Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với trường đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Văn hóa công vụ trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk (Trang 30 - 33)

-Tỉnh Lâm Đồng:

Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Lâm Đồng và sự điều hành quyết liệt, có hiệu quả của UBND tỉnh Lâm Đồng, hệ thống trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực, vượt khó thực hiện nhiệm vụ từ khi thực hiện

Luật GDNN. Đến nay, tỉnh Lâm Đồng có 07 trường đào tạo nghề, trong đó: 05 trường Cao đẳng nghề và 02 trường Trung cấp nghề. Các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh đều xuất phát từ trường Trung cấp và đã hoạt động trên 10 năm; do đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động đào tạo tại các trường.

Các trường đã chủ động phối hợp, hợp tác với doanh nghiệp để thực hiện xây dựng chương trình và đưa chương trình gần với thực tế hơn, tạo cơ hội việc làm, môi trường thực tập, thực hành ngày càng sát với thị trường lao động hơn cho HSSV; góp phần quan trọng trong thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng nghề trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Bên cạnh đó, các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đã xây dựng và ban hành chương trình, giáo trình, cập nhật chương trình chuẩn đầu vào, đầu ra; Trong đó, chú trọng đến những ngành có thế mạnh, những ngành nghề mũi nhọn của tỉnh. Trên thực tế, giải quyết tốt vấn đề đào tạo và việc làm cho HSSV cần có sự đánh giá nhu cầu của người học và yêu cầu tuyển dụng của thị trường lao động; công tác dự báo nhu cầu việc làm giao trực tiếp cho các đơn vị tạo việc làm, ngành nghề được đào tạo nhất quyết phải được dự báo việc làm sau khi đào tạo, cịn khơng thì sẽ khơng được tuyển sinh, mở rộng ngành nghề đào tạo. Đây là điểm mới trong công tác QLNN về GDNN, bởi vì cơng tác dự báo việc làm khơng phải là trách nhiệm của cán bộ quản lý ĐTN mà phải do lãnh đạo các trường đào tạo nghề, đảm bảo đúng chun mơn cũng như tính cập nhật về nhu cầu thị trường lao động.

Hơn nữa, tỉnh Lâm Đồng luôn tăng cường cơng tác tun truyền chính sách, chương trình, dự án của nhà nước liên quan đến ĐTN gắn với giải quyết việc làm để người dân nắm được thông tin đầy đủ và thay đổi nhận thức rõ, đúng đắn hơn việc học nghề, đảm bảo cơ cấu hợp lý nguồn nhân lực xã hội.

Song song đó, tỉnh Lâm Đồng tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo; chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong, tư cách của đội ngũ nhà giáo để làm gương cho HSSV; thực hiện các chính sách ưu đãi về vật chất và tinh thần tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, có chính sách thu hút đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm và uy tín tham gia phát triển trường đào tạo nghề; đảm bảo cho công tác quy hoạch gắn liền với nhu cầu sử dụng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.

- Tỉnh Gia Lai:

Trong nhiều năm qua, Tỉnh Gia Lai luôn là địa chỉ tin cậy cho người học muốn lập nghiệp bằng con đường học nghề. Hệ thống trường đào tạo nghề được điều chỉnh về cơ cấu, ngành nghề đào tạo và mở rộng các nghề đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp; công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm góp phần giải quyết kịp thời vướng mắc trong q trình ĐTN; cơng tác tuyển sinh năm 2019 vượt chỉ tiêu kế hoạch, tuyển 14.232/13.000 chỉ tiêu, đạt 109,5% kế hoạch. Tỉnh cũng đã phân bổ và huy động nguồn xã hội hóa 491.290 triệu đồng để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo phục vụ tốt cho công tác ĐTN trên địa bàn tỉnh.

Hoạt động xã hội hóa và huy động nguồn lực từ NSNN và các tổ chức, cá nhân phục vụ công tác giảng dạy, học tập và tạo việc làm cho người học sau đào tạo của trường đào tạo nghề được quan tâm. Tỉnh đã huy động mọi nguồn lực xã hội để phát triển ĐTN. Khuyến khích, huy động tối đa sự tham gia của doanh nghiệp, làng nghề trong việc phát triển ĐTN .

Để đạt được những kết quả như trên trên, tỉnh Gia Lai đã tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp như sau:

- Quy hoạch hệ thống trường đào tạo nghề trên cơ sở dự báo nhu cầu của thị trường lao động và năng lực đào tạo của các trường nghề phù hợp với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của địa phương.

- Tăng cường nguồn vốn đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm khắc phục tình trạng yếu kém, tụt hậu cũng như đổi mới chương trình , giáo trình đào tạo theo hướng giảm thiểu lý thuyết, tăng thời lượng thực hành, tiếp cận các chương trình đào tạo quốc tế, thường xuyên cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhà giáo và đẩy mạnh mối quan hệ gắn kết doanh nghiệp trong ĐTN và giải quyết việc làm sau đào tạo.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các văn bản pháp luật, các chế độ chính sách về ĐTN nhằm phát hiện kịp thời những sai sót, lệch lạc để điều chỉnh, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trong cơng tác ĐTN, góp phần nâng cao chất lượng trường đào tạo nghề;

-Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của ĐTN trong phát triển nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo, tạo cơ hội việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân; đồng thời, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực ĐTN,

nhất là đào tạo chuyển giao công nghệ,... mặt khác, xây dựng mối quan hệ liên thông và gắn kết giữa ba nhân tố: Nhà trường, Doanh nghiệp và Trung tâm Dịch vụ việc làm của tỉnh; thiết lập “kênh phân phối” với nguồn thông tin rõ ràng, đảm bảo cho việc nắm bắt và đáp ứng tốt nhu cầu thị trường lao động.

Một phần của tài liệu Văn hóa công vụ trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w