3.2. Các giải pháp cụ thể
3.2.2. Nâng cao năng lực của các Trọng tài viên và các Trung tâm trọng tà
trong quá trình giải quyết các tranh chấp th-ơng mại
Công cuộc đổi mới đất n-ớc do Đảng khởi x-ớng và lãnh đạo đang đạt đ-ợc những thành tựu hết sức to lớn, trong đó nổi bật là sự tăng tr-ởng kinh tế. Tuy nhiên, trong điều kiện hoàn cảnh của nền kinh tế thị tr-ờng thì tranh chấp th-ơng mại là một thuộc tính mang tính quy luật. Chính vì vậy, đòi hỏi phải có những cơ quan tài phán đủ năng lực để giải quyết những tranh chấp về kinh doanh th-ơng mại ngày một gia tăng và phức tạp.
Giải quyết tranh chấp th-ơng mại bằng Trọng tài là xu thế trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế. N-ớc Anh có truyền thống luật pháp và Tòa án rất lâu đời, nh-ng 80% các vụ tranh chấp th-ơng mại đều đ-ợc họ giải quyết thông qua Trọng tài. Ngay trong khu vực ASEAN, các chuyên gia nhận định, xu h-ớng giải quyết các tranh chấp th-ơng mại trong thời gian tới chủ yếu cũng sẽ thông qua hình thức Trọng tài.
Trong khi đó, Việt Nam ch-a có thông lệ giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, từ khi có Pháp lệnh Trọng tài năm 2003 đến nay, hoạt động xét xử của Trọng tài Việt Nam vẫn rất yếu, trình độ năng lực của Trọng tài th-ơng mại Việt Nam ch-a cập nhật và ch-a đáp ứng tiêu chuẩn chung của thế giới.
Mặt khác, lợi thế của giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài là nhanh chóng, phán quyết của Trọng tài là chung thẩm thực hiện luôn và đảm bảo bí mật của đôi bên. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài là cấp bách đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi lẽ, sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Th-ơng mại Thế giới “WTO”, thị trưộng gi°i quyết tranh chấp bằng Trọng tài là mở cửa. Theo đó, Trọng tài các n-ớc sẽ vào Việt
Nam chiếm lĩnh thị phần, nếu chậm trễ tiếp cận vấn đề này, Việt Nam sẽ thua ngay trên sân nhà trong khi cạnh tranh phát triển.
Luật Trọng tài đ-ợc xây dựng và đ-a vào hoạt động là nhằm đáp ứng những đòi hỏi cấp bách nêu ở trên. Một trong những vấn đề quan trọng đ-ợc quan tâm là vấn đề trình độ, năng lực, trách nhiệm của Trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp trong bối cảnh hội nhập. Nhiệm vụ của Trọng tài là vận dụng các quy định của pháp luật để giải quyết các tranh chấp một cách công bằng, hợp lý, không có lỗi vô tình, vì vậy cần quy định bắt buộc Trọng tài viên phải chịu trách nhiệm toàn bộ về phán quyết của mình nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và làm tăng độ tin cậy, uy tín của Trọng tài. Trọng tài viên cần phải có nghiệp vụ chuyên môn về luật, đ-ợc bồi d-ỡng về quy trình tố tụng trọng tài để khi giải quyết tranh chấp đảm bảo sự tin cậy, thực thi đúng các quy định của pháp luật.
Tr-ớc đây, Pháp lệnh Trọng tài năm 2003 không quy định cho Hội đồng trọng tài có những quyền quan trọng để thực thi nhiệm vụ của mình nh-: quyền đ-ợc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, thu thập chứng cứ và triệu tập nhân chứng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến hoạt động trọng tài ch-a đạt hiệu quả cao và đạt đ-ợc sự tin cậy của các bên tranh chấp. Luật Trọng tài ra đời đã khắc phục đ-ợc những hạn chế đó, trao cho Hội đồng trọng tài có những thẩm quyền quan trọng trong quá trình giải quyết tranh chấp, từ đó làm cho hoạt động của Trọng tài đ-ợc chủ động hơn. Tuy nhiên, để có thể thực hiện tốt những chức năng, thẩm quyền đ-ợc Luật trao cho, các Trọng tài viên cần hiểu rõ các quy định của Luật và nâng cao năng lực thực hành của mình trong quá trình giải quyết tranh chấp. Có nh- vậy, Luật mới phát huy đ-ợc hiệu quả áp dụng trong thực tiễn, từ đó thúc đẩy hoạt động trọng tài đạt hiệu quả cao.