Thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường quân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên ở trường quân sự quân khu 1 (Trang 62 - 64)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4. Thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường quân sự

đã dần từng bước được bổ sung và hoàn thiện để có sự cân đối về độ tuổi, giới tính, cơ cấu chuyên môn nghiệp vụ giữa các khoa, tổ bộ môn.

Cơ cấu trình độ học vấn của đội ngũ giáo viên trường quân sự Quân khu 1 có sự chênh lệch tương đối lớn, có giáo viên có trình độ cao học nhưng cũng có nhiều giáo viên chỉ ở trình độ cao đẳng nên công tác bố trí, luân chuyển giáo viên rất khó khăn, chỗ thừa không bổ sung được cho chỗ thiếu.

Các khoa giáo viên hiện nay thừa giáo viên, tuy nhiên có những chuyên ngành thiếu giáo viên (Chuyên ngành Hóa học). Mặt khác, chất lượng giáo viên trong từng chuyên ngành không đều, những giáo viên trẻ khó thay thế cho giáo viên có nhiều kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy.

Thực tiễn cho thấy trong những năm qua (2015-2019) đã nảy sinh một số tư tưởng hạn chế vẫn còn xảy ra ở một bộ phận giáo viên trường quân sự Quân khu 1 do chưa có ý thức tốt trong việc rèn luyện, chấp hành kỷ luật khi thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và chấp hành pháp luật của nhà nước.

Quân số học viên đào tạo chuyên ngành tăng nhanh từ 2015 chỉ có 2230 học viên đến năm 2019 có 3130 học viên. Theo số liệu Nhà trường năm học 2015 chỉ có 19 đối tượng đào tạo, đến năm học 2019 có 23 đối tượng.

2.4. Thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường quân sự Quân khu 1 Quân khu 1

Để có thực tế cho việc đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trường quân sự Quân khu 1 trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi điều tra thực trạng 146 CBQL và GV (trong đó có 17 cán bộ quản lí và 129 giáo viên). Điều tra thực trạng 6 trong số các biện pháp đang được áp dụng để phát triển đội ngũ, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.9. Đánh giá mức độ thực hiện và hiệu quả các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở trường quân sự Quân khu 1 đang thực hiện

STT Nội dung

Thực hiện Hiệu quả

X Thứ

bậc X Thứ

bậc

1 Quy hoạch, kế hoạch 218 2,50 1 216 2,48 1

2 Tuyển dụng 215 2,47 2 192 2,2 2

3 Sử dụng 211 2,42 4 190 2,18 3

4 Đào tạo, bồi dưỡng 209 2,40 5 181 2,08 6 5 Chế độ, chính sách 207 2,37 6 188 2,16 4 6 Kiểm tra, đánh giá 213 2,44 3 186 2,13 5

Mức độ thực hiện: Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trường quân sự Quân khu 1 đang thực hiện đạt mức độ trung bình khá, với điểm bình quân X = 2,43. (Min = 1; Max = 3)

Trong đó, biện pháp “Quy hoạch, kế hoạch” được đánh giá là thực hiện tốt nhất với X = 2,5 và xếp thứ 1/6 biện pháp. Điều này thể hiện sự quan tâm, chú trọng của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường đến công tác phát triển ĐNGV tạo điều kiện thuận lợi cho mục tiêu giáo dục - đào tạo của Nhà trường thành công.

Hiệu quả: Các biện pháp phát triển ĐNGV trường Quân sự Quân khu 1 đang thực hiện được đánh giá ở mức trung bình, với điểm bình quân X = 2,20 (Min = 1; Max = 3)

Trong 6 biện pháp phát triển ĐNGV trường Quân sự Quân khu 1 đang thực hiện thì biện pháp “quy hoạch, kế hoạch” đạt hiệu quả tốt nhất, với điểm trung bình X = 2,48. Điều này chứng tỏ được sự quan tâm của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển ĐNGV một cách hiệu quả. Biện pháp được đánh giá hiệu quả thấp nhất trong 6 biện pháp với điểm trung bình X = 2,08 thể hiện biện pháp “đào tạo, bồi dưỡng” đã được thực hiện ở Nhà trường nhưng hiệu quả còn ở mức khiêm tốn.

Đánh giá mức độ thực hiện và hiệu quả các biện pháp phát triển ĐNGV Trường quân sự Quân khu 1 đang thực hiện chúng tôi thấy: các biện pháp phát triển ĐNGV đã được quan tâm, chú trọng đầu tư thực hiện tuy nhiên hiệu quả vẫn còn ở mức trung bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên ở trường quân sự quân khu 1 (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)