Quan điểm, định hướng quản lý nhà nước đối với trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Văn hóa công vụ trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk (Trang 79 - 82)

nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

3.1.1. Quan điểm

Thứ nhất, về quan điểm của Đảng và Nhà nước:

Đảng ta, nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trị và tầm quan trọng của việc đổi mới giáo dục - đào tạo, đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐN trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, xác định rõ mục tiêu cụ thể đối với GDNN là cần phải:“Tập trung đào tạo nhân lực

có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống GDNN với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế” [1].

Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập đã chỉ rõ “Sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở GDNN theo hướng mở và linh hoạt đáp

ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động; bảo đảm quy mô, cơ cấu và hợp lý về ngành nghề, trình độ đào tạo, chuẩn hố, hiện đại hố, có phân tầng chất lượng. Nhà nước tập trung đầu tư một số cơ sở GDNN chất lượng cao và các cơ sở GDNN cho các nhóm đối tượng đặc thù phù hợp với khả năng đầu tư của Nhà nước và khả năng huy động nguồn lực xã hội” [2].

Quản lý nhà nước đối với các trường đào tạo nghề cần phải tập trung vào những vấn đề mang tính vĩ mơ, chiến lược, cơ chế, chính sách về hoạt động đào tạo nghề có chất lượng ngày càng được nâng cao, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nguồn nhân lực kỹ thuật cho phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

Thứ hai, về quan điểm của tỉnh Đắk Lắk:

Trên tinh thần đó, Ngày 24/5/2016, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk đã ban hành Chỉ thị số 08-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối

với công tác dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, các Sở, ban, ngành, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Cấp ủy đảng các cấp tiếp tục quán triệt sâu rộng về vị trí, vai trị, ý nghĩa của nhiệm vụ dạy nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động (XKLĐ); chỉ đạo tốt các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo tinh thần Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 17/11/2011 của Tỉnh ủy về phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020; thực hiện có hiệu quả “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” được Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt để tạo chuyển biến trong nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc đào tạo nghề mới, có cơ hội nâng cao thu nhập từ việc làm đang có, tiếp cận việc làm mới, tạo thu nhập ổn định, thoát nghèo, coi đây là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển KT-XH của tỉnh.

- Tăng cường quản lý nhà nước, đổi mới phương pháp quản lý trong lĩnh vực dạy nghề, giải quyết việc làm. Xây dựng hệ thống thông tin kết nối từ người lao động đến cơ quan quản lý nhà nước, cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp và nhu cầu dạy nghề, sử dụng lao động, việc làm để quản lý, điều tiết có hiệu quả. Tăng cường đào tạo, đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ quản lý tại các cơ sở đào tạo nghề.

- Hàng năm, các huyện, thị xã, thành phố phải chủ động trong xác định nhu cầu học nghề của lao động, khả năng sử dụng lao động đã được ĐTN của thị trường lao động để xây dựng kế hoạch dạy nghề đảm bảo hiệu quả, sát với tình hình địa phương.

- Tập trung cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp và chỉ đạo phân luồng đối với học sinh có thái độ đúng đắn về học nghề và chủ động lựa chọn các loại hình học nghề phù hợp với điều kiện và hồn cảnh gia đình.

- Về lĩnh vực xuất khẩu lao động (XKLĐ), đề nghị các Sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố có liên quan đẩy mạnh thơng tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức về chủ trương của Đảng chính sách hỗ trợ của Nhà nước dành cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là lao động thuộc gia đình chính sách có cơng, đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo. Tiếp tục thành lập, củng cố, kiện tồn, duy trì hoạt động thường xun, hiệu quả của Ban chỉ đạo XKLĐ; xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động, tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình hoạt động của Ban chỉ đạo; phối hợp với các đơn vị XKLĐ, các cơ sở dạy nghề đào tạo nguồn lực, tuyển chọn lao động đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động ngoài nước…

- Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể của tỉnh phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm, XKLĐ đến đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân; vận động đồn viên, hội viên có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt các quy định của nhà nước về đào tạo nghề, giải quyết việc làm XKLĐ.

- Ban cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra tổ chức thực hiện Chỉ thị này; phối hợp với Văn phòng Tỉnh ủy theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện, định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Ban Thường vụ Tỉnh ủy để theo dõi, chỉ đạo [33].

Một phần của tài liệu Văn hóa công vụ trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk (Trang 79 - 82)