8. Cấu trúc của luận văn
3.1. Phương hướng và nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Phương hướng
Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở trường quân sự Quân khu 1 được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu lý luận về các vấn đề liên quan và phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên, thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên của trường trong những năm vừa qua để thấy được mặt mạnh, mặt yếu, những thuận lợi cũng như khó khăn. Hơn nữa cần đảm bảo tính cấp thiết và tính khả thi trong việc thực hiện các biện pháp.
Quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng, các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức trong đơn vị, tập trung sức lãnh đạo Nhà trường thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giáo dục đào tạo, không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy, xây dựng nhà trường chính quy, vững mạnh tồn diện ngày càng vững chắc, xứng đáng với vị trí là trung tâm đào tạo của Quân khu.
Xây dựng Đảng bộ Nhà trường vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, có năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu cao. Đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ năng lực thực hiện chức trách tốt, tiền phong gương mẫu về phẩm chất đạo đức, lối sống ý thức tổ chức kỷ luật cao, lãnh đạo Nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tập trung lãnh đạo thực hiện tốt 2 khâu đột phá “nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên, chú trọng việc cập nhật thông tin, ứng dụng khoa học công nghệ vào giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy và học, tạo sự chuyển biến vững chắc về xây dựng chính quy, quản lý kỷ luật”
3.1.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp * Bảo đảm tính đồng bộ * Bảo đảm tính đồng bộ
Tính đồng bộ của các biện pháp địi hỏi phải đảm bảo sự thống nhất, liên tục ăn khớp nhau trong việc sắp xếp, lựa chọn để quá trình tổ chức thực hiện các biện pháp không chồng chéo, không mâu thuẫn nhau cả về nội dung lẫn tư tưởng chỉ đạo. Yêu cầu cơ bản của nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ khi đề xuất các biện pháp là sự nối tiếp thông suốt giữa các biện pháp, sự phối hợp giữa quan niệm về các biện pháp với quá trình tổ chức thực hiện chúng.
* Bảo đảm tính khả thi
Biện pháp đặt ra phải phù hợp với mục tiêu và đối tượng, điều kiện kinh tế, xã hội, đặc biệt là điều kiện về cơ sở vật chất, tâm lý, đặc thù ngành….Mặt khác do định hướng phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương và đặc điểm của các nhà trường chi phối trực tiếp đến yêu cầu đội ngũ giáo viên. Nên các biện pháp phải có tính đón đầu, với mục tiêu đưa đội ngũ giáo viên phát triển. Các biện pháp đưa ra phải xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, để giải quyết mâu thuẫn và cải tạo thực tiễn.
* Bảo đảm tính kế thừa
Việc đề xuất các biện pháp phát triển ĐNGV phải dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên trường Quân sự Quân khu 1, phân tích và làm rõ nguyên nhân các biện pháp đã và đang tiến hành có hiệu quả, các biện pháp chưa có hiệu quả và cả những biện pháp chưa phù hợp với thực tiễn giáo dục của Nhà trường. Từ đó luận văn tiến hành xây dựng các biện pháp phát triển theo hướng giữ nguyên và tiếp tục củng cố, phát huy những biện pháp phát triển đã và đang thực hiện có hiệu quả, cải tiến bổ sung hoàn thiện biện pháp phát triển hiện tại, loại bỏ biện pháp không phù hợp, đề xuất biện pháp mới phù hợp với thực tiễn giáo dục nhà trường, địa phương.
Nguyên tắc này còn thể hiện ở sự kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có, đặc biệt là phát triển đội ngũ giáo viên.
* Bảo đảm tính thực tiễn
Việc xây dựng các biện pháp quản lý bên cạnh việc đảm bảo nguyên tắc kế thừa, nguyên tắc khả thi còn phải đảm bảo nguyên tắc thực tiễn. Theo nguyên tắc trên, luận văn đã tiến hành khảo sát thực trạng ĐNGV cũng như