Chủ thể quản lý nhà nước đối với các trường đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Văn hóa công vụ trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk (Trang 27 - 28)

Chủ thể quản lý đối với các trường đào tạo nghề là các cơ quan QLNN từ Trung ương đến địa phương. Theo Luật GDNN số 74/2014/QH13, Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật GDNN, Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật GDNN, chủ thể QLNN đối với lĩnh vực đào tạo nghề được quy định như sau:

- Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội là cơ quan QLNN về GDNN ở trung ương, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc QLNN về GDNN

-Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với cơ quan QLNN về GDNN ở trung ương thực hiện QLNN về GDNN theo thẩm quyền và trực tiếp quản lý cơ sở GDNN của bộ, ngành mình theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.

- UBND cấp tỉnh trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện QLNN về GDNN theo phân cấp của Chính phủ; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch GDNN phù hợp với nhu cầu nhân lực của địa phương; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về GDNN của các cơ sở GDNN, các tổ chức, cá nhân có tham gia GDNN trên địa bàn theo thẩm quyền; thực hiện xã hội hóa GDNN; nâng cao chất lượng và hiệu quả GDNN tại địa phương.

Như vậy, hệ thống cơ quan QLNN đối với trường đào tạo nghề gồm có: Chính phủ, Bộ LĐ-TB&XH, Bộ và cơ quan ngang bộ có liên quan, UBND các cấp. Trong đó, Chính phủ thống nhất QLNN về giáo dục; Bộ LĐ-TB&XH chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về giáo dục; Bộ, cơ quan ngang Bộ phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH thực hiện QLNN về giáo dục theo thẩm quyền và UBND các cấp thực hiện QLNN các trường đào tạo nghề theo phân cấp.

Một phần của tài liệu Văn hóa công vụ trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w