KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế của cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước (Trang 120 - 126)

1- NHỮNG GIẢI PHÁP

KẾT LUẬN CHUNG

Quản lý kinh tế của Nhà nước đối với DNNN là một trong những nội dung của chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. DNNN được Nhà nước thành lập nhằm mục tiêu kinh doanh vì lợi nhuận và một số ít khác đảm nhận các hoạt động xã hội cơng ích, nhưng xét cho đến cùng các hoạt động cơng ích trong xã hội hiện nay cũng không nhất thiết phải giao cho các DNNN thực hiện mà có thể thơng qua các hình thức th, đấu thầu... tức là xã

sinh ra lợi nhuận cho các doanh nghiệp thì điều tất yếu phải làm là Nhà nước phải bù lỗ và vì vậy cũng khơng nhất thiết phải thành lập các DNNN chuyên làm các nhiệm vụ này. Do vậy DNNN chỉ cần thành lập ở các lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không thể hoặc không muốn đảm nhận mà thôi. Với các lý do trên, đại đa số DNNN sinh ra là để thực hiện kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận cho Nhà nước.

Nền kinh tế thị trường đã được thiết lập và phát triển ở Việt Nam nhằm mục tiêu thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế bắt kịp với nền kinh tế khu vực và thế giới, đây là chủ trương đã được Đảng và Nhà nước ta công bố, thừa nhận ở các Nghị quyết của Đảng và Hiến Pháp 1992 (sửa đổi). Và một khi muốn xây dựng nền kinh tế thị trường, địi hỏi phải có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu, và sự bình đẳng của các thành phần kinh tế trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thương trường. Trong nền kinh tế thị trường, vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước cũng thay đổi so với trong nền kinh tế tập trung bao cấp, Nhà nước chuyển từ vai trò “vừa là chủ thể quản lý kinh tế và vừa là đối tượng quản lý” sang vai trò là “trọng tài” là chủ thể quản lý kinh tế. Trong khi đó, Nhà nước vẫn phải thực hiện chức năng kinh tế để duy trì “tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế” và với nhiệm vụ này Nhà nước buộc phải hình thành nền một hệ thống các thực thể kinh doanh và biến chúng thành những “người khổng lồ” nhằm định hướng các thành phần kinh tế khác, giữ vai trò dẫn dắt nền kinh tế. Với nhiệm vụ này đã đặt Nhà nước vào tình trạng vừa phải tham gia vào thương trường với vai trò người đầu tư kinh doanh đồng thời vừa phải cố gắng tạo sự bình đẳng cho các thành phần kinh tế khác với vai trò chủ thể thực hiện chức năng quản lý nhà nước và để tìm lời giải hợp lý cho hai vai trò này hẳn không phải đơn giản. Nhưng vấn đề này sẽ trở nên đơn giản nếu như các DNNN làm ăn có hiệu quả và thật sự trở thành người dẫn dắt các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Song thực tế lại không như vậy, DNNN làm ăn luôn thua lỗ, tài sản do Nhà nước làm đại diện sở hữu luôn bị thất thốt qua

DNNN, trong khi đó các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác lại ăn nên làm ra mặc dù bị lép vế và không hề nhận được bất cứ sự ưu tiên, hỗ trợ nào của Nhà nước. Nguyên nhân của tình trạng này được xác định là do cơ chế quản lý, mà thực chất là do nguồn gốc sở hữu đối với DNNN chưa được giải quyết một cách thoả đáng. Đối với các thành phần kinh tế phi quốc doanh, các doanh nghiệp được lập nên nhằm mục tiêu lợi nhuận, nên chỉ cần có lợi nhuận, các chủ sở hữu ln tìm mọi cách để tìm ra phương thức quản lý tốt nhất mà khơng cần coi trọng tới hình thức hoặc nặng nề về thủ tục trong việc buộc người điều hành doanh nghiệp phải tuân theo. Các chủ sở hữu này luôn tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp tối đa miễn sao doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, sinh lời cao. Do có cơ chế quản lý đơn giản và vì một mục tiêu duy nhất (lợi nhuận), nên các doanh nghiệp này dễ dàng tiếp cận những cơ hội kinh doanh, nhanh chóng đưa ra các quyết định kinh doanh và vì vậy kết quả kinh doanh của chúng sẽ rất khả quan. Khác với chúng, DNNN mặc dù được hưởng nhiều ưu đãi và lợi thế do chủ sở hữu (cũng đồng thời là chủ thể quản lý mang trong mình một thứ quyền lực đặt biệt, đứng trên toàn xã hội) tạo ra nhưng lại làm ăn kém hiệu quả. Chủ sở hữu của DNNN là Nhà nước, một khái niệm trừu tượng không cụ thể, do vậy không xác định được người hưởng lợi đích thực từ hoạt động kinh doanh của DNNN là ai. Thông qua các cơ quan quản lý nhà nước, Nhà nước giao trách nhiệm thực hiện các quyền của chủ sở hữu đối với các DNNN. Với những trách nhiệm lớn về tài sản và vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp nhưng lại không hề được hưởng lợi từ hoạt động kinh doanh của DNNN, nên các chủ sở hữu “bất đắc dĩ” này đã tạo ra những cơ chế quản lý giấy tờ, chặt chẽ về mặt thủ tục nhằm dễ bề quản lý DNNN, và duy trì việc bảo tồn vốn của DNNN trên giấy tờ. Như vậy điều đáng làm của một chủ sở hữu đối với doanh nghiệp của mình, là tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp phát triển vì mục tiêu lợi nhuận, đã không được thực hiện mà thay vào đó doanh nghiệp lại bị biến thành đối tượng quản lý, luôn

được phép. Với những nguyên nhân này, DNNN luôn bị chi phối bởi các cơ quan nhà nước không phải là chủ sở hữu thực thụ, khơng có những lợi ích kinh tế thúc đẩy khi doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, không quản lý DNNN vì mục tiêu lợi nhuận, do vậy DNNN không thể kịp thời nắm bắt các thời cơ kinh doanh cũng như không thể đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn. Bên cạnh đó với tư cách là một thực thể kinh doanh độc lập, một tổ chức có tư cách pháp nhân theo pháp luật, DNNN cần phải được quản lý, hoạt động như theo những nguyên tắc của một pháp nhân. DNNN là một tổ chức hoạt động kinh doanh nên một yêu cầu khơng thể thiếu đó là năng lực về vốn và tài sản. Và vốn điều lệ là cơ sở đầu tiên hình thành nên vốn và tài sản của DNNN và khi đã coi đó là vốn và tài sản của DNNN thì một địi hỏi tất yếu tiếp theo đó là quyền sở hữu mà quan trọng là quyền định đoạt khối tài sản này phải trao cho doanh nghiệp, có như vậy khi tham vào thương trường DNNN mới được coi là một đối tác “an toàn” và tin cậy. Quản lý nhà nước đối với DNNN dù muốn hay không cũng phải phù hợp với những nguyên lý này bởi lẽ chúng là những đòi hỏi của bất kỳ một thực thể kinh doanh nào muốn hoạt động hiệu quả trong nền kinh tế thị trường. Tình trạng thua lỗ triền miên của DNNN trong suốt thời gian qua là minh chứng sống động nhất về sự không tuân thủ những nguyên lý này trong hoạt động quản lý nhà nước đối với DNNN. Nhận được vấn đề, Nhà nước đã thực hiện nhiều các giải pháp để khắc phục những bất hợp lý trong cơ chế quản lý DNNN, nhưng những giải pháp đề đều khơng thể giải quyết được hồn tồn những bất hợp lý này do không giải quyết được bản chất của vấn đề đó là xử lý bài toán về sở hữu đối với DNNN. Trong những giải pháp đưa ra vẫn chưa tìm ra một thực thể tách bạch với Nhà nước nhưng lại thay mặt Nhà nước để thực hiện vai trò chủ sở hữu đối với DNNN một cách hiệu quả. Và chỉ khi tìm được thực thể thiết thực này, thì cơ chế quản lý nhà nước đối với DNNN mới được giải quyết theo đúng những nguyên lý trong quản lý kinh tế và trả lại quyền tự chủ kinh doanh thực thụ cho DNNN. Trong một số các giải pháp khác vì muốn

giải quyết ngay vấn đề về mặt kinh tế nên lại muốn giao toàn bộ hoạt động kinh doanh cho các thành phần kinh tế làm và Nhà nước chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước thuần tuý, nhưng vấn đề này lại động chạm tới bản chất giai cấp của Nhà nước, tới định hướng xã hội chủ nghĩa của chế độ chính trị. Nên đương nhiên, dù có hiệu quả ngay, những giải pháp đó cũng khơng thể được chấp thuận. Vì vậy, tác giả đi tìm lời giải đáp trong việc tách từng bước Nhà nước khỏi doanh nghiệp. Theo quan điểm riêng của tác giả, đã là Nhà nước thì khơng thể tham gia hoạt động kinh doanh thuần tuý, không thể trực tiếp tham gia vào cuộc “chơi” do chính mình làm “trọng tài”, do vậy, Nhà nước phải hình thành nên các thực thể kinh doanh tài sản nhà nước, đây là một thực thể kinh doanh thực thụ và Nhà nước chỉ quan tâm tới hiệu quả kinh doanh của nó mà thôi. Để quản lý thực thể này, Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật cần thiết và tuân thủ các nguyên lý trong hoạt động kinh doanh của chúng. Các thực thể kinh doanh này có tồn quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với các DNNN và những cá nhân trong đó được hưởng lợi thực thụ từ hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của DNNN. Nhà nước chỉ nắm người đứng đầu thực thể kinh doanh đó, cịn bộ máy tổ chức do người đứng đầu này quyết định. Cũng không nên quản lý theo mơ hình hiện nay, tức là tạo ra một khuôn mẫu để bắt thực thể kinh doanh phải đi theo mà nên chuyển mơ hình theo hướng mở, tức là đặt “những biển cấm” để cho thực thể tự định hướng cho mình và Nhà nước chỉ giám sát việc có hay khơng việc vi phạm các vùng “đã có biển cấm”. Bởi như đã đề cập, doanh nghiệp là một thực thể “sống động” hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận mang lại những giá trị vật chất cho xã hội, nên muốn tăng trưởng kinh tế phải tìm mọi cách thúc đẩy và kích thích sự phát triển của chúng. Quản lý kinh tế là chức năng không thể thiếu của bất cứ một kiểu Nhà nước nào và mục tiêu chính của chức năng này là phát triển một nền kinh tế đủ mạnh để phục vụ xã hội nói chung và phục vụ cho giai cấp thống trị nói riêng, vì vậy, xét theo nghĩa hẹp,

áp dụng nay các giải pháp mà cụ thể là hình thành và phát triển ngay thực thể kinh doanh vốn, tài sản Nhà nước đồng thời đảm nhiệm chức năng chủ sở hữu đối với DNNN là một địi hỏi khơng thể trách khỏi. Sự do dự, khơng quyết đốn sẽ làm ảnh hưởng tới sự tổn thất của khối tài sản thuộc sở hữu toàn dân đang giao cho Nhà nước (thực hiện vai trò dại diện chủ sở hữu) quản lý.

Qua đây, tác giả mong muốn thể hiện những ý tưởng của mình trong cơng tác quản lý nhà nước đối DNNN và hy vọng những ý tưởng này được xem xét một cách khoa học, khách quan trong cuộc đi tìm lời giải để đổi mới quản lý nhà nước đối với DNNN ở Việt Nam.

Trong phạm vi của đề tài và tình hình nghiên cứu của tác giả, chắc chắn trong Luận văn sẽ còn nhiều những vấn đề cần được bổ sung và hoàn chỉnh, do vậy tác giả rất mong nhận được sự thông cảm và chia sẻ của đồng nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế của cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước (Trang 120 - 126)