng ký giao dịch bảo đảm; tài nguyên môi tr-ờng; thuế, ngân hàng; các cơ quan quản lý Nhà n-ớc có thẩm quyền… nh- việc phong tỏa tài khoản thì ngân hàng phải hỗ trợ không cho giao dịch tài khoản hoặc chỉ cho tiền vào không cho tiền ra; cơ quan công chứng thực hiện việc cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp; cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm; tài nguyên môi tr-ờng; thuế thì hỗ trợ dừng hồ sơ tùy theo từng giai đoạn.
Đồng thời, cũng có nhiều ý kíến cho rằng, thực tế hiện nay các Trung tâm trọng tài thương m³i “vắng như chùa B¯ Đanh” vì Trung tâm trọng tài ở Việt Nam không đ-ợc tín nhiệm, thiếu uy tín, cơ chế và năng lực vừa thiếu lại vừa yếu... Bởi vậy, ý kiến chung của nhiều đại biểu là cần nâng cao năng lực cho Trọng tài th-ơng mại bằng việc quy định Hội đồng trọng tài cũng có quyền áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo đảm cho việc giải quyết tranh chấp th-ơng mại bằng Trọng tài có hiệu quả, mặc dù đây là quy
định mới nh-ng phù hợp với thực tiễn. Mặt khác, Luật Mẫu và luật trọng tài của nhiều n-ớc cũng quy định cho Trọng tài có thẩm quyền này.
Mặt khác, bản thân phán quyết trọng tài theo quy định có giá trị thi hành nh- bản án thì không có lý do gì Trọng tài lại không đ-ợc quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Vả lại, Tòa án không thụ lý vụ án, cũng không có quyền lợi gì trong đó nên rất dễ dẫn đến tình trạng chậm chạp, đ-a đẩy khi xem xét, ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Việc quy định Hội đồng trọng tài có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là đã tham khảo pháp luật các n-ớc, đối chiếu thực tiễn Việt Nam và phù hợp với quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
Nh- vậy, xung quanh vấn đề Hội đồng trọng tài có đ-ợc quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hay không, đã có rất nhiều ý kiến khác nhau tr-ớc khi Luật Trọng tài đ-ợc ban hành.
Luật Trọng tài đ-ợc ban hành đã giao thẩm quyền cho Hội đồng trọng tài đ-ợc xem xét để áp dụng, thay đổi, bổ sung, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết tranh chấp. Điều 49 Luật Trọng tài đã quy định: “C²c bên tranh chấp cõ quyền yêu cầu Hối đồng trọng tài, Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Luật này, và các quy định cða ph²p luật cõ liên quan”. Nh- vậy, Luật Trọng tài đã mở rộng thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cho cả hai cơ quan tài phán hiện nay là Toà án và Trọng tài.
Để tránh sự chồng chéo trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời giữa hai cơ quan tài phán, Luật Trọng tài cũng đã quy định nh- sau: Khoản 3 Điều 49 quy định: “Trong qu² trình gi°i quyết tranh chấp, nếu mốt trong c²c bên đã yêu cầu Toà án áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều này mà sau đó lại có đơn yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đọng tróng t¯i ph°i tụ chỗi”. Khoản 5 Điều 53 có quy định: “Trong qu² trình gi°i quyết tranh chấp, nếu
một trong các bên đã yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời mà lại có đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Toà án phải từ chối và trả lại đơn yêu cầu, trừ tr-ờng hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không thuộc thẩm quyền của Hội đọng tróng t¯i”.
Đồng thời, để tránh sự hiểu không đúng về yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của một bên, tại khoản 2 Điều 48 quy định: “Việc yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không bị coi là sự bác bỏ thoả thuận trọng tài hoặc kh-ớc tụ quyền gi°i quyết tranh chấp b´ng Tróng t¯i”.