Thực hiện các biện pháp làm lành mạnh hố tài chính doanh nghiệp nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế của cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước (Trang 102 - 103)

1- NHỮNG GIẢI PHÁP

1.3 Thực hiện các biện pháp làm lành mạnh hố tài chính doanh nghiệp nhà nƣớc

nhà nƣớc

Đối với mỗi doanh nghiệp, tình trạng tài chính lành mạnh là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất để đánh giá “sức khoẻ” của doanh nghiệp. Tình trạng tài chính lành mạnh, chứng tỏ một doanh nghiệp hồn toàn “khoẻ mạnh”, hoạt động kinh doanh hiệu quả và đang phát triển tốt. Còn ngược lại, doanh nghiệp bị xem là đang “mắc bệnh”, sự tiếp tục duy trì nó sẽ làm cho mơi trường kinh doanh dần bị huỷ hoại do sự “lây nhiễm” của nó ảnh hưởng tới các doanh nghiệp khác cùng làm ăn. DNNN ở Việt Nam hiện nay đang nhiễm “căn bệnh” này rất “nặng”, tình trạng này được khẳng định qua kết quả kiểm tốn báo cáo tài chính của các DNNN cho thấy, tình trạng hạch tốn thiếu trung thực, hiện tượng lãi giả lỗ thật mặc dù có giảm, song vẫn cịn. Điều này khơng chỉ làm sai lệch kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp, mà còn ảnh hưởng đến việc đánh giá để sắp xếp, đổi mới DNNN. Qua hoạt động kiểm toán DNNN năm 2002, Kiểm toán nhà nước đã kiến nghị tăng thu thêm về thuế và các khoản nghĩa vụ khác của DNNN cho Ngaan sách nhà nước với tổng số tiền là 119,35 tỷ đồng. Nhiều vấn đề nan giải như công nợ dây dưa, khê đọng vốn của DNNN đã được kiểm toán xác định rất rõ ràng nhưng chưa được xử lý kịp thời [tr. 2; 40]. Để khắc phục “căn bệnh” này, cần thực hiện các yêu cầu sau: - Giải quyết dứt điểm tình hình cơng nợ khó địi, vật tư ứ đọng và mất khả

năng thanh toán của doanh nghiệp; phân rõ nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan của doanh nghiệp để giải quyết cụ thể. Chấm dứt hỗ trợ cho những DNNN đang lâm vào tình trạng phá sản.

- Đi đôi với các biện pháp huy động vốn và bổ sung một phần vốn từ ngân sách nhà nước, thí điểm chuyển một phần nợ tín dụng của DNNN thành vốn góp của ngân hàng chuyển thành DNNN hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, nhằm giải quyết khó khăn về vốn, tạo sự gắn bó giữa ngân hàng và doanh nghiệp, xác lập cụ thể trách nhiệm và quyền quản lý sử dụng các nguồn vốn của Nhà nước.

- Tiếp tục hồn thiện cơ chế quản lý tài chính DNNN, thực hiện kiểm kê, phân loại DNNN, xác định lại tài sản thuộc quyền sử dụng của DNNN, kể cả phần tài sản chưa giao cho DNNN như đất đai, lợi thế về mặt bằng và vị trí, lợi thế về công nghệ giao cho DNNN quản lý.

- Xác định các mơ hình bảo đảm quyền đại diện sở hữu nhà nước tại DNNN

phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp: Tổng cơng ty và doanh nghiệp lớn có Hội đồng quản trị giao cho Hội đồng quản trị, DNNN độc lập qui mô vừa và nhỏ có 100% vốn nhà nước giao cho Giám đốc và từng bước đa dạng hoá sở hữu để hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; các doanh nghiệp khác uỷ quyền cho Bộ Tài chính định ra cơ chế kiểm sốt chi phí và thu nhập đối với các doanh nghiệp có tính chất độc quyền.

- Hồn thiện cơ chế khuyến khích vật chất đối với cán bộ quản lý và người lao động gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh, kết quả tích luỹ vốn của doanh nghiệp, giảm bớt tính chất bình qn để tăng động lực phát triển trong từng doanh nghiệp, đồng thời tăng cường hiệu lực phát kiểm soát của Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế của cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước (Trang 102 - 103)