Giải pháp về hoàn thiện tổ chức nhân sự và quản trị bán hàng tại Xí nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá pdf (Trang 82 - 85)

tác quản trị tiêu thụ hàng hoát ại xí nghiệp chế biến

3.3.1.5.Giải pháp về hoàn thiện tổ chức nhân sự và quản trị bán hàng tại Xí nghiệp.

Xí nghiệp.

Tổ chức bộ máy quản lý ở mỗi doanh nghiệp phải đảm bảo tính tối ưu, đáp ứng yêu cầu kinh doanh và đặc biệt phải phù hợp với khả năng tài chính của mỗi doanh nghiệp. Dù vậy đối với Xí nghiệp chế biến thuỷ đặc sản xuất

khẩu - Hà Nội phải tổ chức bộ máy gọn nhẹ, chuyên môn hoá không có khâu

trung gian, quy định rõ chức năng của từng bộ phận và mối liên hệ giữa

chúng nhằm đảm bảo sự hợp tác chặt chẽ và hoạt động thống nhất giữa các

mặt công tác của Xí nghiệp.

Quản trị bán hàng thiết lập trên cơ sở những yêu cầu của chiến lược

tiêu thụ được thành công đem lại hiệu quả cao. Tuỳ theo chiến lược tiêu thụ

mà quản trị bán hàng mới có những thay đổi. Xí nghiệp mới chỉ xử dụng lực

lượng bán hàng trực tiếp, các cửa hàng, đại lý bán theo hợp đồng. Để hoàn thiện quản trị bán hàng ở Xí nghiệp theo tôi Xí nghiệp nên có những lực lượng bán hàng bên trong Xí nghiệp và lực lượng bán hàng bên ngoài Xí nghiệp.

Lực lượng bán hàng bên trong Xí nghiệp chủ yếu là những người làm công tác xúc tiến bán, hay theo dõi đơn đặt hàng, dự trữ, tồn kho. Nét đặc trưng để phân biệt lực lượng bán hàng bên trong và lực lượng bán hàng bên

ngoài Xí nghiệp là ở chỗ gần như không tiếp xúc với khách hàng.

Lực lượng bán hàng bên ngoài doanh nghiệp: Họ không ngồi cố định

trong Xí nghiệp mà không đi ký kết hợp đồng với khách hàng ở vùng địa lý.

Họ chỉ có mặt khi cần chế biến sản phẩm mới hoặc thay đổi giá cả. Để lực lượng bán hàng bên ngoài Xí nghiệp hoạt động có hiệu quả thì cần phải có

một lượng khách hàng đủ lớn.

Kiến nghị với nhà nước về việc tạo lập môi trường thuận lợi cho các

doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Nền kinh tế nước ta do chủ trương phát triển theo hướng quy luật

khách quan của thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước nên đã thu

được những thành quả đáng kể. Để phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, Đảng và nhà nước ta có những chính sách kêu gọi đầu tư liên doanh, liên kết

phát triển kinh tế và công nghệ, tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh để

cho hoạt động sản xuất kinh doanh và cạnh tranh thực sự thành động lực

phát triển nền kinh tế. Tôi xin đưa ra những kiến nghị và đề xuất sau đối với

các cơ quan nhà nước để nhằm tạo lập môi trường tiêu thụ hàng hoá thuận

lợi cho Xí nghiệp.

-Nhà nước đã đưa ra nhiều chủ trương và các biện pháp tích cực năng động để giúp các thành phần kinh tế nói chung và doanh nghiệp nhà nước

nói riêng thực hiện tốt hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên hệ thống pháp luật

của nước ta còn nhiều kẽ hở gây ra hoạt động gian lận thương mại. Vì vậy nhà nước phải luôn hoàn thiện hơn nữa các hệ thống chính sách và pháp luật.

Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, các hoạt động kinh tế nói chung và kinh doanh nhập khẩu nói riêng đều nằm trong sự

kiểm soát và hướng dẫn của nhà nước ngoài sự nỗ lực của của các doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiệp nhà nước cần có những biện pháp, cơ chế điều hành xuất nhập khẩu để Xí nghiệp phát huy hết khả năng của mình hơn nữa nhà nước cũng cần điều chỉnh một số chính sách sau để cho phù hợp với xu thế chung của thị trường. Nhà nước nên có chính sách thuế ổn định, cụ thể đối với từng mặt hàng để đảm bảo khuyến khích trong nước và lợi ích của các doanh nghiệp

-Các quy định về tỷ giá hối đoái khi tỷ giá biến động làm cho giá cả

hàng hoá biến động theo do đó gây tâm lý lo ngại cho người tiêu dùng, gây

bất lợi cho nhà kinh doanh.

- Nhà nước cần quy định rõ ràng trong việc thực thi các luật định thương mại, luật đầu tư, quy chế hợp lý chặt chẽ tạo được môi trường kinh

doanh bình đẳng.

-Với mọi doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng

đương đầu với cạnh tranh là một quy luật tất yếu khi muốn tồn tại và phát triển. Các doanh nghiệp nói chung đều gặp phải những trở ngại là thiếu vốn,

quy mô nhỏ, tổ chức hoạt động thiếu hiệu quả, thiếu kinh nghiệm và vẫn còn

bị ảnh hưởng bởi tinh thần doanh nghiệp có được thôngtin một cách nhanh

chóng và chính xác về tình hình thị trường trong và ngoài nước để các doanh

nghiệp hoạt động tiêu thụ hàng hoá có hiệu quả hơn. Bên cạnh việc ban hành

các quy định mà nhà nước cần chú trọng đến chiến lược phát triển nhân tài.

3.3.3.Đối với người lao động.

Trong không khí sôi động của nền kinh tế thị trường đã vẽ nên bức

tranh toàn cảnh nền kinh tế, với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học

kỹ thuật cùng với sự bình đẳng của mọi quốc gia trước những tiến bộ của

khoa học trên thế giới, bên cạnh đó là xu thế mở cửa hội nhập giao lưu kinh

tế giữa các nước càng làm cho đường biên giới giữa các quốc gia bị xoá nhoà trong giao lưu thương mại. Vị thế của các quốc gia không còn phụ

thuộc chủ yếu vào trữ lượng tài nguyên thiên nhiên của quốc gia đó nữa mà

nó phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nhân lực trong quốc gia đó và Xí

nghiệp chế biến thuỷ đặc sản xuất khẩu –Hà Nội cũng không nằm ngoài quy luật đó. Chính vì vậy người lao động trong Xí nghiệp cần phải phát huy hơn

nữa năng lực của bản thân mình, cần phải tự giác làm việc. Bên cạnh đó người lao động trong Xí nghiệp cần phải nâng cao trình độ chuyên môn và

tay nghề của mình giúp cho Xí nghiệp ngày càng phát triển hơn nữa, tăng

doanh thu cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng cao hơn nữa. Từ

đó nâng cao đời sống của chính bản thân mỗi cán bộ công nhân trong Xí

Một phần của tài liệu Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá pdf (Trang 82 - 85)