Chuyển doanh nghiệp nhà nƣớc thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế của cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước (Trang 62 - 63)

1- QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC

1.3.4 Chuyển doanh nghiệp nhà nƣớc thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

một thành viên

Thực hiện chủ trương đổi mới cơ chế quản lý DNNN theo mơ hình cơng ty hóa DNNN, Nhà nước đã ban hành Nghị định số 63/2001/NĐ-CP ngày 14/9/2001 về chuyển đổi DNNN, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội thành công ty TNHH một thành viên. Sau khi thực hiện biện pháp chuyển đổi này, Nhà nước vẫn giữ 100% vốn của doanh nghiệp, tuy nhiên điểm khác biệt so với DNNN là doanh nghiệp sau chuyển đổi được hoạt động theo qui định của Luật Doanh nghiệp 1999, với quyền kinh doanh rộng hơn, rõ ràng hơn, sự can thiệp của các cơ quan quản lý nhà nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN bị hạn chế tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự chủ trong các quyết định sản xuất kinh doanh. Theo mơ hình này, cơ chế quản lý tài chính cơng và tài chính doanh nghiệp được tách bạch rõ ràng, quan hệ giữa Nhà nước và doanh nghiệp là quan hệ giữa người góp vốn ở mức kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, nhưng chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về số vốn góp vào doanh nghiệp. Tuy nhiên, hạn chế của biện pháp này thể hiện ở chỗ trình tự, thủ tục để chuyển đổi cịn phức tạp và khó thực hiện đối với các doanh nghiệp trong diện được chuyển đổi (Chương 2 Nghị định 63/2001/NĐ-CP). Chế độ đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp sau chuyển đổi vẫn giữ nguyên mà chưa giao cho các thực thể kinh doanh thực sự (Điều 2 Nghị định 63/2001/NĐ-CP qui định các tổ chức sau đây được ủy quyền là đại diện chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối với công ty trách nhiệm

định thành lập; Hội đồng quản trị Tổng công ty nhà nước đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chuyển đổi từ doanh nghiệp thành viên thuộc Tổng công ty nhà nước. Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trực tiếp là chủ sở hữu hoặc chỉ định một tổ chức là đại diện chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của tổ chức mình). Một điểm hạn chế nữa, đó là vẫn chưa xóa bỏ hồn tồn việc can thiệp vào các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp, ví dụ: điều 3 Nghị định 63/2001/NĐ-CP qui định quyền hạn và nhiệm vụ của tổ chức là chủ sở hữu hoặc được ủy quyền là đại diện chủ sở hữu công ty: Quyết định dự án đầu tư, mua, bán tài sản, hợp đồng vay, cho vay có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% giá trị tài sản được ghi trong sổ kế tốn của cơng ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn được quy định tại Điều lệ cơng ty theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.

Về tổ chức điều hành doanh nghiệp: bộ máy quản lý điều hành doanh nghiệp sau khi chuyển đổi chưa có sự thay đổi thích ứng mà vẫn sử dụng bộ máy quản lý cũ, do vậy ít nhiều cũng đã ảnh hưởng tới chế độ quản lý theo mơ hình cơng ty của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế của cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước (Trang 62 - 63)