Xây dựng củng cố các tổng công ty theo hƣớng hình thành các tập đoàn kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế của cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước (Trang 116 - 118)

1- NHỮNG GIẢI PHÁP

2.3 Xây dựng củng cố các tổng công ty theo hƣớng hình thành các tập đoàn kinh tế

đồn kinh tế

Mơ hình tổng cơng ty hiện nay là sự ghép nối cơ học về học tổ chức, nên không phát huy được sức mạnh tổng hợp về nhân lực, vốn, kỹ thuật, thế mạnh của các đơn vị thành viên, mà ngược lại ở nhiều tổng công ty đang tồn tại nhiều những hạn chế làm giảm sức mạnh của các đơn vị thành viên, cơ quan tổng công ty lại trở thành một “cấp quản lý” mới đối với các đơn vị thành viên. Trong giai đoạn hiện nay cần nhanh chóng chuyển đổi các tổng cơng ty này thành các tập đoàn kinh tế. Tuy nhiên khi chuyển đổi cần lưu ý tới những nội dung sau:

- Các Tổng cơng ty phải có cơ cấu mềm dẻo, thành lập trên cơ sở có các DNNN nịng cốt, sự tham gia của các doanh nghiệp thành viên phải thực sự trên tinh thần tự nguyện, xuất phát từ thực tế hoạt động, từ trình độ tích tụ, tập trung vốn và nhu cầu liên kết của các doanh nghiệp vì lợi ích chung và lợi ích của chính mình. Có thể liên kết theo nhiều mơ hình như liên kết vốn, liên kết trong sản xuất, liên kết trong nghiên cứu ứng dụng.

- Xây dựng cơ chế để các doanh nghiệp thành viên trong một Tổng công ty cạnh tranh và hợp tác với nhau, cũng như hợp tác và cạnh tranh với các doanh nghiệp ngồi tổng cơng ty.

- Từng bước hồn thiện mơ hình các tổng cơng ty đang hoạt động theo hướng phân định rõ ràng quyền sở hữu và quyền quản lý trong các tổng

- Uỷ quyền cho chủ tịch hội đồng quản trị là chủ sở hữu tài sản nhà nước tại tổng công ty, chủ tịch hội đồng quản trị có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn được giao. Áp dụng cơ chế tổng giám đốc do hội đồng quản trị tuyển chọn và ký hợp đồng.

- Chuyển từ tổng công ty đơn ngành sang tổng công ty đa ngành, đa sản phẩm để vừa đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, vừa hạn chế rủi ro trong hoạt động.

- Triển khai mơ hình cơng ty mẹ – cơng ty con. Tuy nhiên đối tượng được chuyển đổi, thực hiện theo mơ hình này cần phải được xem xét và lựa chọn chặt chẽ, không cho phép chuyển đổi những tổng cơng ty có các thành viên liên kết lỏng lẻo, không đủ điều kiện để tiếp tục duy trì là tổng cơng ty, nhưng lại được hợp lý hố theo mơ hình cơng ty mẹ - công ty con. Đồng thời cũng phải có những nghiên cứu khoa học về những vấn đề, tình huống sẽ xảy ra như vấn đề đầu tư trở lại của công ty con đối với công ty mẹ, đối tượng và điều kiện chuyển đổi, có nên để công ty con nhà nước hay không.

Việc tiến hành chuyển đổi các tổng công ty nhà nước chưa phải là cách giải quyết triệt để và tốt nhất, nhưng do công cuộc cải cách, đổi mới cơ chế quản lý đối với DNNN còn bị kéo dài, nên việc áp dụng nay biện pháp này là cần thiết. Thứ nhất, qua cuộc chuyển đổi này, các tổng cơng ty đang có sẽ được sàng lọc, những tổng công ty đang hoạt động hiệu quả sẽ được đưa vào danh sách chuyển đổi, những tổng cơng ty cịn lại sẽ bị xử lý tuỳ theo từng điều kiện cụ thể.

Thứ hai, sau khi chuyển đổi, các tổng công ty sẽ được quản lý với mơ hình mới và cơ chế mới, cơ chế đầu tư tài chính là chủ yếu, tạo ra sự liên kết bền chặt, xác định rõ quyền lợi, trách nhiệm về vốn và lợi ích kinh tế giữa các cơng ty có tư cách pháp nhân hoạt động trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế kỹ thuật chính, tăng cường năng lực sản xuất và cung cấp các dịch vụ thông tin, tiếp thị, tiêu thụ, cung ứng, đào tạo cho các đơn vị tham gia liên kết [tr. 2; 41]. Và khi cơ

chế đầu tư tài chính được áp dụng tại tổng cơng ty, hiệu quả kinh doanh, liên kết giữa các đơn vị trong mơ hình sẽ được nâng cao và thắt chặt, chủ sở hữu đối với tài sản và vốn đối với công ty con, công ty con được xác định rõ ràng, giảm thiểu sự can thiệp của các cơ quan nhà nước vào hoạt động của các doanh nghiệp trong mơ hình [tr. 3, 4; 41].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế của cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước (Trang 116 - 118)