Quyền về vốn và tài sản:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế của cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước (Trang 51 - 53)

1- QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC

1.2.2 Quyền về vốn và tài sản:

Khoản 1 Điều 6 Luật DNNN 1995 qui định “DNNN có quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Nhà nước giao theo qui định của pháp luật để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh hoặc hoạt động cơng ích do Nhà nước giao” với qui định này Luật DNNN 1995 mới chỉ giao quyền quản lý và sử dụng tài sản sản và vốn cho DNNN, cịn quyền định đoạt hồn tồn thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước, nhưng trên thực tế các cơ quan nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu vẫn có thể can thiệp vào việc thực hiện quyền sử dụng vốn và tài sản của DNNN thông qua quyền điều chuyển, tăng, giảm vốn điều lệ của DNNN. Trong quá trình kinh doanh, mọi

hoạt động đầu tư, liên doanh, liên kết, góp vốn, DNNN đều phải thực hiện xin phép cơ quan quản lý và chỉ được thực hiện khi đã được cho phép (điều 7 khoản 2). Các qui định này đã hạn chế việc kịp thời nắm thời cơ kinh doanh của doanh nghiệp, làm giảm tính cạnh tranh trên thương trường của doanh nghiệp.

Khắc phục những hạn chế này, Luật DNNN sửa đổi năm 2003 tại điều 13 đã thừa nhận quyền định đoạt đối với vốn và tài sản “Công ty nhà nước có quyền định đoạt đối với vốn và tài sản của công ty theo qui định của Luật này và qui định khác của pháp luật liên quan”, thể hiện quyền định đoạt này, điều 71 Luật DNNN sửa đổi 2003 qui định “tổng công ty nhà nước, cơng ty nhà nước độc lập có quyền và nghĩa vụ đối với phần vốn đầu tư ở doanh nghiệp khác như quyết định đầu tư, góp vốn, tăng giảm vốn đầu tư, vốn góp theo qui định của Luật này và điều lệ của cơng ty có vốn góp của cơng ty nhà nước; thu lợi và chịu rủi ro từ phần vốn góp ở các cơng”. Tuy nhiên, Luật DNNN sửa đổi vẫn giữ phần lớn quyền định đoạt đối với tài sản và vốn của DNNN như quyền quyết định đầu tư các dự án có giá trị trên 30% tổng giá trị tài sản, quyết định các hợp đồng vay, cho vay, thuê, cho thuê và hợp đồng kinh tế vượt mức vốn điều lệ... (điều 64). Do vậy, quyền định đoạt của DNNN theo Luật DNNN sửa đổi 2003 mới chỉ đáp ứng phần nào những yêu cầu của điều kiện kinh doanh hiện nay, chưa thực sự giao quyền tự chủ hoàn toàn cho DNNN.

Hoạt động đầu tư hiện nay trong DNNN được coi là phương thuốc hữu hiệu đối với các DNNN, nó thực sự mở ra những lĩnh vực mới, thị trường mới để phát triển các DNNN năng động, sáng tạo. Để quản lý lĩnh vực này, Chính phủ đã ban hành Qui chế quản lý đầu tư và xây dựng (Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 20/8/1999). Theo đó, DNNN phải thực hiện rất nhiều các thủ tục rườm rà trước khi nhận được quyết định đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Mặc dù Qui chế quản lý đầu tư và xây dựng xác định rõ DNNN là chủ đầu tư những dự án do mình bỏ vốn đầu tư, nhưng việc quyết định đầu tư lại do một cơ

Một qui định cũng hết sức vơ lý trong văn bản pháp luật này đó là qui định về thẩm định, thẩm tra và xin ý kiến của các Bộ, ngành trước khi quyết định đầu tư. Với qui định này để dự án đến được “bàn” của người có thẩm quyền phê duyệt, chủ đầu tư (DNNN) phải “chịu” rất nhiều các thủ tục hành chính khơng hợp lý. Mặc dù đã qui định “tổ chức tư vấn phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, xác thực của các số liệu và nội dung của dự án”, nhưng khi hồn thành cơng tác lập dự án DNNN vẫn phải xin ý kiến thẩm tra của từng Bộ, ngành liên quan trước khi phê duyệt. Các “hàng rào” thủ tục hành chính trên cũng chính là nguyên nhân gây ra nạn tiêu cực, tham ơ, lãng phí trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Ví dụ điển hình là vụ án Lã Thị Kim Oanh và các vụ án khác trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản đã gây thất thốt hàng nghìn tỷ đồng vốn của Nhà nước. Nhưng nếu xem xét rộng hơn, thì tình trạng trên khơng chỉ là thiểu số mà là số đông, thậm chí là phổ biến trong lĩnh vực đầu tư và nguyên nhân chính và cơ bản là do cơ chế chính sách quản lý trong lĩnh vực này còn nhiều bất cập, trong đó ngun nhân sâu xa lại chính là cơ chế quản lý vốn tài sản của Nhà nước tại DNNN như đã đề cập ở trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế của cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước (Trang 51 - 53)