8. Cấu trúc của luận văn
1.4. Yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên trường quân sự Quân khu
Phát triển đội ngũ giáo viên trước hết phải tạo ra một đội ngũ (một tổ chức) các nhà giáo, từ đó phát triển đội ngũ cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu, độ tuổi, giới tính. Việc phát triển đội ngũ giáo viên thực chất là phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục. Theo Nguyễn Minh Đường, phát triển nguồn nhân lực có thể hiểu như sau:
+ “Với nghĩa hẹp nhất, đó là q trình đào tạo và đào tạo lại, trang bị hoặc bổ sung thêm những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để người lao động có thể hồn thành tốt nhiệm vụ mà họ đang làm hoặc để tìm một việc làm mới”.
+ “Với nghĩa rộng hơn là bao gồm cả bổ túc văn hóa cho người lớn, xóa mù chữ là những cơ sở tri thức cần thiết để học nghề và phát triển nghề nghiệp”.
+ “Phát triển nguồn nhân lực được hiểu với một khái niệm rộng hơn bao gồm cả ba mặt: Phát triển sinh thể, phát triển nhân cách đồng thời tạo một môi trường xã hội thuận lợi cho nguồn lực phát triển” [24].
Như vậy phát triển đội ngũ giáo viên trong giáo dục chính là xây dựng một đội ngũ những người gắn bó với lý tưởng dân tộc và CNXH, có phẩm chất đạo đức trong sáng, lành mạnh, có ý chí kiên định trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc đồng thời
có khả năng tiếp thu nền văn hóa tiến bộ của nhân loại, phát huy tiềm năng của con người Việt Nam và của dân tộc, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực, sáng tạo của cá nhân làm chủ tri thức khoa học, công nghệ.
Theo chúng tơi có thể xây dựng mơ hình phát triển đội ngũ giáo viên thông qua các yếu tố sau.
1.4.1. Số lượng
Theo từ điển tiếng Việt, số lượng thành viên của đội ngũ thể hiện bằng độ rộng lớn về mặt tổ chức.
Việc phát triển đội ngũ giáo viên về số lượng thực chất là xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, chun sâu về trình độ chun mơn. Có sự kế tiếp giữa các thế hệ giáo viên, trong đội ngũ giáo viên các độ tuổi, các lớp giáo viên “gối” nhau để không bị hẫng hụt. Công tác bổ sung giáo viên cho một số bộ môn, khoa đúng biểu đồ biên chế của Bộ Tổng tham mưu-Bộ Quốc phòng quy định. Bảo đảm tồn bộ giáo viên có trình độ đào tạo chuẩn và được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm, về công nghệ mới, nâng dần tỷ lệ giáo viên có trình độ đại học và sau đại học (chẳng hạn yêu cầu nâng trình độ sau đại học lên 30% vào năm 2020)
Số lượng đội ngũ giáo viên cũng bị chi phối bởi một số nội dung khác như việc bố trí sắp xếp đội ngũ, tình trạng tỷ lệ HV/lớp, định mức giờ giảng, định mức vượt giờ của giáo viên, chương trình mơn học, phương pháp giảng dạy mới.
1.4.2. Chất lượng
Chất lượng: Là sự phù hợp với các tiêu chuẩn (thông số kỹ thuật) cách tiếp cận chất lượng từ góc độ tiêu chuẩn hay các thông số kỹ thuật có nguồn gốc từ ý niệm kiểm soát chất lượng trong các ngành sản xuất và dịch vụ.
Chất lượng: Là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Khi thiết kế một sản phẩm hay dịch vụ, yếu tố quyết định là xác định nhu cầu khách hàng mong muốn với giá cả họ hài lòng trả.
Khi đề cập đến vấn đề phát triển chất lượng thì chúng ta nghĩ ngay đến trình độ và phương pháp của đội ngũ giáo viên. Khả năng trình độ của đội ngũ giáo viên thường thể hiện qua các mặt:
- Trình độ đào tạo: Đạt chuẩn hay khơng đạt chuẩn theo quy định, chính quy hay khơng chính quy, chất lượng và uy tín của cơ sở đào tạo;
Có các loại trình độ theo ngạch như giáo viên, giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp;
Có các loại trình độ theo học vị: cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ; Có các loại trình độ theo học hàm: giáo sư, phó giáo sư; Có các loại trình độ theo tay nghề: bậc nghề, nghệ nhân.
- Về trình độ chun mơn: Phải nắm vững nguyên lý cơ bản, những nội dung của mơn mình phụ trách và hiểu biết liên đới với các bộ môn khoa học khác. Một bài giảng tốt phải thể hiện được tính khoa học, tính triết lý, có chiều sâu, khơng xa rời thực tế;
- Về mặt kỹ thuật hay tính logic của bài giảng: Giáo viên phải sử dụng kết hợp công nghệ dạy học để truyền đạt tối đa lượng kiến thức cho học viên;
- Về ngôn ngữ và hiện diện của giáo viên trong suốt quá trình dạy: thường xuyên giao tiếp với người học một cách thân thiện, chia sẻ kinh nghiệm,...
- Sự hài hòa giữa các yếu tố của đội ngũ giáo viên:
+ Giữa chức vụ, quân hàm, trình độ đào tạo, phẩm chất đạo đức, kiến thức và kỹ năng sư phạm với năng lực của đội ngũ;
+ Giữa nội dung cơng việc và vị trí cơng tác với năng lực từng cá nhân giáo viên đảm nhiệm, thâm niên công tác và trách nhiệm của người giáo viên.
1.4.3. Cơ cấu
Cơ cấu là hình thức tồn tại của hệ thống phản ánh cách thức sắp xếp các phần tử, phân hệ và mối quan hệ của chúng theo một dấu hiệu nhất định. Cơ cấu đội ngũ giáo viên Trường quân sự được xem xét trên các yếu tố sau:
- Cơ cấu về giảng dạy theo chuyên môn: Là tổng thể về tỉ lệ giáo viên của các môn học theo ngành học ở cấp tổ bộ mơn, cấp khoa hiện có, sự thừa
thiếu giáo viên ở mỗi mơn học. Tỉ lệ này phải phù hợp với định mức quy định thì nhà trường mới có được cơ cấu chun mơn hợp lý là điều kiện cần và đủ để nâng cao chất lượng giáo dục.
- Cơ cấu về trình độ: Là sự phân chia giáo viên theo tỉ lệ của trình độ đào tạo như cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ và trình độ tương đương ở các chuyên ngành không phải sư phạm. Việc xác định một cơ cấu trình độ hợp lý cũng là một biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, số giáo viên chưa đạt chuẩn cần phải chuẩn hóa, nhưng để có tỉ lệ vượt chuẩn cần xem xét thực trạng của nhà trường để vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế, vừa nâng cao chất lượng đội ngũ. Trong khi ngân sách cịn hạn chế như hiện nay thì một đội ngũ có phẩm chất tốt và đủ năng lực đáp ứng việc giảng dạy và giáo dục có lẽ tốt hơn một đội ngũ trên chuẩn mà không phát huy được hết khả năng của họ trong công việc.
- Cơ cấu về tuổi đời: Việc phân tích đội ngũ giáo viên theo độ tuổi nhằm xác định cơ cấu đội ngũ theo từng nhóm tuổi, là cơ sở để phân tích thực trạng, chiều hướng của tổ chức và khoảng cách chun mơn để từ đó có cơ sở khoa học cho việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng, sử dụng…
- Cơ cấu về giới tính: Xem xét cơ cấu giới tính của đội ngũ giáo viên để có kế hoạch phân cơng sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, thời gian học tập của từng cá nhân, thời gian nghỉ dạy do sinh đẻ, con ốm, sức khỏe yếu … tất cả các yếu tố đó đều có tác động đến chất lượng đội ngũ giáo viên và là yếu tố quan trọng liên quan đến chất lượng giáo dục và đào tạo.
1.4.4. Yêu cầu đối với ĐNGV trường quân sự của thời kì đổi mới và hội nhập
Đất nước ta đang trong tiến trình thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều cơ hội thuận lợi, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức to lớn đối với nền kinh tế-xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng, đội ngũ giáo viên tất yếu không thể tách rời sự chuyển biến của xu thế thời đại và sự hội nhập. Việc phát triển đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng đào tạo trong mỗi cơ sở đào tạo sẽ đáp ứng được những yêu cầu mới trong thời kì đổi mới của đất nước.
Thách thức quan trọng nhất là phải hiện đại hóa hệ thống đào tạo để các cơ sở đào tạo nói riêng và hệ thống đào tạo nói chung khơng tụt hậu so với sản xuất, nếu khơng nói là phải đi trước sản xuất một bước. Đội ngũ giáo viên là lực lượng quan trọng, đóng vai trị quyết định để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong quá trình đổi mới về giáo dục và đào tạo, nếu khơng đủ năng lực thì chính họ lại là lực lượng làm cản trở công cuộc đổi mới này.
Trong q trình tồn cầu hóa và hội nhập, một thách thức to lớn là trong thời gian rất ngắn chúng ta phải đào tạo được một đội ngũ lao động kỹ thuật có trình độ cao, đặc biệt là các nhà giáo đạt chuẩn của các nước trong khu vực và quốc tế cho một số lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, đủ sức để tiếp thu các công nghệ hiện đại và phương pháp quản lý tiên tiến, có khả năng sáng tạo để cạnh tranh về kinh tế trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời giữ được bản sắc văn hóa dân tộc trong q trình hội nhập.
Tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế tất yếu dẫn đến hội nhập về giáo dục và đào tạo. Vì thế hệ thống giáo dục Việt Nam, đặc biệt là giáo dục trong Quân đội sẽ gặp những thách thức lớn.
Hội nhập quốc tế đòi hỏi hệ thống giáo dục của chúng ta phải xây dựng, bổ sung một danh mục các ngành đào tạo, về chương trình đào tạo, về văn bằng, học hàm, học vị,...
Trong nền kinh tế tri thức, cơng nghệ thơng tin có một vị trí quan trọng để mỗi quốc gia, mỗi cá nhân có thể mở rộng khơng gian hoạt động của mình, điều này dẫn đến một yêu cầu tất yếu là hệ thống giáo dục phải có những cách cơ bản như internet hóa, mạng hóa tồn hệ thống đào tạo. Để làm được điều đó cần có đủ 3 điều kiện, trong đó điều kiện về con người (đội ngũ giáo viên là chủ yếu) phải được tiếp cận, biết sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, nâng cao sự nhận thức của đội ngũ về sự cần thiết của công nghệ thơng tin.
Tóm lại, hệ thống đào tạo của nước ta tuy đã có một bước phát triển lớn, đạt được nhiều thành tựu trong thời gian qua. Nhưng vẫn còn những yếu kém và bất cập; những thách lớn vẫn đặt ra trước mắt, lúc này hơn bao giờ hết
ĐNGV - lực lượng lớn trong xã hội phải xác định rõ vai trị và vị trí quan trọng trong việc đổi mới, phát triển của cả hệ thống giáo dục và đào tạo.