Tổ chức và kiện toàn bộ máy quản lý, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Văn hóa công vụ trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk (Trang 57 - 63)

quản lý và nhà giáo đào tạo nghề

UBND tỉnh Đắk Lắk là cơ quan thực hiện chức năng quản lý, chỉ đạo đối với trường đào tạo nghề bằng các chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết về lĩnh vực ĐTN tại địa phương. Thực hiện QLNN đối với trường đào tạo nghề theo phân cơng, phân cấp của Chính phủ; trong đó có việc quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN, kiểm tra việc chấp hành đúng pháp luật; có trách nhiệm đảm bảo các điều kiện về đội ngũ cán bộ và nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị; đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ngành thực hiện quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đào tạo, biên

chế công chức, viên chức. Chịu trách nhiệm về phát triển GDNN, thực hiện chức năng QLNN về GDNN, quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể, đình chỉ hoạt động các cơ sở ĐTN trên phạm vi toàn tỉnh.

Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh QLNN nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực GDNN. Sở LĐ-TB&XH có chức năng tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản liên quan đến lĩnh vực GDNN, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án phát triển hoạt động GDNN sau khi được phê duyệt; hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về GDNN; tiêu chuẩn nhà giáo và cán bộ quản lý; quy chế tuyển sinh, quy chế thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp và việc cấp văn bằng, chứng chỉ nghề; chế độ chính sách đối với cán bộ, nhà giáo và HSSV học nghề theo quy định của pháp luật; quản lý việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia sau khi được phân cấp; cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động ĐTN theo thẩm quyền; hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ quản lý và nhà giáo; tổ chức hội giảng nhà giáo, hội thi thiết bị dạy nghề tự làm cấp tỉnh, các hội thi có liên quan đến cơng tác HSSV học nghề.

Tỉnh Đắk Lắk cũng thực hiện theo Luật GDNN là phân thành 3 cấp quản lý gồm cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã/phường. Cấp tỉnh: Phòng Lao động - Việc làm - Giáo dục nghề nghiệp của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk là đơn vị QLNN về lĩnh vực ĐTN cấp tỉnh. Số cán bộ được bố trí nhiệm vụ QLNN về GDNN là 05 người trong đó có 01 Trưởng phịng, 01 Phó phịng và 03 chun viên; đồng thời, tất cả đều có trình độ đào tạo đại học và trên đại học. Hàng năm, theo đánh giá mức độ hồn thành cơng việc chuyên môn và đánh giá ý thức trách nhiệm với cơng việc thì 5/5 người đều được đánh giá là hồn thành tốt cơng việc và có ý thức trách nhiệm cao đạt tỷ lệ 100%. Với số lượng và trình độ cán bộ như

hiện có thì mới dừng lại ở việc hồn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên để sâu sát hơn và theo dõi thường xuyên, chặt chẽ cũng như quản lý tổng thể mọi hoạt động ĐTN trên địa bàn tỉnh là rất khó khăn, thực tế đã có những khâu trong hoạt động này mà chưa quản lý đến như tuyển sinh; có những khâu đã quản lý mà chưa chặt chẽ, thường xuyên như cấp bằng, chứng chỉ.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 04/2012/CT-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2012 về việc ”Triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển nhân lực

Đắk Lắk đến năm 2020”. Theo đó, các Sở, Ngành thực hiện chức năng, nhiệm vụ

liên quan và phối hợp trong tham gia QLNN về ĐTN nhằm tránh tình trạng chồng chéo trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị [36].

Nhìn chung, cơng tác tổ chức bộ máy QLNN đối với các trường đào tạo nghề tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều đổi mới, sáng tạo, bám sát nhiệm vụ chính trị và yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ thời kỳ CNH-HĐH đất nước. Nội dung, phương pháp, cách làm có nhiều đổi mới và tiến bộ trong từng khâu, từng việc, bảo đảm các bước theo quy định; nêu cao tính chủ động, sáng tạo của từng cấp, ngành, đơn vị; xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch, đề án cụ thể về công tác tổ chức cán bộ, triển khai thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tiễn của địa phương; tổ chức thực hiện bảo đảm hiệu quả, chất lượng và tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; đặc biệt, đẩy mạnh các nhiệm vụ, giải pháp về cải cách thủ tục hành chính, tin học hóa quản lý hành chính nhà nước, đổi mới phương thức làm việc, đáp ứng các điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy QLNN nói chung và bộ máy quản lý đối với các trường đào tạo nghề nói riêng.

Những năm qua, cùng với sự phát triển hệ thống trường đào tạo nghề, quy mô, cơ cấu ngành nghề đào tạo, cán bộ quản lý và nhà giáo đào tạo nghề cũng tăng lên về số lượng và chất lượng. Trình độ chun mơn, kỹ năng nghề

của cán bộ quản lý và nhà giáo đào tạo nghề ngày càng được nâng cao thông qua việc tham gia các lớp tập huấn, đào tạo và bồi dưỡng năng lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ.

Bảng 2.4. Cơ cấu và trình độ chun mơn đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo các trường ĐTN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tính đến năm 2020

ĐVT: Người

Stt Chỉ tiêu Tổng số

1 Số cán bộ quản lý tại các trường ĐTN 85

- Trình độ chun mơn + Trên đại học 48 + Đại học 27 + Khác 10 - Cán bộ chuyên trách 6 - Cán bộ dân tộc thiểu số 8 - Cán bộ giới tính nữ 14

2 Số nhà giáo tại các trường ĐTN 704

- Trình độ chun mơn

+ Trên đại học 364

+ Đại học 269

+ Khác 71

- Trình độ Ngoại ngữ (đạt chuẩn theo quy định) 704

- Trình độ Tin học (đạt chuẩn theo quy định) 704

- Trình độ kỹ năng nghề 142

- Nghiệp vụ sư phạm 704

Nguồn: Sở lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk

Qua bảng trên có thể thấy rất rõ đội ngũ nhà giáo các trường ĐTN trên địa bàn tỉnh đều đã đạt chuẩn về trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm, trình độ tin học và ngoại ngữ theo quy định. Đội ngũ nhà giáo có trình độ

chun mơn sau đại học là 364 người, chiếm 52%; đội ngũ nhà giáo có trình độ chun mơn đại học là 269 người, chiếm 48%; giáo viên có trình độ khác chiếm tỷ lệ rất thấp (10%). Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ trên đại học chiếm tỷ lệ 56%. Đây là điểm ưu thế trong công tác đào tạo nghề cũng như điểm thu hút của trường đào tạo nghề.

Đội ngũ nhà giáo là người giữ trọng trách truyền đạt kiến thức, kỹ năng nghề và kinh nghiệm của mình cho các HSSV trên cơ sở trang thiết bị dạy học; năng lực đội ngũ nhà giáo tác động trực tiếp lên chất lượng đào tạo, đội ngũ nhà giáo có trình độ chuyên môn và tay nghề cao là một nhân tố quan trọng góp phần quyết định chất lượng đào tạo của các trường. Bên cạnh những điều kiện như phòng học, phịng thực hành, trang thiết bị thực hành, chương trình, giáo trình,… đội ngũ nhà giáo có trình độ, có tay nghề, có tâm huyết sẽ truyền tải tới HSSV những tri thức, kinh nghiệm vô cùng quý báu.

Đến nay, đội ngũ nhà giáo các trường ĐTN cơ bản đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu ngành nghề đào tạo, phẩm chất chính trị tốt và trình độ chun mơn cơ bản đáp ứng yêu cầu theo quy định hiện hành. Tuy nhiên do các trường ĐTN trên địa bàn tỉnh hầu hết đều được nâng lên hoặc sát nhập từ các trường trung cấp. Do đó chất lượng nhà giáo của các trường này ít nhiều cịn nhà giáo chưa đạt chuẩn kỹ năng nghề; nhà giáo có trình độ chun mơn chưa qua đào tạo đại học vẫn còn chiếm tỷ lệ 10%.

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý các trường đào tạo nghề đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ chun mơn là khá cao, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, nhân cách và lối sống lành mạnh, có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc, sáng tạo, sẵn sàng khắc phục mọi khó khăn để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, có khả năng xây dựng và điều hành tổ chức một cách linh hoạt, đáp ứng nhu cầu phát triển của các trường đào tạo nghề.

2020 nhằm cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2020. Trong đó, lựa chọn giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đào tạo nghề là một trong hai giải pháp đột phá để đổi mới và phát triển đào tạo nghề. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đào tạo nghề.

UBND tỉnh luôn giành sự quan tâm và đầu tư cho phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo; hàng năm, UBND tỉnh chỉ đạo Sở LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với các trường đào tạo nghề tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng dạy học, biên soạn giáo án, giảng dạy tích hợp, kiến thức kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp. Đồng thời, cử cán bộ quản lý và nhà giáo tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng do Trung ương tổ chức, cụ thể giai đoạn 2016 - 2020 đã tổ chức 7.000 lượt cán bộ và nhà giáo tham gia các lớp đào tạo và bồi dưỡng; cử 40 lượt cán bộ tham gia tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cấp Trung ương.

Bên cạnh đó, các Trường đào tạo nghề cũng chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo; tạo điều kiện cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa, nâng cao về trình độ chun mơn, kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm; trình độ tin học, ngoại ngữ...; Song song đó, các trường liên kết với các trường đại học uy tín như: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long và Trường Đại học sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho đội ngũ cán bộ và nhà giáo. Hơn nữa, liên kết với doanh nghiệp có cơng nghệ cao để tiếp cận máy móc, thiết bị, từ đó nghiên cứu khoa học, biên soạn chương trình và giáo trình, giúp nhà giáo tích lũy được kinh nghiệm nghề nghiệp.

lý và nhà giáo đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh được chú trọng và nhiều đổi mới; song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, tồn diện. Cịn thiếu nhà giáo có trình độ, chun mơn cao, kỹ năng thực hành tốt, do chế độ lương, thưởng, điều kiện làm việc, cơ sở vật chất, tôn vinh nhà giáo... chưa được quan tâm đúng mức, chưa khuyết khích, thu hút đội ngũ nhà giáo yên tâm công tác tại các trường đào tạo nghề; kỹ năng thực hành của nhà giáo tại một số trường còn hạn chế, chưa bảo đảm thực hiện việc dạy học tích hợp; thiếu nhà giáo chuyên sâu dạy thực hành; một số nhà giáo cịn kiêm nhiệm cơng tác ở các phịng ban làm việc 8giờ/ngày dẫn đến hạn chế về thời gian chuẩn bị bài trước khi lên lớp; năng lực thực tiễn của một số ít giảng viên vẫn chưa đáp ứng yêu cầu giảng dạy; việc ứng dụng công nghệ thông tin để soạn giáo án điện tử ở một số nhà giáo còn chậm; số lượng nhà giáo trẻ mới ra trường, kinh nghiệm giảng dạy cịn hạn chế; một số ít nhà giáo chưa đề cao trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao, chưa nêu cao tinh thần tự giác học hỏi để nâng cao trình độ chun mơn, lý luận chính trị, kỹ năng nghề.

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý các trường đào tạo nghề được trưởng thành từ thực tiễn, đa số cán bộ quản lý các trường chưa được đào tạo một cách có hệ thống, bài bản về cơng tác quản lý; trình độ và năng lực điều hành quản lý cịn hạn chế, chưa chuyên nghiệp; làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân; một số ít cán bộ cịn nặng về thành tích; một số cán bộ quản lý chuẩn về bằng cấp nhưng hạn chế về kiến thức quản lý nhà nước, quản lý cơ sở vật chất và quản lý tài chính.

Một phần của tài liệu Văn hóa công vụ trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk (Trang 57 - 63)