Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Văn hóa công vụ trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk (Trang 49 - 51)

Trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Đắk Lắk và sự phối hợp các Sở, ngành địa phương quan tâm và chỉ đạo hoạt động ĐTN nên đã có những chuyển biến tích cực và đạt được kết quả đáng ghi nhận, như:

- Các Trường đào tạo nghề trên địa bàn đã có những chuyển biến mạnh mẽ về cả quy mô đào tạo, chất lượng và ngành nghề đào tạo; cơ sở vật chất, trang thiết bị được quan tâm đầu tư cơ bản phục vụ công tác ĐTN.

- Các Trường ln chủ động, tích cực sáng tạo trong thực hiện công tác tuyển sinh và thu hút người học; các trường đào tạo linh hoạt với nhiều hình thức đào tạo phong phú, chủ động đổi mới, cập nhật những nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo; điều này góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề đáp ứng một phần nhu cầu của thị trường lao động.

- Các đối tượng chính sách tham gia học nghề như: dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người nghèo, v.v. được Nhà nước hỗ trợ học nghề đã từng bước ổn định việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần vào sự nghiệp phát triển KT-XH của địa phương.

Bên cạnh những kết quả đạt được, cơng tác đào tạo nghề vẫn cịn những hạn chế, khó khăn như sau:

- Mạng lưới các trường đào tạo nghề chưa được quy hoạch đồng bộ, nhiều ngành nghề đào tạo chưa thực sự gắn với nhu cầu nhân lực của thị trường lao động cũng như nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn và hướng nghiệp còn nhiều hạn chế và chưa đủ mạnh để thu hút người học, nhận thức của một bộ phận

lớn người dân vẫn còn tư tưởng trọng bằng cấp, tâm lý muốn con em vào đại học, đã tạo áp lực cho các trường trong việc tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh trình độ cao đẳng, trung cấp cịn thấp; đặc biệt ở những ngành, nghề nặng nhọc độc hại, năng khiếu…; số lượng người học nghề vẫn quá thấp so với nhu cầu của thị trường lao động; kết quả tuyển sinh có sự chênh lệch lớn giữa các trường nghề. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là do ảnh hưởng của tuyển sinh đại học. Cụ thể, phương thức tuyển sinh đại học có nhiều sự thay đổi (nhiều trường chỉ xét học bạ, điểm chuẩn hạ thấp, thời gian tuyển sinh dài) đã tạo điều kiện thu hút người học.

- Chất lượng đào tạo của các trường đào tạo nghề được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động; các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp phải đào tạo lại khi sử dụng; quy mô và ngành nghề đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nhất là lĩnh vực yêu cầu tay nghề cao; chủ yếu là tự tạo việc làm hoặc nâng cao năng suất, giảm chi phí đầu tư sản xuất hoặc tăng thu nhập đối với nghề đang làm, phục vụ kinh tế hộ gia đình.

-Các trường đào tạo nghề chưa chú trọng đến quy hoạch cơ cấu ngành, nghề và phát triển quy mơ đào tạo. Có thể do điều kiện khách quan Nhà trường chưa tự xây dựng được chiến lược, quy hoạch phát triển dài hạn.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trường đào tạo nghề được quan tâm đầu tư nhưng do ngân sách eo hẹp nên đầu tư còn dàn trải, chưa đồng bộ; một số trường khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được đầu tư chưa hết cơng năng, chưa hiệu quả, cịn lãng phí.

- Nội dung chương trình, giáo trình đào tạo tuy có đổi mới, cập nhật nhưng vẫn chưa thực sự gắn với thực tiễn sản xuất, đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động và sự phát triển của công nghệ hiện đại.

ĐTN chưa được coi trọng. Nguồn kinh phí phân bổ cho hoạt động nghiên cứu khoa học nhìn chung cịn hạn hẹp. Các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, cấp tỉnh sau khi thẩm định chưa được ứng dụng trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu Văn hóa công vụ trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk (Trang 49 - 51)