Những hạn chế, khó khăn

Một phần của tài liệu Văn hóa công vụ trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk (Trang 73 - 76)

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước đối với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vẫn còn nhiều hạn chế:

Thứ nhất, công tác xây dựng văn bản pháp luật về lĩnh vực đào tạo

nghề còn bất cập và hạn chế các văn bản hướng dẫn. Hệ thống chính sách về đào tạo nghề đã được xây dựng một cách bài bản. Tuy nhiên, chưa kịp thời được bổ sung hoàn chỉnh và còn thiếu về hiệu lực. Các quy định về trách nhiệm cũng như tính tự chủ, các quy định về cơ chế, trách nhiệm xã hội của các trường, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường vẫn cịn là những vấn đề lớn cần có những quy định cụ thể trong thời gian tới.

Thứ hai, việc triển khai văn bản pháp luật và cụ thể hóa cơ chế, chính

sách QLNN đối với các trường đào tạo nghề thiếu sâu sát và chưa đồng nhất. Chương trình, kế hoạch phát triển ĐTN chung chung, chưa đáp ứng yêu cầu của địa phương; kế hoạch được phê duyệt nhưng khâu triển khai, tổ chức thực hiện cịn chậm, hiệu quả chưa cao; cơng tác tổ chức tuyên truyền, phổ biến

pháp luật về đào tạo nghề đã được chú trọng nhưng hiệu quả chưa cao.

Thứ ba, về tổ chức và kiện toàn bộ máy QLNN đối với hoạt động đào

tạo nghề chưa tinh gọn đầu mối, thiếu hợp lý, chưa đồng bộ và chưa thông suốt. Công tác QLNN đối với các trường đào tạo nghề cịn lỏng lẻo, thiếu tính khả thi. Hiệu quả bộ máy QLNN vẫn còn hạn chế.

Thứ tư, việc phân bổ ngân sách cho hoạt động ĐTN dựa trên cơ sở

nguồn thu ngân sách, qui mô tuyển sinh ‘‘đầu vào’’, không dựa trên chất lượng, hiệu quả đào tạo ‘‘đầu ra’’; Phân bổ nguồn lực tài chính dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm; khơng ưu tiên phân bổ tập trung hồn thiện theo nghề trọng điểm, ngành trọng điểm,...

Thứ năm, về cơ chế, chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý và nhà

giáo đào tạo nghề vẫn còn một số bất cập, chưa khuyến khích, thu hút những người có trình độ chun mơn, kỹ năng nghề giỏi, có kinh nghiệm sản xuất vào làm việc, chưa có chính sách đãi ngộ nhằm tạo ra sự gắn bó, tâm huyết với cơng việc (tiền lương thấp, chưa tương xứng với yêu cầu chuẩn nhà giáo đào tạo nghề, chưa có chức danh nghề nghiệp riêng cho nhà giáo ĐTN…); đội ngũ cán bộ quản lý ở nhiều trường còn kiêm nhiệm, thiếu chuyên nghiệp và kinh nghiệm quản lý; chưa có chính sách đủ mạnh để khuyến khích và huy động doanh nghiệp tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo ĐTN,…

Thứ sáu, cơng tác xã hội hóa ĐTN vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, chưa tạo

sức thu hút mạnh mẽ đối với doanh nghiệp,chưa có cơ chế huy động, sử dụng nguồn đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho hoạt động ĐTN, nên khi có cơ hội được tài trợ, cho, tặng thì một số trường đào tạo nghề khơng dám tiếp nhận. Mặt khác, người tự nguyện muốn đóng góp, tham gia cơng tác ĐTN thì chưa có được thơng tin đầy đủ; trình tự, thủ tục chưa rõ, chưa thực sự thuận lợi. Bên cạnh đó; huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực xã hội chưa tạo bước đột phá mạnh; nguồn vốn đầu tư thu

hút được chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của tỉnh, thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực đào tạo nghề còn hạn chế; việc sử dụng các nguồn lực chưa hợp lý, còn dàn trải, chưa trọng tâm, trọng điểm.

Thứ bảy, hoạt động gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp: Dù đã

đạt được một số kết quả nhất định nhưng quan hệ hợp tác doanh nghiệp với trường đào tạo nghề chưa thật sự hiệu quả, cịn có những hạn chế, đó là:

- Huy động nguồn lực đầu tư của doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo nghề được thực hiện thơng qua việc khuyến khích là chủ yếu. Việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư tham gia vào hoạt động đào tạo nghề còn hạn chế; doanh nghiệp chỉ đào tạo lại theo nhu cầu doanh nghiệp và chưa đặt hàng đào tạo ở các trường đào tạo nghề.

- Việc tham gia của các doanh nghiệp vào các hoạt động đào tạo cả ở tầm chính sách và đào tạo trực tiếp chưa có tính ràng buộc rõ ràng do chưa có cơ chế, chính sách cụ thể.

- Cơ cấu ngành, nghề đào tạo vẫn chưa thật phù hợp với cơ cấu ngành, nghề của doanh nghiệp; chưa bổ sung thường xuyên các nghề đào tạo mới theo yêu cầu của doanh nghiệp.

- Chương trình, giáo trình đào tạo được đổi mới nhưng chưa kịp với sự phát triển của khoa học công nghệ; HSSV được đào tạo hệ thống kỹ năng cơ bản theo chuyên ngành nhưng thiếu sự sáng tạo, linh hoạt theo đặc thù của doanh nghiệp, kỹ năng thực hành và khả năng thích ứng với sự thay đổi cơng nghệ của doanh nghiệp còn hạn chế.

- Việc huy động đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giỏi của doanh nghiệp tham gia đào tạo, thỉnh giảng, kiểm tra, đánh giá chất lượng chưa được tiến hành thường xuyên và liên tục.

Tám là, hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với trường đào tạo nghề chưa

cao hiệu quả quản lý. Việc phát hiện và xử lý các sai phạm trong các trường đào tạo nghề, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến chất lượng đào tạo còn chậm, chưa chặt chẽ, thiếu quyết liệt. Thơng tin về các sai phạm cịn chưa được cơng khai, minh bạch, cịn mang tính hình thức.

Một phần của tài liệu Văn hóa công vụ trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk (Trang 73 - 76)