Các chính sách, công cụ, phƣơng pháp, phƣơng tiện sử dụng để đạt mục tiêu đã đề ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế của cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước (Trang 34 - 35)

2- QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC 2.1 Vai trò quản lý kinh tế của Nhà nƣớc

2.2.4 Các chính sách, công cụ, phƣơng pháp, phƣơng tiện sử dụng để đạt mục tiêu đã đề ra

mục tiêu đã đề ra

Để đạt được mục tiêu quản lý, Nhà nước với tư cách chủ thể quản lý phải đưa ra một số các phương tiện để sử dụng nó tác động vào đối tượng quản lý (DNNN). Trên thực tế, chúng ta thấy Nhà nước sử dụng các phương tiện sau:

- Chiến lược phát triển kinh tế: dùng để hoạch định đường lối và những định hướng phát triển chủ yếu của DNNN trong một khoảng thời gian tương đối dài.

- Kế hoạch phát triển DNNN: được sử dụng nhằm định hướng xây dựng hệ

thống các DNNN. Kế hoạch phát triển DNNN được xây dựng phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung.

- Hệ thống pháp luật và chính sách kinh tế tạo ra các nguyên tắc, chuẩn mực, khuôn khổ để DNNN ra đời, hoạt động và chấm dứt hoạt động. Hệ thống pháp luật phải đầy đủ và tạo điều kiện cho DNNN phát triển theo đúng chiến lược và kế hoạch phát triển DNNN.

Nhà nước quản lý DNNN thông qua một cơ chế quản lý nhất định, cơ chế quản lý này do chính các cơ quan quản lý (chủ thể) ban hành thông qua cơ chế được thể chế hoá thành các qui định pháp luật. Do vậy, cơ chế quản lý mang tính chủ quan cao. Hiệu quả của nó phụ thuộc vào sự nhận thức về đối tượng quản lý và xu hướng phát triển của chính chủ thể đã tạo ra cơ chế đó, nếu nhận thức đúng sẽ tạo ra những cơ chế quản lý phù hợp với qui luật khách quan và thúc đẩy sự phát triển của đối tượng quản lý (DNNN), ngược lại nếu nhận thức không đúng, không những hạn chế sự phát triển của đối tượng quản lý mà còn làm ảnh hưởng tới xu thế phát triển chung của nền kinh tế. Vì vậy, đổi mới cơ chế quản lý DNNN hiện đang được Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu, coi đó như một trong những mục tiêu để thực hiện chủ trương “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế”. Việc đổi mới quản lý DNNN không chỉ dừng lại ở chỗ đổi mới đối tượng quản lý, cách thức quản lý mà phải đổi mới cả chủ thể quản lý, phải nâng cao nhận thức, trình độ, nhận thức của từng cán bộ công chức trong bộ máy quản lý về công cuộc đổi mới. Đồng thời việc tiến hành đổi mới quản lý DNNN phải tiến hành đồng bộ và bao gồm tất cả các yếu tố, thành phần của cơ chế quản lý DNNN, có như vậy mới hy vọng công cuộc đổi mới DNNN thành công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế của cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước (Trang 34 - 35)