Quá trình phát triển trường quân Sự Quân Khu 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên ở trường quân sự quân khu 1 (Trang 48 - 53)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1. Quá trình phát triển trường quân Sự Quân Khu 1

2.1.1. Sự hình thành, phát triển trường quân Sự Quân Khu 1

Diện tích đóng qn: 1.367.494,2 m2 chia làm 3 khu. - Đất sinh hoạt: 316.314,2m2

- Đất tăng gia: 122.338m2

- Đất thao trường: 928.842m2quy

Trường quân sự Quân Khu 1 là một trong những trường ra đời sớm nhất

trong hệ thống nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngay năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, để đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ cho các đơn vị trong Quân khu và Quân đội. Trường quân sự Quân Khu 1 được thành lập ngày 05 tháng 9 năm 1947 tại xóm Bắc Máng, xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Khi mới thành lập, trường mang tên là Trường bổ túc quân Chính Chiến khu 1. Tháng 12 năm 1947 trường được đổi tên thành Trường Bổ túc Quân chính Lý Thường Kiệt. Tháng 01 năm 1948, Trường Bổ túc Quân chính Chiến khu 1 và Trường Bổ túc Quân chính Chiến khu 12 được hợp nhất thành Trường Bổ túc Quân chính Liên khu 1. Cuối năm 1949 Trường Bổ túc Quân chính Liên khu 1 được đổi tên thành Trường quân chính Liên khu Việt Bắc. Cuối năm 1958, trường lại được đổi tên thành Trường Bổ túc Quân chính Quân khu Việt Bắc. Tháng 9 năm 1976 Trường Quân chính Quân khu Việt Bắc và Trường quân chính Quân khu Tây Bắc được hợp nhất thành Trường quân chính Quân khu 1. Tháng 2 năm 1995, Trường quân chính Quân khu 1 được đổi tên là Trường quân Sự Quân khu 1.

Ngày 24 tháng 12 năm 1958 Nhà trường vinh dự đón Bác Hồ về thăm trường. Bác căn dặn cán bộ, giáo viên, học viên, chiến sĩ toàn trường phải cố gắng học tập cho tốt để chiến đấu thắng lợi, bảo vệ Đảng, bảo vệ Chính quyền, bảo vệ nhân dân, góp phần xây dựng Quân đội chính quy, hùng mạnh. Tồn trường phải dạy tốt, học tốt hơn nữa, đoàn kết với nhân dân các dân tộc và xây dựng quân đội, xây dựng Nhà trường thành một trường Quân sự kiểu mẫu.

Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường, cấp ủy các cấp và các cơ quan chức năng đã có sự đổi mới nhận thức, tầm nhìn, chủ động cao trong xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, phẩm chất, năng lực đội ngũ giáo viên đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ, thường xuyên coi trọng xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên. Nhà trường đã xây dựng Kế hoạch 273/KH-ĐU ngày 26/3/2013 để thực hiện Nghị quyết 769-NQ/QUTW ngày 21/12/2012 của Quân ủy Trung ương về việc xây dựng đội ngũ giáo viên từ năm 2013 - 2020 và những năm tiếp theo.

* Những thành tích tiêu biểu

Thực hiện lời căn dặn của Bác cùng với nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Bộ Tư lệnh Quân khu giao trong những năm qua Nhà trường đã được tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý:

+ 01 huân chương Qn cơng hạng Nhì; + 03 Hn chương Chiến cơng hạng Nhì; + 03 Huân chương Chiến công hạng Ba;

Ngồi ra cịn nhiều bằng khen, giấy khen, cờ luân lưu của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư lệnh Quân khu 1, UBND các tỉnh trên địa bàn Quân khu.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của trường Quân sự Quân khu 1 khu 1

2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ

Mục tiêu, nhiệm vụ của trường quân sự Quân khu 1 là thực hiện công tác quản lý, giáo dục, đào tạo hạ sĩ quan chỉ huy, nhân viên chuyên môn kỹ thuật; bồi dưỡng quân sự địa phương; Đào tạo SQDB từ HSQ xuất ngũ; SQDB từ sinh viên tốt nghiệp đại học, SQDB hạng 1; huấn luyện chuyển loại dự bị động viên; liên kết đào tạo đại học, cao đẳng ngành QSCS; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối tượng 2; bồi dưỡng kiến thức quân sự; liên kết với trường quân sự các tỉnh trên địa bàn Quân khu đào tạo SQDB hạng 1 cho lực lượng vũ trang (LLVT) Quân khu; sẵn sàng giáo dục kiến thức quốc phòng - an ninh cho

sinh viên các trường cao đẳng theo phân luồng của Hội đồng giáo dục Quốc phòng và an ninh Trung ương. Bên cạnh đó Nhà trường cịn đăng cai đảm bảo phục vụ cho các lớp tập huấn, Hội thi, Hội thao do Bộ Quốc phòng và Quân khu tổ chức.

Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ của Nhà trường, các phòng, khoa, đơn vị được phân công, phân cấp rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ phù hợp với từng chuyên ngành, quy mô đào tạo và mục tiêu của Trường. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên thường xuyên được kiện toàn, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu, các phòng, khoa, bộ môn và các đơn vị trực thuộc Trường hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định và có hiệu quả. Hệ thống quản lý chất lượng của Nhà trường được xây dựng và vận hành tốt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, đã thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung sát điều kiện thực tiễn.

2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Nhà trường hiện nay:

- Số lượng cán bộ, giáo viên, công nhân viên Nhà trường hiện nay: 418 - Số lượng giáo viên đang trực tiếp giảng dạy: 129

- Số lượng học viên: 3130

- Tỷ lệ giáo viên Nam: 97,68% - Tỷ lệ giáo viên Nữ: 2,32% - Lãnh đạo Nhà trường gồm: 01 Hiệu trưởng, 01 Chính ủy, 03 Phó Hiệu trưởng, 01 Phó Chính ủy.

- Các phịng chức năng: Phịng Đào tạo, Phịng Chính trị, Phịng Hậu cần – kỹ thuật, Phịng Tham mưu hành chính.

- Các Khoa: Khoa Khoa học xã hội và nhân văn; Khoa Binh chủng hợp thành; Khoa Binh chủng; Khoa Quân sự địa phương; Khoa Chuyên môn kỹ thuật.

Sơ đồ 2.1. Tổ chức hành chính trường quân sự Quân khu 1

ĐẢNG ỦY

HIỆU TRƯỞNG CHÍNH ỦY

Hiệu phó chung Hiệu phó huấn luyện Phó chính ủy Hiệu phó qn sự Phịng Đào tạo Phịng Chính trị Phịng TM - HC Phịng HC - KT Khoa KHXH &NV Khoa Binh chủng Khoa CMKT Khoa QSĐP Khoa BCHT Tiểu đoàn Học viên Các tổ bộ

môn Các đại đội

2.1.3. Đặc điểm quá trình GD&ĐT của Nhà trường

Đặc trưng nổi bật nhất của các Nhà trường quân sự, chi phối đến tồn bộ q trình đào tạo đó là nét đặc trưng về mục tiêu đào tạo. Nếu như ở các trường dân sự mục tiêu đào tạo là theo cấp học vấn thì ở các trường quân sự mục tiêu đào tạo là theo chức danh gắn với học vấn.

Tốt nghiệp trường Đại học các cử nhân dân sự có thể đảm nhiệm các cương vị khác nhau từ cấp thấp đến cấp cao mà không nhất thiết phải quay lại trường đại học để học tiếp (trừ đào tạo SĐH) nhưng ở các trường quân sự thì khác. Mỗi trường quân sự đào tạo theo chuyên ngành và theo chức danh quy định. Tốt nhiệp các trường đại học quân sự, các cử nhân khoa học quân sự, chính trị, hậu cần chuyên môn kỹ thuật (gọi tắt là cử nhân quân sự) được bố trí cơng việc theo chức danh đào tạo. Trong q trình cơng tác những cán bộ (đã tốt nghiệp trường sĩ quan) nếu được đảm nhiệm cương vị cao hơn so với chức trách được đào tạo và có triển vọng phát triển thì nhất định phải được cử đi học tiếp ở bậc cao hơn ở các học viện, nhà trường đại học quân sự. Như vậy, ở mỗi một cấp học ở mỗi một trường đại học qn sự có một mục tiêu xác định. Mơ hình về một người học viên tốt nghiệp ra trường về phẩm chất chính trị tư tưởng, đạo đức và năng lực ngày càng được hoàn thiện.

Trong các trường QSQK được tổ chức theo phương thức quản lí hành chính kết hợp với quản lí chất lượng học tập. Tổ chức các lớp học viên theo từng đại đội, học viên ăn, ở, sinh hoạt theo chế độ, điều lệnh quân đội có hệ thống chỉ huy, hệ thống Đảng, Đồn, Hội đồng qn nhân, Cơng đồn...giúp cho việc quản lí chặt chẽ cả chất lượng học tập và chất lượng hoạt động thực tiễn.

Từ những đặc điểm nêu trên mà đội ngũ giáo viên các Trường quân sự trong Quân đội có những đặc thù riêng, khác với trường ngoài Quân đội. Đội ngũ giáo viên trong các trường Quân đội không những phải truyền đạt cho học viên kiến thức về lí luận, chính trị tư tưởng, chuyên môn kỹ thuật (theo chuyên ngành đào tạo) đồng thời phải bồi dưỡng cho họ những phẩm chất đạo đức, thể lực, tâm lí...và có tinh thần sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi được cấp trên giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên ở trường quân sự quân khu 1 (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)