3.2. Các giải pháp cụ thể
3.2.3. Nâng cao năng lực của Thẩm phán trong quá trình hỗ trợ Trọng tài giả
Một trong những tâm điểm quan trọng nhất của Luật Trọng tài là mối quan hệ giữa Trọng tài với Tòa án trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ tranh chấp. Trên thực tế, Trọng tài là ph-ơng thức giải quyết tranh chấp độc lập với Tòa án. Nh-ng với bản chất là ph-ơng thức tài phán t-, Trọng tài có những hạn chế nhất định về thẩm quyền và trong tr-ờng hợp ấy phải cần đến sự hỗ trợ của Tòa án. Luật Trọng tài đã xác lập vai trò hỗ trợ và giám sát của Tòa án đối với Trọng tài. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo sự độc lập của Trọng tài, Luật đã nhấn mạnh Tòa án chỉ hỗ trợ Trọng tài trong các tr-ờng hợp cụ thể, không có quyền can thiệp vào quá trình tố tụng trọng tài.
Từ thực tiễn giải quyết tranh chấp tại các Trung tâm trọng tài và đối chiếu với pháp luật trọng tài trên thế giới có thể thấy rằng, vai trò của Tòa án đối với Trọng tài đ-ợc quy định tại Luật Trọng tài khá toàn diện và đầy đủ. Đây là tín hiệu tốt giúp các bên yên tâm và tin t-ởng khi lựa chọn Trọng tài để giải quyết tranh chấp.
Để Toà án có thể hỗ trợ Trọng tài một cách tích cực và hiệu quả trong toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp, đòi hỏi các Thẩm phán phải hiểu rõ các quy định của Luật Trọng tài, đặc biệt là vấn đề mối quan hệ giữa Toà án và Trọng tài, nâng cao năng lực của mình trong hoạt động hỗ trợ Trọng tài giải quyết các tranh chấp th-ơng mại. Đồng thời, phải tổ chức ở hệ thống các Tòa án một bộ phận Thẩm phán có trách nhiệm giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động trọng tài thì mới bảo đảm tính khả thi các quy định của Luật Trọng tài.
Với chức năng thẩm quyền là cơ quan tài phán nhân danh Nhà n-ớc, Tòa án sẽ có sự phối kết hợp cùng các Trung tâm trọng tài đảm bảo giải quyết tranh chấp về kinh doanh th-ơng mại theo thẩm quyền mà pháp luật quy định.