Về lao động của Xí nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá pdf (Trang 44 - 47)

2.1.Khái quát chung về Xí nghiệp chế biến thuỷ đặc sản

2.1.4.1.Về lao động của Xí nghiệp.

Cơ cấu chất lượng.

Bảng 1 : Đơn vị: người Chỉ tiêu 2002 2003 2004 So sánh 2003/2002 So sánh 2004/2003 CL TL(%) CL TL(%) Đại học 18 17 20 -1 -5,5 3 17,6 Cao đẳng 23 18 10 5 21,7 -8 -44,4 Trung cấp 38 30 13 -8 -21,5 -17 -44,7 Công nhân 72 65 46 -7 -9,7 -19 -29,2 Chung 151 130 89 -21 -13,9 -41 -31,5 Nhận xét:

Qua bảng số liệu ta thấy tổng số lao động của Xí nghiệp giảm dần qua

các năm 2002 - 2004. Năm 2003 so với năm 2002 giảm 21 lao động tỉ lệ là

13,9% còn năm 2004 so với năm 2003 giảm 41 lao động tỉ lệ 31,5%.

Tuy nhiên ta có thể dễ dàng nhận thấy số lượng lao động giảm chủ yếu là

các công nhân phân xưởng và các lao động có trình độ Trung cấp, số lượng

các kĩ sư và cử nhân tăng lên. Điều này được lý giải do Xí nghiệp mua mới

các loại máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến cho nên không cần nhiều lao động phổ thông.

Số lượng công nhân có sự giảm nhanh chóng năm 2003 so với 2002

giảm 7 người tỉ lệ 9,7%, năm 2004 so với năm 2003 giảm 19 người tỉ lệ tương ứng là 29,2%.

Số lượng nhân viên có trình độ Trung cấp và Cao đẳng giảm khá lớn trong năm 2003, năm 2003 so với 2002 số lao động trình độ Trung cấp giảm

8 người tương ứng với tỉ lệ 21,05%, năm 2004 so với 2003 giảm 17 người tương ứng với tỉ lệ là 44,7%.

Số lượng nhân viên có trình độ Đại học năm 2003 so với 2002 giảm 1 người tương ứng với tỉ lệ là 5,5%, năm 2004 so với 2003 tăng 3 người tỉ lệ

là 17,6%.

Ta thấy mặc dù có sự giảm sút về số lượng lao động tại Xí nghiệp qua

các năm song trình độ lao động của Xí nghiệp lại có sự gia tăng, đây có thể

nói là tốt vì chất lượng lao động cao đồng nghĩa với hiệu quả sử dụng lao động có xu hướng tăng trong thời gian tới.

2.1.4.2.Mặt hàng kinh doanh:

-Mặt hàng tôm:

Đây là mặt hàng chiếm tỉ trọng trong cơ cấu xuất khẩu của xí nghiệp. Năm 1998, lượng tôm xuất khẩu chiếm 71% tổng sản lượng xuất khẩu, năm 1999 là 83%, năm 2000 là 75%. Tôm thường được xuất khẩu ở dạng nguyên liệu hoặc cấp đông, hấp luộc, phơi khô dưới hình thức nguyên con còn vỏ,

bỏ đầu còn vỏ, bóc đầu bóc vỏ. Mặt hàng xuất khẩu của xí nghiệp có rất

nhiều loại, nhiều cỡ khác nhau như:

-Tôm sú bỏ đầu (cỡ 8/12; 13/15; 16/20; 21/25;26/30;31/41)

-Tôm sú PD (cỡ 26/30; 31/40; 41/50)

-Tôm sú nguyên con (cỡ 6/8; 8/12; 16/20; 21/30; 31/40)

-Tôm sú con bỏ đầu (cỡ 4/6; 6/8;8/12; 13/15)

-Tôm sú PTO hấp chín (cỡ 13/15; 16/20; 21/25; 31/40)

-Tôm sắt PUD (cỡ 90/120; 100/200; 300/500; vụn)

Do có giá trị kinh tế cao nên trong lĩnh vực xuất khẩu tôm đông lạnh

có rất nhiều đối thủ cạnh tranh đặc biệt là các nước trong khu vực như Inđônêxia, Thái Lan, Trung Quốc. Các nước này ngoài việc tôm có kích cỡ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cơ sở vật chất cho hoạt động khai thác lớn, chế biến những sản phẩm thuỷ

sản có giá trị kinh tế cao.

-Mặt hàng mực:

Mực hiện nay là nguồn hải sản có tiềm năng rất lớn để phát triển thị trường. Đây là mặt hàng tiêu thụ đứng thứ hai sau tôm. Năm 2000, trong tổng sản lượng xuất khẩu của xí nghiệp thì mặt hàng mực chiếm 10%. Các

thị trường tiêu thụ chủ yếu là: Nhật Bản, Trung Quốc và Nam Âu. Mặt hàng hàng mực chủ yếu của xí nghiệp hiện nay chủ yếu là mực File cấp đông

lạnh, mặt hàng mực cũng có rất nhiều loại, nhiều kích cỡ khác nhau như:

Mực ống nguyên con, cấp đông IQF,Mực ống tube, Mực ống philê block, Mực ống còn đầu, Mực philêkhi tham gia vào thị trường quốc tế , mặt hàng mực của xí nghiệp cũng như của Việt Nam có hạn chế vì mực là loài động

vật nhuyễn thể dễ bị phân huỷ, chi phí bảo quản cao, giá thành chế biến lại cao trong khi đó kỹ thuật chế biến của nước ta còn kém. Mặt khác, nguồn

nguyên liệu tự nhiên phụ thuộc vào thời vụ, điều kiện thời tiết, khí hậu. Hơn

nữa hiện nay ta chưa tổ chức nuôi để duy trì nguồn nguyên liệu làm hàng xuất khẩu.

-Mặt hàng cá:

Cá nước ta chủ yếu như: Cá Song, Cá Thu, Cá Nụ, Cá Chim. Xuất

khẩu chủ yếu dưới dạng nguyên con hoặc philê ướp đông (đã làm sạnh nội

tạng hoặc lọc nguyên thịt)

Mặt hàng cá trong danh mục hàng thuỷ sản xuất khẩu của Xí nghiệp

thuỷ đặc sản xuất khẩu Hà Nội tương đối đa dạng như: Cá hồng philê IQF, cá hồng philê đông lạnh, Cá Thu Philê, Cá Bơn bỏ đầu bỏ ruột IQF, Cá Basa Philê để da IQF

Các mặt hàng khác giá trị gia tăng: Sushimi, Nem, Chả, Cua, Sứa ,

Ngao lụa, Vây cá mập, Bạch tuộc nguyên con sạch Block, Bạch tuộc cắt.

Một phần của tài liệu Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá pdf (Trang 44 - 47)