8. Cấu trúc của luận văn
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.4. Đội ngũ giáo viên và phát triển đội ngũ giáo viên
1.2.4.1. Đội ngũ giáo viên (nhà giáo)
Đội ngũ được hiểu là tập hợp gồm nhiều người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp hợp thành lực lượng hoạt động trong một hệ thống (tổ chức) nhất định. Có sự gắn kết với nhau thành một chỉnh thể chứ không phải là nhiều người cộng lại.
Đội ngũ ngành giáo dục - đào tạo bao gồm cán bộ lãnh đạo, chuyên viên, nhân viên trong các cơ quan quản lý giáo dục các cấp; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục, nhà trường.
Theo Luật giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Giáo viên là nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác” [43, tr.25].
Theo Virgilk Rouland: “Đội ngũ nhà giáo là những người chuyên gia trong ngành giáo dục, họ nắm vững tri thức, biết dạy học và giáo dục như thế nào? Có khả năng cống hiến tồn bộ tài năng và sức lực của họ cho giáo dục, theo giáo trình “Quản lý đào tạo” của từng cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo” [17].
Khoảng thế kỷ thứ V - IV trước công nguyên thời của Khổng Tử, nhà giáo được gọi là “Sư”. “Sư” để chỉ người có nhiều kinh nghiệm, có học vấn uyên bác và mang học vấn truyền thụ cho người khác. “Sư” được đặt ở vị trí thứ hai trong thứ bậc xã hội “quân - sư - phụ” (vua, thầy, cha). Khổng Tử được người đời tôn vinh là “Vạn thế sư biểu” tức là người thầy của muôn đời.
Ngày nay, người làm nghề dạy học gọi là “nhà giáo”, “giáo viên”. Trước đây nhân dân ta cũng gọi người dạy học là “Sư”, sau này gọi là thầy giáo. Để khuyên răn người học phải biết kính trọng, lễ phép với người dạy mình cha ơng ta có câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy” hay “không thầy đố mày làm nên”, do đó “thầy” chính là người có học vấn, có trình độ hướng dẫn, dạy bảo.
Như vậy, ta có thể hiểu đội ngũ giáo viên là tập hợp những giáo viên thành một lực lượng có tổ chức, có chung một lý tưởng, một mục đích, nhiệm vụ đó là thực hiện mục tiêu đã đề ra cho lực lượng, tổ chức mình. Họ cùng làm theo một kế hoạch thống nhất và gắn bó với nhau thơng qua lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ quy định của pháp luật, nội quy, quy định của đơn vị, của ngành. Đội ngũ giáo viên là lực lượng quyết định nhất đối chất lượng giáo dục và đào tạo của mỗi nhà trường.
1.2.4.2. Phát triển đội ngũ giáo viên (nhà giáo)
Việc chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ trọng tâm, số một của mỗi Nhà trường. Phát triển đội ngũ giáo viên cần chú ý tính tồn diện; phải chăm lo bồi dưỡng về phẩm chất chính trị đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của người giáo viên, tạo điều kiện môi trường thuận lợi để mỗi người yên tâm gắn bó với nghề và gắn kết họ lại thành một khối thống nhất vì nhiệm vụ chung của Nhà trường; các khoa, tổ bộ môn đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và mạnh về chuyên môn.
Mỗi một cách tiếp cận khác nhau dẫn đến có các quan điểm khác nhau về phát triển đội ngũ giáo viên.
Với cách tiếp cận phát triển ĐNGV lấy cá nhân người giáo viên làm trọng tâm đã có quan niệm: Cơng tác phát triển đội ngũ giáo viên là tạo sự chuyển biến tích cực của các giáo viên trên cơ sở về nhu cầu của họ đặt ra. Mục đích là khuyến khích tài năng, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ. Mặt khác có quan niệm cho rằng: giáo viên là nguồn lực quan trọng nhất trong việc duy trì và nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.
Những quan niệm trên đều đề cao vai trò của giáo viên trong việc phát triển đội ngũ. Giáo viên là trung tâm, là lực lượng duy nhất. Điều đó có nghĩa là trong cơng tác phát triển đội ngũ giáo viên vấn đề trọng tâm là phải tạo ra sự chuyển biến tích cực của các cá nhân giáo viên dựa trên những nhu cầu của họ.
Với cách tiếp cận phát triển ĐNGV phải lấy sự phát triển Nhà trường làm trung tâm, thì mục tiêu của Nhà trường là cơ sở cho việc phát triển đội ngũ
giáo viên. Mặc dù các mục tiêu của Nhà trường là cơ sở vững chắc cho việc xây dựng các chương trình và chính sách phát triển đội ngũ giáo viên, nhưng nếu không chú ý đến các yếu tố khác như yếu tố văn hóa hay nhu cầu động cơ của cá nhân giáo viên thì việc phát triển đội ngũ giáo viên cũng mang tính áp đặt, gượng ép dẫn tới công tác phát triển đội ngũ giáo viên không cao.
Với cách tiếp cận phát triển ĐNGV phải coi trọng sự phát triển cá nhân đồng thời thực hiện mục tiêu phát triển Nhà trường. Đây là quan điểm có sự kết hợp hài hịa giữa nhu cầu cá nhân (giáo viên) và nhu cầu tổ chức (nhà trường) trong sự phát triển ĐNGV, vì vậy cả hai nhu cầu đều được cân nhắc, được hòa hợp và cân bằng nhằm bảo đảm cho Nhà trường ổn định và phát triển.
Từ những cách tiếp cận trên có thể hiểu phát triển đội ngũ giáo viên là:
Phát triển đội ngũ giáo viên là quá trình quy hoạch, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của cấp ủy, chỉ huy các cấp, các cơ quan chức năng, các khoa giáo viên trong Nhà trường làm cho đội ngũ này tăng tiến cả số lượng lẫn chất lượng và có cơ cấu hợp lí, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển của Nhà trường.
Trong giai đoạn hiện nay, phát triển đội ngũ giáo viên mang tính chiến lược lâu dài chứ không phải nhiệm vụ trước mắt. Số lượng phải đủ so với biên chế, cơ cấu phải hợp lí, chất lượng phải được đảm bảo đạt chuẩn và trên chuẩn. Phù hợp với mục tiêu phát triển của Nhà trường trong thời kì cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.