Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với trường đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Văn hóa công vụ trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk (Trang 28 - 30)

Một là, đảm bảo cho các trường đào tạo nghề theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước:

- Đảng ta luôn khẳng định phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực lao động trực tiếp là nhân tố quyết định để thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH và bảo vệ Tổ quốc. Chính vì vậy QLNN đối với các trường đào tạo nghề nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, nâng cao vai trị của các tổ chức, đồn thể chính trị xã hội trong phát triển công tác đào tạo nghề, tạo ra một lực lượng lao động có chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu CNH-HĐH và hội nhập quốc tế.

- Công tác QLNN đối với các trường đào tạo nghề phải đảm bảo lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam làm nền tảng, phải đảm bảo tính dân tộc, hiện đại, tiên tiến, thực hiện công bằng để ai cũng được học tập nâng cao trình độ, được thụ hưởng các chính sách phù hợp, không phân biệt tuổi tác, dân tộc, vùng miền.

Hai là, đảm bảo thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và phát triển nguồn nhân lực cho xã hội:

- Nguồn nhân lực được xem là năng lực nội sinh chi phối các nguồn lực khác và quá trình phát triển KT-XH của mỗi quốc gia. So với các nguồn lực khác, nguồn nhân lực với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật là khơng bị cạn kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý; còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố hữu hạn và chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp với nguồn nhân lực một cách có hiệu quả.

-Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác; trong đó, nguồn nhân lực chất lượng cao quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển KT-XH của mỗi quốc gia. Đảng ta xác định phải lấy việc phát huy chất lượng nguồn nhân lực làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững; là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước nhằm phát triển bền vững; là điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng.

Do đó, trong chiến lược phát triển đất nước, nguồn nhân lực phải được quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực về trí tuệ, ý chí và niềm tin. Nguồn nhân lực có chất lượng cao với số lượng và cơ cấu hợp lý, giàu trí tuệ và khát vọng, có lý tưởng cách mạng soi sáng, sẽ là động lực để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đáp ứng được yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.

-Bảo đảm chất lượng các trường đào tạo nghề được hiểu là một cơ chế quản lý, giám sát nhằm duy trì các chuẩn mực và khơng ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo. Xây dựng, vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng trong nhà trường là quản lý tồn bộ q trình đào tạo để đảm bảo chất lượng các cấp từ đầu vào, quá trình đào tạo và đầu ra với các yêu cầu: Thực hiện trước, trong và sau q trình đào tạo, phát hiện, phịng ngừa những yếu tố làm giảm chất lượng đào tạo; xác định theo các chuẩn mực và có quy trình, cơ chế bảo đảm chất lượng đầu ra, trách nhiệm của người tham gia quá trình đào tạo.

- Trước nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường đào tạo nghề đã thúc đẩy các trường phải nhất thiết đổi mới và đảm bảo chất lượng. Sự cần thiết đảm bảo chất lượng các trường đào tạo nghề là khẳng định thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh của các trường trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

- Đối với trường đào tạo nghề để đảm bảo chất lượng hoạt động ĐTN phải xây dựng phù hợp các yếu tố đảm bảo chất lượng: Chương trình, giáo trình; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; cơ sở vật chất, trang thiết bị; nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và công tác quản lý. Các yếu tố này phải phù hợp với nhau. Phương pháp giảng dạy tương ứng với thiết bị và đội ngũ nhà giáo đạt trình độ để tiến hành cơng việc theo phương pháp giảng dạy được áp dụng. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng các yếu tố trên phải được đảm bảo đồng thời.

Một phần của tài liệu Văn hóa công vụ trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk (Trang 28 - 30)