Thực trạng đào tạo nghề của các trường đào tạo nghề tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Văn hóa công vụ trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk (Trang 42 - 49)

-Về hệ thống trường đào tạo nghề:

Trong giai đoạn thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy theo Quyết định số 756/QĐ-UBND ngày 12/4/2018 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW và Chương trình số 26-Ctr/TU ngày 21/02/2018 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 19- NQ/TW; Quyết định số 550/QĐ-UBND ngày 13/3/2019 về việc thay thế Phụ lục kèm theo Quyết định số 756/QĐ-UBND ngày 12/4/2018 và Quyết định số 1215/QĐ-UBND ngày 31/5/2018 của UBND tỉnh Đắk Lắk; Tỉnh đã tiến

hành rà soát, đánh giá, sắp xếp lại các cơ sở GDNN; thực hiện giải thể những cơ sở hoạt động không hiệu quả; đồng thời tập trung nâng cấp, mở rộng các cơ sở ĐTN đủ các điều kiện và khả năng, năng lực hoạt động đào tạo nghề.

Bảng 2.1. Hệ thống trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

STT TRƯỜNG TÊN TRƯỜNG

ĐÀO TẠO NGHỀ

1 Trường Cao đẳng nghề Trường CĐ Công nghệ Tây Nguyên Trường CĐ Kỹ thuật Đắk Lắk

Trường CĐ Bách Khoa Tây Nguyên Trường CĐ FPT Tây Nguyên

Trường CĐ Y tế Đắk Lắk

Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk 2 Trường Trung cấp nghề Trường Trung cấp Đắk Lắk

Trường Trung cấp Tây Nguyên Trường Trung cấp Trường Sơn Trường Trung cấp Bình Minh

Nguồn: Thống kê của tác giả, 2021

Qua bảng trên cho thấy, đến nay toàn tỉnh Đắk Lắk có 10 trường đào tạo nghề, gồm: 06 trường Cao đẳng và 04 trường Trung cấp. Các trường đào tạo nghề tập trung chủ yếu tại thành phố Buôn Ma Thuột (100%). Điều này cho thấy số lượng trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh còn hạn chế và chỉ tập trung chủ yếu tại thành phố của tỉnh Đắk Lắk, đây là điểm hạn chế trong khai thác thế mạnh của địa phương và hiệu quả trong công tác tuyển sinh.

-Về cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề:

Trong những năm qua, các Trường đào tạo nghề luôn quan tâm tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc phục vụ cơng tác đào tạo nghề. Tuy nhiên, nguồn lực đầu tư còn nhiều hạn chế, đầu tư dàn trải; phần

lớn các trang thiết bị, máy móc trong các trường đào tạo nghề chưa đồng bộ về hệ thống, tính sư phạm thấp ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo nghề. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng HSSV được qua đào tạo nhưng hầu hết vẫn phải đào tạo lại khi tiếp cận công nghệ hiện đại của các cơ sở sản xuất.

Mặc khác, qua thời gian sử dụng các thiết bị xuống cấp và hư hỏng, nên cần khắc phục sửa chữa và tăng cường các trang thiết bị hiện đại trong thời gian tới để đáp ứng và phù hợp thực tế với các nghề đào tạo.

-Về quy mô và cơ cấu ngành, nghề đào tạo:

Các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực về quy mơ và cơ cấu ngành, nghề đào tạo. Có thể nói, quy mơ đào tạo và cơ cấu ngành, nghề tuy chưa phải là yếu tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực nhưng cũng là một yếu tố quan trọng trong mối quan hệ cung - cầu với thị trường lao động. Quy mô đào tạo được thể hiện qua hai biến số là mạng lưới các cơ sở ĐTN và số lượng HSSV đào tạo mỗi năm.

Kết quả tuyển sinh tại các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong những năm gần đây như sau:

Bảng 2.2. Thống kê số liệu tuyển sinh các trường đào tạo nghề tỉnh Đắk Lắk từ năm 2018-2020

( Đơn vị tính: Người)

Loại hình Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Trường Cao đẳng 1,030 1,045 1,132

Trường Trung cấp 1,210 1,233 1,871

Nguồn: Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk Qua

bảng thống kê số liệu tuyển sinh nêu trên ta thấy rõ tỷ lệ tuyển sinh

các trường đào tạo nghề tăng qua các năm. Điều này nói lên hoạt động ĐTN ngày càng có nhiều người quan tâm và thu hút người học, góp phần nâng tỷ lệ đào tạo và đào tạo nghề đáp ứng mục tiêu đặt ra của địa phương.

Bảng 2.3: Ngành, nghề đào tạo tại các trường đào tạo nghề tỉnh Đắk Lắk

Tên trường Chuyên ngành đào tạo

Trường CĐ Chế biến caphe ca cao; kỹ thuật sử chữa, lắp ráp máy tính; cơng Cơng nghệ nghệ ơ tơ; điện công nghiệp; gia công và thiết kế sản phẩm mộc; Tây Nguyên thú ý; kế toán doanh nghiệp; kỹ thuật xây dựng; may thời trang;

lâm sinh; điện tử công nghiệp; công nghệ thông tin; bảo vệ thực vật; kỹ thuật LĐĐ &ĐKTCN; văn thư hành chính; kỹ thuật máy mơng nghiệp; hàn; khuyến nông lâm; kỹ thuật điêu khắc gỗ; kỹ thuật chế biến món ăn

Trường CĐ Cơng nghệ ơ tơ; cắt gọt kim loại; hàn; điện công nghiệp; điện Kỹ thuật Đắk dân dụng; kỹ thuật ML&LR; cơ điện tử; lắp ráp thiết bị điện; Lắk công nghệ thông tin; thiết kế đồ họa; kỹ thuật SC&LR máy tính;

kế tốn doanh nghiệp; điện tử dân dụng; kỹ thuật xây dựng; công tác xã hội.

Trường CĐ Y Điều dưỡng; Hộ sinh; Y sĩ; Dược sĩ trung cấp. tế Đắk Lắk

Trường CĐ Sư phạm Mỹ thuật; sư phạm Âm nhạc; hội họa; điêu khắc; đồ Văn hóa Nghệ họa; thiết kế đồ họa; thiết kế nội thất; thanh nhạc; organ; guitar; thuật Đắk Lắk múa; quản lý văn hóa.

Nguồn: Phịng Đào tạo và nghiên cứu khoa học các trường

Cơ cấu ngành, nghề đào tạo đã từng bước được điều chỉnh theo cơ cấu ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đã mở thêm nhiều nghề đào tạo mới mà thị trường lao động có nhu cầu và các nghề phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và giải quyết việc làm. Trong những năm qua, tỉnh tập trung phát triển quy mô đào tạo các ngành nghề đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH. Trong đó, tỉnh Đắk Lắk chú trọng phát triển nhanh quy mô đào tạo các nhóm ngành cơng nghệ - kỹ thuật, sản xuất - chế biến, nông nghiệp, khách sạn - du lịch, công nghệ thông tin, nông lâm -

thú y; đồng thời đảm bảo quy mô đào tạo các nghề thủ công - mỹ nghệ, phát triển dịch vụ - du lịch và tiểu thủ công nghiệp, làng nghề khu vực nông thôn.

-Về chương trình, giáo trình và chất lượng đào tạo nghề:

Trong những năm qua, Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành chương trình khung các ngành đào tạo sơ cấp, trung cấp và cao đẳng theo hướng xác định mục tiêu đào tạo gắn với chuẩn năng lực đầu ra, tăng cường kỹ năng thực hành cho HSSV. Mặc dù, đã ban hành được chương trình khung nhưng vẫn chưa đầy đủ cho tồn bộ chương trình đào tạo sơ cấp, trung cấp và cao đẳng, phải thay đổi điều chỉnh hàng năm, điều này ảnh hưởng rất lớn tới việc xây dựng chương trình đào tạo của các trường đào tạo nghề. Khi điều chỉnh hay xây dựng một chương trình đào tạo làm tốn thời gian và lúng túng khi áp dụng theo các quy định mới của các Bộ.

Một chương trình đào tạo hợp lý về thời gian đào tạo, kết cấu thời lượng từng nhóm kiến thức, kết cấu giữa lý thuyết và thực hành ảnh hưởng đến mục tiêu đào tạo từng chương trình hướng đến. Do đó việc thiết kế, biên soạn và điều chỉnh nội dung chương trình đáp ứng yêu cầu thực tế của thị trường lao động là vấn đề cấp bách.

Cùng với sự phát triển của hệ thống các trường đào tạo nghề, quy mô và cơ cấu ngành nghề đào tạo ngày càng tăng thì chất lượng đào tạo nghề cũng ngày càng được nâng cao rõ rệt, có khoảng 80% HSSV sau khi ra trường đã tạo hoặc tìm được việc làm. Các ngành nghề có cơ hội tìm được việc làm khá cao đó là ngành Thú y (90%), ngành kỹ thuật chế biến món ăn (80%), ngành cơng nghiệp điện tử điện lạnh (70%), ngành khó tìm việc nhất là kế toán doanh nghiệp (20%) và quản trị văn phịng (10%).

-Về chế độ học phí:

Chính phủ quy định cơ chế thu và sử dụng học phí đối với tất cả các loại hình nhà trường và cơ sở giáo dục khác. HĐND cấp tỉnh quy định mức

thu học phí, lệ phí tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục công lập thuộc cấp tỉnh trên cơ sở đề nghị của UBND cùng cấp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo nghề để quy định mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh đối với các cơ sở đào tạo nghề.

Hệ thống các trường đào tạo nghề đều là đơn vị sự nghiệp có thu; học phí một phần là vốn ngân sách nhà nước, phần còn lại là nguồn đóng học phí từ phía HSSV theo từng học kỳ.

Từ năm học 2015-2016, Chế độ học phí được thực hiện theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ và Thơng tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/3/2016 của Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 86. Nghị định quy định, học phí đào tạo đại học và GDNN thực hiện theo phương thức giáo dục thường xuyên áp dụng mức không vượt quá 150% mức thu học phí so với hệ đào tạo chính quy tương ứng cùng trình độ đào tạo, nhóm ngành, chun ngành và nghề đào tạo theo chương trình đào tạo đại trà tại cơ sở giáo dục đại học và GDNN chưa thực hiện tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư.

Học phí của các cơ sở giáo dục đại học, GDNN công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư theo quy định của Chính phủ được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành và lộ trình tính đủ chi phí đào tạo. Cịn đối với các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư theo quy định của Chính phủ, học phí được xác định trên cơ sở tính tốn có sự cân đối giữa hỗ trợ của Nhà nước và đóng góp của người học, thực hiện theo lộ trình giảm dần bao cấp của Nhà nước. Các cơ sở giáo dục phải cơng bố cơng khai mức học phí cho từng năm học cùng với dự kiến cho cả khóa học đối với giáo dục đại học, GDNN.

Dựa trên quy định của Chính phủ về cơ chế thu và sử dụng học phí. Ngày 14 tháng 12 năm 2016, HĐND tỉnh Đắk Lắk ban hành Nghị quyết số 189/2016/NQ-HĐND về việc Quy định mức thu học phí đối với cơ sở giáo

dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập năm học 2016 - 2017 và mức thu học phí đào tạo cao đẳng, trung cấp tại các trường công lập trực thuộc tỉnh từ năm học 2016 - 2017 đến hết năm học 2020 - 2021 [18].

-Về nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học công nghệ trong ĐTN

Thời gian qua, các trường đã luôn định hướng giảng dạy, nghiên khoa học và ứng dụng khoa học công nghệ là nhiệm vụ then chốt. Muốn đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu xã hội thì khơng ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Cùng với sự đầu tư và nỗ lực nhất định của đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo, công tác nghiên cứu khoa học ở các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã dần đi vào ổn định, nhiều đề tài nghiên cứu có giá trị được thực hiện. Hàng năm, số lượng đề tài có sự tăng rõ rệt, đề tài đáp ứng tốt nhu cầu thực tiễn phục vụ đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên trong q trình thực hiện nghiên cứu khoa học vẫn cịn hạn chế như là:

- Số lượng giảng viên trẻ trong các nhà trường chiếm tỷ lệ khá lớn. Đội ngũ này rất có thế mạnh về khả năng tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến nắm bắt thơng tin nhanh, tuy nhiên lại chưa tích lũy nhiều kinh nghiệm trong thực tế nên vẫn còn hạn chế trong việc nghiên cứu và ứng dụng.

- Hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học công nghệ được thực hiện trên cơ sở các trường chủ động xây dựng các kế hoạch, quy chế trong khi chưa có các quy định cụ thể của cơ quan chủ quản; cán bộ hỗ trợ quản lý công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học cơng nghệ của các trường chưa có nhiều kinh nghiệm và chun mơn hóa.

trong HSSV chưa được chú trọng, phát triển.

- Giảng viên chưa thực sự xem nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học công nghệ trong ĐTN là một phương tiện tạo nên chất lượng đào tạo.

- Nguồn kinh phí đầu tư cho cơng tác nghiên cứu khoa học còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Văn hóa công vụ trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk (Trang 42 - 49)