Ph-ơng h-ớng chung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hỗ trợ của tòa án đối với giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài (Trang 84 - 85)

Trọng tài th-ơng mại chỉ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ nếu có sự gắn kết chặt chẽ với Tòa án, Trọng tài thực chất là Tòa án t- nh-ng không thể hành chính hóa nh- Tòa án công mà phải có sự gắn kết ủng hộ của Tòa án công, Trọng tài tốt nếu có một Tòa án tốt, Tòa án đó ủng hộ các hoạt động của Trọng tài nh-ng không phải can thiệp sâu vào các hoạt động của Trọng tài.

Pháp lệnh Trọng tài năm 2003 ch-a nói rõ về vấn đề Tòa án từ chối thụ lý giải quyết tranh chấp trong tr-ờng hợp đã có thỏa thuận trọng tài, do vậy cần có những quy định đề cập tới vấn đề này nhằm ngăn chặn tình trạng cứ một đơn khiếu kiện đ-a lên Tòa án yêu cầu hủy phán quyết trọng tài sau đó chuyển vụ án sang Tòa án và vụ việc sẽ kéo dài không có thời hạn…

Luật Mẫu cũng nh- hầu hết luật trọng tài của các n-ớc đều đề cao vai trò của Tòa án. Do đó, pháp luật về Trọng tài của Việt Nam cần có những quy định tăng c-ờng vị trí, vai trò của Tòa án nhằm hỗ trợ cho Trọng tài, đó chính là đề cao hiệu lực và hiệu quả của Trọng tài Việt Nam phù hợp với hội nhập quốc tế.

Lịch sử phát triển Trọng tài th-ơng mại Việt Nam đã có một thời gian không quy định Tòa án hỗ trợ Trọng tài, mà quy định rằng nếu sau khi Trọng tài ra phán quyết mà một trong các bên không tự nguyện thi hành và phản đối thì các bên lại có quyền khởi kiện ra Tòa án, điều này đã làm hạn chế hiệu quả phán quyết của Trọng tài. Việc mở rộng vai trò của Tòa án là cần thiết và hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế và chắc chắn nó sẽ khuyến khích Trọng tài th-ơng mại Việt Nam có b-ớc phát triển hơn trong thời gian tới.

Pháp lệnh Trọng tài năm 2003 là văn bản pháp luật đầu tiên của Việt Nam ghi nhận mối quan hệ giữa Toà án và Trọng tài, cũng nh- vai trò của Toà án trong việc hỗ trợ Trọng tài giải quyết các tranh chấp th-ơng mại. Tuy nhiên, những quy định của Pháp lệnh đã thể hiện nhiều điểm bất cập.

Luật Trọng tài ra đời đã đ-a ra các quy định mới nhằm xác định mối quan hệ pháp lý giữa Toà án và Trọng tài trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ tranh chấp. Những quy định này đã khắc phục đ-ợc những bất cập của Pháp lệnh Trọng tài năm 2003, tạo điều kiện để các Toà án và Hội đồng trọng tài cũng nh- các bên tranh chấp tránh đ-ợc lúng túng trong các tr-ờng hợp cụ thể, giúp Trọng tài hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, để Luật có hiệu quả áp dụng cao trong thực tiễn, cần có cơ chế hỗ trợ từ phía Nhà n-ớc đối với các Tổ chức trọng tài, nâng cao năng lực của các Trọng tài viên và các Trung tâm trọng tài, các Thẩm phán trong quá trình hỗ trợ Trọng tài giải quyết các tranh chấp th-ơng mại, nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp và các tổ chức khác có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp th-ơng mại bằng Trọng tài; đồng thời cần kịp thời ban hành các văn bản h-ớng dẫn thi hành Luật Trọng tài để việc áp dụng các quy định của Luật trong thực tiễn đ-ợc thống nhất và đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hỗ trợ của tòa án đối với giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)