Biện pháp 3: Sử dụng hợp lí đội ngũ giáo viên hiện có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên ở trường quân sự quân khu 1 (Trang 87 - 94)

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG QUÂN SỰ QUÂN KHU 1

3.2. Các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên ở trường quân sự Quân khu 1

3.2.3. Biện pháp 3: Sử dụng hợp lí đội ngũ giáo viên hiện có

Sử dụng không hợp lí đội ngũ giáo viên sẽ làm kém hiệu quả việc phát huy khả năng, sức mạnh vốn có và những khả năng tiềm ẩn. Việc bố trí đúng người, đúng việc hợp khả năng sẽ làm cho hoạt động của Nhà trường hiệu quả hơn, đồng thời cũng làm cho mỗi thành viên cảm thấy tự tin hơn vào chính bản thân mình, tin tưởng vào tập thể. Muốn sử dụng hợp lí đội ngũ giáo viên cần đạt được những yêu cầu sau: phát huy hết khả năng, năng lực, điểm mạnh của từng giáo viên.

Việc giảng dạy của giáo viên phải đúng với chuyên môn được đào tạo, đảm bảo việc thực hiện đúng chế độ, chính sách đối với những giáo viên dạy vượt định mức.

Bố trí đúng năng lực, trình độ chuyên môn và sở trường cho phù hợp với từng giáo viên.

3.2.3.2. Nội dung

Căn cứ vào tình hình nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo của Nhà trường, trên cơ sở các chuyên ngành đào tạo, số giáo viên hiện có, xây dựng phương án bố trí phân công hợp lí nhất. Việc phân công bao gồm những nội dung sau:

Trên cơ sở rà soát, đánh giá đúng trình độ, năng lực của từng người trong từng chuyên ngành, từng loại hình giáo viên, số lượng cơ cấu để bố trí giáo viên đúng chuyên ngành được đào tạo, đúng chuyên môn nhằm phát huy tối đa năng lực của từng người. Sử dụng đúng người, đúng việc, đúng chuyên môn đào tạo, đúng sở trường và nguyện vọng cá nhân; bảo đảm tính liên tục, tính kế thừa, kết hợp hài hòa trẻ - già, cũ - mới; phù hợp với cơ cấu tổ chức của các bộ môn, khoa và yêu cầu nhiệm vụ của Nhà trường.

Trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa bố trí hợp lí, sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên với công tác tư tưởng, chính sách, tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất nơi ở, làm việc, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy và học, nghiên cứu khoa học, thường xuyên chăm lo đời sống vật chất tinh thần để cho giáo viên yên tâm gắn bó với Nhà trường.

3.2.3.3. Phương hướng thực hiện

Lập kế hoạch giảng dạy tổng thể năm học của Nhà trường, từ đó tính tổng số tiết cần thiết cho từng số môn, chuyên ngành đào tạo.

Trên cơ sở kế hoạch năm học đồng thời có tham khảo nguyện vọng cá nhân, ý kiến của các khoa và tiểu đoàn, các bộ phận lập kế hoạch điều chỉnh nhằm làm cho sự phân công chung được cân đối, phù hợp, đảm bảo các mục tiêu đã đề ra, cần phối hợp giữa các cơ quan để thực hiện tốt chế độ, chính sách phõn cụng cho từng bộ phận mỡnh theo dừi, chuyờn trỏch theo một nguyờn tắc chung được thống nhất.

Làm công tác tư tưởng đối với những trường hợp giáo viên còn băn khoăn với việc bố trí, sử dụng ở Nhà trường.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện

Phải thống nhất được quan điểm trong việc bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên trong toàn thể hội đồng Nhà trường.

Phải có những nhận định, đánh giá chính xác về năng lực, khả năng, ý thức trách nhiệm của từng giáo viên.

Cú chế độ chớnh sỏch cụ thể rừ ràng và hợp lớ đối với những trường hợp tham gia công tác kiêm nhiệm.

3.2.4. Biện pháp 4: Chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên ở trường quân sự Quân khu 1

3.2.4.1. Mục tiêu

Để làm tốt nhiệm vụ giảng dạy, giáo viên phải thường xuyên được đào tạo và bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư phạm. Trong Nhà trường việc bồi dưỡng là vô cùng cần thiết vì số giáo viên đã công tác nhiều năm, kiến thức mà họ được trang bị từ các trường sĩ quan trước đây đã trở nên lạc hậu nên cần có sự cập nhật trang bị kiến thức mới thông qua các hình thức bồi dưỡng. Cồn đối với giáo viên mới ra trường thì kiến thức được trang bị là mới, là hiện đại nhưng khả năng thực tiễn kém, thiếu kinh nghiệm về nghiệp vụ sư phạm nên việc bồi dưỡng là nhằm tích lũy thêm khả năng, kinh nghiệm thực tiễn và nâng cao trình độ sư phạm.

Hiện nay, nhiều giáo viên có hoàn cảnh gia đình và các điều kiện khác còn khó khăn nên việc sắp xếp thời gian và công việc của bản thân để theo học các lớp tập trung là không thể. Trong điều kiện như thế việc bồi dưỡng để nâng cao trình độ là một biện pháp tối ưu và mang tính khả thi cao.

Xã hội hiện nay đang thực hiện “xã hội học tập” và “học tập suốt đời” thì việc tự bồi dưỡng trở thành một nhu cầu tất yếu và nó trở thành nhu cầu của bản thân.

Thực tế trong giáo dục cũng đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu của người học và sự phát triển của xã hội.

Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên cần đạt được các mục tiêu sau:

+ Việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phải thực sự đáp ứng cho công tác giảng dạy và đảm nhiệm các công việc sau này theo quy hoạch.

+ Việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phải góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và khả năng tham gia các công tác khác của đội ngũ giáo viên trong Nhà trường.

3.2.4.2. Nội dung

Phần lớn đối tượng đào tạo của trường là hạ sỹ quan chỉ huy, nhân viên chuyên môn kỹ thuật- những người trực tiếp gắn bó với bộ đội, với đơn vị. Vì vậy đội ngũ giáo viên không chỉ có kiến thức, năng lực sư phạm mà cần có kinh nghiệm thực tế. Nhà trường cần thực hiện hiệu quả công tác cử giáo viên đi thực tế tại các sư đoàn, lữ đoàn trong quân khu như: Sư đoàn 3, 346, Lữ đoàn 382, Lữ đoàn 210, Lữ đoàn 601. Cần quy định rừ thời gian thực tế, chuyờn mụn và chức vụ. Với cán bộ cấp khoa, tổ trưởng bộ môn thời gian đi thực tế ít nhất là 1 năm. Đối với giáo viên, ngoài việc luân chuyển xuống các tiểu đoàn trong trường thì cần có những đợt trải nghiệm thực tế tại các đơn vị bạn. Hoạt động thực tế này giúp giáo viên nâng cao kiến thức và kinh nghiệm thực tế, nắm chắc hoạt động huấn luyện, tích lũy kinh nghiệm lãnh đạo chỉ huy, quản lý bộ đội, bổ sung kiến thức thực tiễn vào giảng dạy.

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.

Thực hiện phong trào thi đua “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”. Nhà trường nên khuyến khích giáo viên nghiên cứu khoa học để phát triển năng lực bản thân góp phần nâng cao chất lượng giáo

dục đào tạo. Những đề tài sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng phải được vận dụng vào thực tiễn. Lãnh đạo khoa, tổ trưởng chuyên ngành cần phát hiện những giáo viên có năng lực nghiên cứu khoa học, khuyến khích động viên, tạo điều kiện thuận lợi về tinh thần và vật chất để họ vừa tham gia giảng dạy lại vừa có thời gian nghiên cứu khoa học. Với những giáo viên chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào đạt chất lượng, lãnh đạo khoa cần khuyến khích họ rèn luyện học hỏi những người có kinh nghiệm để đươc bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học, hướng dẫn thực hành các kĩ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học giúp họ hình thành niềm đam mê và tinh thần vượt khó dám nghĩ, dám làm, dám đối mặt với những khó khăn thất bại trong quá trình nghiên cứu.

Đảng ủy, Ban giám hiệu, lãnh đạo các khoa cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học cho giáo viên một cách cụ thể, có lộ trình, mục tiờu, thời gian và chỉ tiờu rừ ràng. Phõn cụng giỏo viờn cú kinh nghiệm hướng dẫn giáo viên chưa có kinh nghiệm về cách phát hiện, lựa chọn vấn đề nghiên cứu, xây dựng kế hoạch và hướng dẫn quy trình, các bước thực hiện nội dung nghiên cứu. Nếu cần có thể mời các chuyên gia nghiên cứu khoa học có kinh nghiệm và uy tín để bồi dưỡng cho giáo viên. Bản thân mỗi giáo viên cần tích cực nghiên cứu tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học có giá trị, chủ động thâm nhập thực tế để mở rộng hiểu biết, nâng cao khả năng giao tiếp, nắm vững phương pháp nghiên cứu, hình thành tố chất, kĩ năng cần thiết. Cần chủ động các nguồn tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu ở các trung tâm học liệu, các thư viện trong và ngoài Quân đội.

Tích cực ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào giảng dạy cũng là một biện pháp thiết thực nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên. Lãnh đạo Nhà trường, khoa cần quán triệt 100% cán bộ, giáo viên biết sử dụng, đưa giáo án điện tử vào giảng dạy, 100%, bài giảng, giáo án được biên soạn trên máy vi tính, ứng dụng thành thạo phần mềm AdobeFlash, Frionpape và tạo trang wed riêng để đưa những bài giảng hay, có chất lượng hoặc những kinh nghiệm

giảng dạy của giáo viên lên trang wed. Trang wed này được kết nối với các khoa, các trường Quân sự trong quân khu và toàn quân để trao đổi kinh nghiệm, phát triển năng lực chuyên môn của giáo viên.

Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên

Những năm gần đây, đội ngũ giáo viên Trường Quân sự Quân khu 1 tuy đã có những đổi mới về phương pháp dạy học, đáp ứng được những yêu cầu của phương pháp dạy học tích cực, lấy học viên làm trung tâm, thầy cô chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn học viên tiếp cận, lĩnh hội kiến thức. Nhưng thực tế cho thấy, nhiều giáo viên phần đa là giáo viên lớn tuổi còn lúng túng thậm chí chưa hiểu bản chất của các phương pháp dạy học tích cực, vẫn nặng về thuyết trình, vấn đáp đơn điệu, kĩ năng sử dụng các phương tiện dạy học, mô hình trực quan chưa thành thục. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học còn hạn chế ở mức độ chủ yếu là trình chiếu thay bảng viết, điều đó đã hạn chế phát huy tính tích cực của người học. Năng lực quan trọng nhất của người giáo viên quân đội là năng lực chuyên môn. Do vậy nhà trường phải hết sức coi trọng bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên. Nội dung bồi dưỡng nên tập trung vào những vấn đề: cách soạn bài, kĩ năng thực hành bài giảng, cách thức tổ chức hoạt động học tập cho học viên, kĩ năng vận dụng các kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực, sử dụng trò chơi vào quá trình dạy học để tăng hứng thú học tập cho học viên và nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên. Đổi mới phương pháp, hình thức dạy học nhằm phát huy năng lực tư duy sáng tạo của học viên. Thực hiện đa dạng các loại hình bồi dưỡng như: bồi dưỡng tại chỗ, bồi dưỡng ở các học viện nhà trường trong và ngoài quân đội, đi thực tế ở các đơn vị. Trước mỗi khóa học, nhà trường nên mở lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tập trung vào kĩ năng, phương pháp dạy học hiện đại. Công tác bồi dưỡng phải được tiến hành theo phương châm “yếu nội dung nào, bồi dưỡng nội dung đó”. Nhà trường yêu cầu từng khoa giáo viên, tổ bộ môn phải chú trọng cải tiến nội dung, chương trình, từng bước hoàn thiện

chuẩn hóa giáo trình, tài liệu phù hợp với đối tượng đào tạo, sát thực tiễn ngoài đơn vị.

Việc dự giờ, rút kinh nghiệm, tổ chức thi giáo viên giỏi các cấp phải được tổ chức thường xuyên giúp giáo viên có điều kiện học tập, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp từ đó nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân.

3.2.4.3. Phương hướng thực hiện

Xõy dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm để xỏc định rừ:

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng Thời gian đào tao, bồi dưỡng Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng

Bố trí, sắp xếp một cách hợp lí việc phân công giảng dạy và các công tác khác để người đi đào tạo, bồi dưỡng có thời gian yên tâm đầu tư cho việc học tập.

Tổ chức triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng định kỳ và bồi dưỡng nâng cao đối với giáo viên còn trong độ tuổi.

Có chính sách khuyến khích, động viên về vật chất, tinh thần đối với những giáo viên đi đào tạo và tham gia bồi dưỡng.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

Các cơ quan quản lí phải có những văn bản cụ thể quy định về chế độ, chính sách đối với những giáo viên đi học.

Nhà trường phải đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị để đáp ứng yêu cầu cho việc bồi dưỡng.

Thư viện phải có đầy đủ các sách tham khảo, sách tra cứu và tài liệu cần thiết phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Có đủ các phòng học chuyên dùng cho từng khoa, các bãi thực hành, thao trường và các trang thiết bị cần thiết.

Ngoài khoản ngân sách của Bộ Quốc phòng hàng năm chi cho việc đào tạo, bồi dưỡng Nhà trường cần phải tạo thêm các nguồn kinh phí khác hỗ trợ hoạt động này.

3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường giám sát kiểm tra và đánh giá giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên ở trường quân sự quân khu 1 (Trang 87 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)