Cao chất lượng công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá.

Một phần của tài liệu Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá pdf (Trang 34 - 39)

1.4.1.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá.

Hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào ràng buộc của môi trườn kinh doanh. Các ảnh hưởngnày có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đó chính là nhân tố vĩ mô mang tính

khách quan.

a.Nhân tố chính trị pháp luật.

Đây là nhân tố khá nhạy cảm và biến động nhanh chóng, nó nhiều khi

nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Chúng ta thường thấy hiện tượng này diễn ra ở nhiều nước trên thế giới như đảo chính, sự trả đũa của

các quốc gia chiến tranh ... nó nằm ngoài vòng kiểm soát của doanh nghiệp.

b.Nhân tố môi trường văn hoá xã hội:

Trình độ văn ho, lối sống, tập quán có ảnh hưởng đến doanh số bán ra

của doanh nghiệp vì vậy doanh nghiệp cần phải nghiên cứu tỉ mỉ chính xác

nhân tố này nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ hàng hoá.

c.Nhân tố kinh tế.

Sự phát triển ổn định của mỗi quốc gia là một nền tảng cho sự phát

triển ổn định cho các doanh nghiệp. Băng chứng cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á đến nay đã làm nhiều doanh nghiệp phải phá sản làm ăn

thua lỗ tại nước này.

d.Tình trạng cạnh tranh trên thị trường.

Nhân tố này vừa cóảnh hưởng tích cực vừa có ảnh hưởng tiêu cực đối

với doanh nghiệp phải đổi mới sản phẩm nâng cao chất lượng phục vụ khách

hàng chuyên môn hoá sản xuất, ngược lại làm giảm doanh số bán ra của

doanh nghiệp.

e. Nhân tố thu nhập dân cư.

Nhân tố này ảnh hưởng đến sức mạnh chung của doanh nghiệp, có

công chúng ổn định, nhu cầu tiêu dùng tăng lên, sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ dễ dàng hơn và ngược lại.

1.4.1.2.Các nhân tố chủ quan.

a.Nguồn lực của doanh nghiệp:

Nguồn lực của doanh nghiệp nó chính là vốn, nguyên liệu sức lao động của con người ... có đủ nhu cầu đáp ứng hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp và nhu cầu phục vụ khách hàng hay không. Các nguồn lực này

phải đủ mạnh để chớp lấy cơ hội khi xuất hiện trên thị trường, đúng là yếu tố cơ bản cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

b.Quy mô doanh nghiệp:

Cơ sở hạ tầng máy móc, trang thiết bị công nghệ, bộ máy quản lý gọn

nhẹ kinh hoạt sẽ giúp cho doanh nghiệp điều hành một cách dễ dàng hiệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quả các thông tin, các quyết định của nhà quản trị.

c. Chất lượng sản phẩm dịch vụ:

Theo quy định kinh doanh hiện đại chất lượng hàng hoá mà doanh nghiệp đưa ra không nhất thiết phải là loại tốt nhất và tối ưu, phải là loại đáp ứng được thị hiếu và khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Đi kèm với

hàng hoá là các loại dịch vụ mà doanh nghiệp đưa ra cho khách hàng như

vận chuyển, phương thức thanh toán, hướng dẫn sử dụng, cũng hấp dẫn người tiêu dùng đến với doanh nghiệp.

e.Gía cả hàng hoá:

Nói chung nếu giâ bán giảm thì lượng hàng hoá tiêu thụ tăng lên

nhưng trong kinh doanh không phải bao giờ giá cũng như vậy vì nhiều khi

giâ cả cao lại tạo nên sự yên tâm về chất lượng uy tín của doanh nghiệp trước khách hàng. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải điều chỉnh giá hợp lý đối với từng loại sản phẩm ở các vùng dân cư khác nhau trong những thời điểm khác nhau nhằm khuyến khích nhu cầu tieu dùng đẩy mạnh tiêu thụ.

g.Quảng cáo tiếp thị:

Nếu doanh nghiệp làm tốt công tác này sẽ làm cho nhiều người biết đến doanh nghiệp cũng như sản phẩm của doanh nghiệp.

Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay quản cáo đóng vai trò

quan trọng đến mức tiêu thụ cho doanh nghiệp, có rất nhiều cách thức, nội

dung quảng cáo nên doanh nghiệp phải lựa chọn quảng cáo cho phù hợp, ấn

tượng quảng cáo thì mới có thể đẩy nhanh tiêu thụ tiết kiệm chi phí kinh

doanh hiệu quả.

h.Khâu tổ chức quản lý doanh nghiệp.

Trong công tác tiêu thụ hàng hóa thì yếu tố tổ chức và chỉ đạo phải

linh hoạt, nhanh nhẹn cùng với việc sắp xếp một bộ máy quản lý có hiệu quả

thì nhà quản trị phải biết cách động viên, khuyến khích người lao động làm

việc với nhiệt tình và trách nhiệm cao.

1.4.2.Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng quản trị tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp.

Trải qua thời gian tương đối dài của nền kinh tế thị trường cho đến nay, quan điểm nhận thức về vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm đã trở nên thay đổi chủ nghĩa trọng sản xuất được thay thế bằng chủ nghĩa trọng

tiêu thụ, vau trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm được nâng cao và có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp, từ đó làm nảy sinh vai trò của hoạt động quản trị tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp. Hiện nay nâng cao chất lượng quản trị tiêu thụ hàng hoá mà doanh nghiệp có thể:

a. Nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Góp phần tăng lợi nhuận: Đây là mục đích chung của các hoạt động

sản xuất kinh doanh nói chung hay hoạt động bán hàng nói riêng. Nó là chỉ

tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh, có lợi nhuận thì mới

- Thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá tái sản xuất mở rộng và tạo môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất và

góp phần tăng trưởng của nền kinh tế đất nước trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

công nghiệp hoá hiện đại hoá, hội nhập và phát triển, thời kỳ gia nhập khối

AFTA cũng như khối mậu dịch tự do thế giới WTO.

b. Nhằm mở rộng quy mô:

Mở rộng thêm quy mô thị trường thì mức độ ảnh hưởng của thị trường

nó phụ thuộc rất nhiều vào công tác tiêu thụ sản phẩm. Chính vì thế mà doanh nghiệp nào có thị phần lớn, có tập khách hàng đông sẽ được ưu thế

trên thị trường.

c.Nhằm đáp ứng thoả mãn nhu cầu tiêu dùng.

Do đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng cao

và nhu cầu tiêu dùng của họ cũng tăng theo. Các sản phẩm ngoài tính năng

công dụng cao, có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng nhưng

tổ chức mạng lưới tiêu thụ không hợp lý, công tác hoạch định tiêu thụ không

sát với thực tế, việc phân bổ nhân sự không đáp ứng cho việc thực hiện các

hoạt động tiêu thụ hoặc việc kiểm soát tiêu thụ lỏng lẻo...Thì việc tiêu thụ không đạt kết quả mong muốn.

CHƯƠNG2

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ THỰC

Một phần của tài liệu Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá pdf (Trang 34 - 39)