Thực trạng lao động nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Văn hóa công vụ trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk (Trang 40 - 42)

Đắk Lắk là một tỉnh có dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào; tính đến cuối năm 2020, dân số của tỉnh 1.886.937 người; lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên 1.149.381 người (chiếm 61,32% so với tổng dân số); tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh đạt 60%; đây là lợi thế lớn trong việc xây dựng và phát

triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk, trước diễn biến phức tạp và ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, năm 2020, bên cạnh những nỗ lực, nhờ các yếu tố như: Tăng trưởng KT-XH của tỉnh đạt 9,86%; số doanh nghiệp thành lập mới trong năm 1.425 doanh nghiệp, tăng 375 doanh nghiệp so với năm 2019; việc huy động vốn, thu hút đầu tư một số cơng trình, dự án phát triển KT-XH mang tính trọng điểm trên địa bàn tỉnh như: điện năng lượng mặt trời, điện gió; các khu dân cư đơ thị, các dự án mở rộng, nâng cấp đường giao thơng và sự chủ động tìm kiếm việc làm của người lao động… đã góp phần tạo cho bức tranh lao động - việc làm của tỉnh có nhiều điểm sáng.

Đến cuối năm 2020, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 30.200 người. Trong đó, việc làm tăng thêm là 16.600 lao động, xuất khẩu lao động 1.100 người; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị duy trì 2,5%.

Lực lượng lao động ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ cao (76,82%) và chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, phần lớn là lao động phổ thơng; số lao động có trình độ chun mơn, tay nghề cao cịn ít. Do điều kiện phát triển KT-XH giữa các địa phương trong tỉnh khơng đồng đều; vì vậy, lực lượng lao động ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, năng lực làm việc, ý thức kỷ luật lao động, tác phong lao động cơng nghiệp cịn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động.

Để phát huy những thế mạnh về lao động của địa phương, đồng thời khắc phục những khó khăn trong thời gian tới tỉnh Đắk Lắk cần quan tâm đẩy mạnh việc xây dựng và triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH trong thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế, cụ thể như sau:

- Đề nghị tăng hỗ trợ nguồn lực của Trung ương cho địa phương để xây dựng, phát triển nhanh về cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển KT-XH của tỉnh.

- Rà soát tổng thể các quy hoạch phát triển KT-XH, quy hoạch phát triển ngành, nghề của tỉnh để có những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, phát huy được thế mạnh của tỉnh.

- Thực hiện có hiệu quả cơng tác xúc tiến đầu tư, ban hành các chính sách ưu đãi thiết thực để khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh tạo ra nhiều việc làm cho người lao động trong tỉnh, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.

- Thu hút các nguồn lực tài chính đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo; cập nhật, xây dựng chương trình, giáo trình nhằm nâng cao chất lượng đào tạo; thu hút doanh nghiệp tham gia vào hoạt động ĐTN.

- Tăng cường hỗ trợ phát triển thị trường lao động, tăng cường các kênh giao dịch trên thị trường lao động (thơng tin, quảng cáo, trang tìm việc làm trên các phương tiện thông tin đại chúng, sàn giao dịch việc làm, …).

Một phần của tài liệu Văn hóa công vụ trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk (Trang 40 - 42)