Hoàn thiện chức năng đại diện sở hữu của Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế của cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước (Trang 113 - 115)

1- NHỮNG GIẢI PHÁP

2.1 Hoàn thiện chức năng đại diện sở hữu của Nhà nƣớc

Trong mối quan hệ giữa nhà nước và DNNN, các cơ quan cấp trên đã can thiệp quá nhiều, quá sâu vào các hoạt động kinh doanh thường ngày của doanh nghiệp, lại quản lý không tốt thậm chí cịn khơng làm trịn trách nhiệm thể hiện rõ nhất ở chỗ nhà nước không thể thực hiện hợp lý chức trách là đại diện người sở hữu tài sản tồn dân của mình. Trong thời gian vừa qua, doanh nghiệp thậm chí cả cơ quan nhà nước chỉ có khái niệm quản lý tài sản mà chưa có khái niệm kinh doanh vốn. Trong khi đó, điều mà người đầu tư vốn hay chủ sở hữu cần phải quan tâm đó là kinh doanh vốn, với nội dung cơ bản là đầu tư vốn hợp lý và hoạt động kinh doanh có hiệu quả, mục tiêu là duy trì và làm tăng giá trị vốn, thu hồi vốn nhanh, thoả mãn nhu cầu tái sản xuất mở rộng vốn. Còn quản lý tài sản, với nội dung quan tâm đến hiện vật, lại thuộc chức năng của doanh nghiệp. Như vậy, tăng cường và hoàn thiện chức năng là đại diện chủ sở hữu chính là tăng cường và hoàn thiện chức năng kinh doanh vốn của Nhà nước. Và với chức năng này, thì các cơ quan quản lý nhà nước không thể và không bao giờ thoả mãn được u cầu này, do vậy địi hỏi phải có một thực thể kinh doanh vốn độc lập. Thơng qua hình thức kinh doanh này, nhà nước giao một số lượng vốn nhất định cho các thực thể kinh doanh, những thực thể này lại dùng hình thức đầu tư và khống chế cổ phần, đem số vốn ấy giao cho doanh nghiệp để kinh doanh. Như vậy sẽ hình thành nên một hệ thống uỷ thác kinh doanh nhiều tầng nấc. Đồng thời, từ Nhà nước đến doanh nghiệp đều thực hiện rộng rãi nguyên tắc uỷ thác kinh doanh mà nhiều nước trên thế giới đã thực hiện, hình thành nên hệ thống và nền nếp quyền lực, trách nhiệm và lợi ích của chế độ uỷ thác. Tuy nhiên như đã đề cập ở phần trước, để hình thành ngay thực thể kinh doanh này sẽ là một “cú sốc” đối với hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước và hệ thống DNNN hiện hành vốn đã quen với cơ chế quản lý cũ lỗi thời. Nhưng khi đã chấp nhận cơ chế kinh tế thị trường, thì đồng thời cũng phải vận hành theo các qui luật vốn có của kinh tế thị trường, nếu không nền kinh tế thị trường sẽ bị “biến

tế bị suy thoái. Bên cạnh đó, nếu do dự trong việc đổi mới, cải cách cơ chế quản lý đối với DNNN, thì tài sản và vốn của Nhà nước mà thực chất là của nhân dân sẽ tiếp tục bị thất thoát, thiệt hại mà khơng có ai chịu trách nhiệm. Trước những nguy cơ trên, thì thà rằng chấp nhận một sự thay đổi lớn để từ đó phát triển cịn hơn là do dự tiếp tục duy trì cơ chế quản lý cũ khơng cịn phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế của cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước (Trang 113 - 115)