Quản lý bằng pháp luật đối với doanh nghiệp nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế của cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước (Trang 115 - 116)

1- NHỮNG GIẢI PHÁP

2.2 Quản lý bằng pháp luật đối với doanh nghiệp nhà nƣớc

Quản lý bằng pháp luật có ưu điểm hơn so với quản lý hành chính thơng thường ở chỗ nó qui phạm hơn và ít tuỳ tiện hơn. Ngồi ra quản lý bằng pháp luật không chỉ hạn chế hành vi bị quản lý mà còn hạn chế cả hành vi người quản lý, nó khơng những bảo vệ quyền lợi chính đáng của người sở hữu mà còn bảo vệ quyền lợi của người kinh doanh. Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế và trong các mối quan hệ phức tạp, tăng cường xây dựng và quản lý bằng pháp luật của nhà nước càng trở nên quan trọng đối với việc hình thành các khâu quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, đưa các hoạt động của doanh nghiệp vào nề nếp vào tạo thói quen tuân thủ kỷ cương pháp luật. Việc đưa các mối quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp vào pháp luật, trước hết có lợi cho việc bảo vệ tài sản nhà nước, bảo vệ lợi ích quốc gia, nhưng nó có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế các hành vi tuỳ tiện, cục bộ địa phương, mưu lợi riêng kiếm chác v.v.. đã tồn tại ở nước ta trong thời gian dài vừa qua.

Để thực hiện được điều này, nhà nước cần phải chuyển từ quản lý trực tiếp sang quản lý thông qua lập pháp và thi hành pháp luật, thơng qua trình tự và qui tắc pháp luật để giám sát, đưa các hành vi và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vào khuôn khổ. Tuy nhiên để thực hiện được, địi hỏi phải có một hệ thống pháp luật phù hợp, đầy đủ và đồng bộ. Công tác lập pháp phải được coi trọng và tập trung nhằm bám sát xu hướng phát triển vận hành của nền kinh tế thị trường để điều chỉnh hệ thống DNNN phát triển theo đúng định hướng. Ngồi ra, quản lý DNNN thơng qua hệ thống pháp luật việc sẽ tạo cơ chế bình đẳng trong môi trường kinh doanh và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thuộc

các thành phần kinh tế khác nhau. Qua các qui định của pháp luật hiện hành, các doanh nghiệp có khả năng tìm hiểu cơ chế vận hành cũng như các điều kiện mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác sẽ phải tuân thủ, trên cơ sở đó có các quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn đối tác kinh doanh hoặc đưa ra các quyết định kinh doanh. Như vậy, quản lý bằng pháp luật đối với DNNN không những tạo điều kiện thuận lợi cho từng doanh nghiệp mà cịn có lợi cho cả nền kinh tế, cho khách hàng và đối tác trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế của cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước (Trang 115 - 116)