8. Cấu trúc của luận văn
1.5. Nội dung cơ bản của quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường quân
1.5.3. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên:
Đào tạo là nâng cao trình độ lên một chất lượng mới, một cấp bậc mới theo những tiêu chuẩn nhất định bằng một q trình giảng dạy có hệ thống;
Bồi dưỡng là tăng thêm trình độ hiện có (kiến thức, thái độ và kỹ năng) với hình thức, mức độ khác nhau, khơng địi hỏi chặt chẽ về q trình, chuẩn mực như đào tạo.
Đào tạo và bồi dưỡng là hai vấn đề vừa có tính chất cấp bách, vừa có tính lâu dài, liên quan trực tiếp đến chất lượng đội ngũ giáo viên. Giáo viên cần được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức thường xuyên mới có thể đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục. Bồi dưỡng kịp thời sẽ tránh được lạc hậu về tri thức, lỗi thời trong giảng dạy, bồi dưỡng thường xuyên cho phù hợp với sự thay đổi về nội dung, phương pháp trong giáo dục và đào tạo. Như vậy, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên là cơng việc có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng và sự phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường.
Quan niệm trên cho thấy:
- Chủ thể bồi dưỡng là người lao động đã được đào tạo và đã có một trình độ chun mơn nhất định
- Bồi dưỡng thực chất là quá trình bổ sung kiến thức, kĩ năng để nâng cao trình độ trong một lĩnh vực hoạt động chuyên môn nhất định.
- Bồi dưỡng giúp chủ thể bồi dưỡng có cơ hội củng cố, mở mang hoặc nâng cao hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo chun mơn nghiệp vụ có sẵn nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công việc đang làm.
Nội dung bồi dưỡng:
- Bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, đạo đức lối sống.
- Bồi dưỡng những kiến thức pháp luật, kiến thức về quản lí; về văn hóa, ngoại ngữ, tin học, sức khỏe, thể dục thể thao, văn nghệ.
- Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ: bồi dưỡng theo chu kì thường xuyên, bồi dưỡng chuẩn hóa, trên chuẩn, bồi dưỡng thay sách, bồi dưỡng chuyên đề nâng cao, đổi mới phương pháp dạy học, những kiến thức tâm lí học, giáo dục học…
Hình thức bồi dưỡng:
- Bồi dưỡng thường xuyên: Là hình thức được áp dụng rộng rãi và phổ biến nhất vì nó phù hợp với đặc điểm công việc của giáo viên và điều kiện các nhà trường; nhất là việc bố trí thời gian để giáo viên tự bồi dưỡng, nghiên cứu các nội dung học tập và liên hệ thực tế vào bài học cụ thể. Việc bồi dưỡng thường thông qua các hội nghị khoa học, báo cáo chuyên đề, hội thảo, seminar, các đợt tập huấn, thao giảng, dự giờ, kèm cặp...
- Bồi dưỡng định kì: Giúp giáo viên vượt qua sự lạc hậu về tri thức do không được cập nhật tri thức thường xuyên.
- Bồi dưỡng nâng cao: Là hình thức bồi dưỡng các giáo viên nòng cốt trong nhà trường để làm hạt nhân cho sự phát triển của đơn vị cũng như tạo nguồn cán bộ quản lí trong tương lai.