Cơng ty hố doanh nghiệp nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế của cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước (Trang 111 - 113)

1- NHỮNG GIẢI PHÁP

1.6 Cơng ty hố doanh nghiệp nhà nƣớc

Cơng ty hố DNNN đang được xem là một giải pháp và được áp dụng ở nhiều các DNNN. Mục tiêu của giải pháp này, không làm thay đổi bản chất hình thức

sở hữu đối với doanh nghiệp, bản chất của DNNN trước và sau khi chuyển đổi khơng thay đổi bản chất (khơng có chủ sở hữu đích thực), nên trong và sau khi chuyển đổi vẫn phải quan tâm giải quyết các vấn đề như xác định tổ chức được uỷ quyền là chủ sở hữu; phân định quyền của tổ chức được uỷ quyền là chủ sở hữu và quyền của công ty; quyền trách nhiệm của hội đồng quản trị với bộ máy điều hành; động lực không chỉ với người lao động, bộ máy quản lý, điều hành mà cả đối với tổ chức được uỷ quyền là chủ sở hữu. Để trách tình trạng nhiều đại diện chủ sở hữu, khắc phục được cơ chế bộ chủ quản, cấp hành chính chủ quản và thực hiện việc tách quản lý nhà nước với quản lý của chủ sở hữu phải xác định rõ được một tổ chức (chỉ một tổ chức mà thôi) được uỷ quyền là chủ sở hữu đối với công ty sau khi chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Tổ chức được uỷ quyền là chủ sở hữu phải có năng lực thực hiện tất cả các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo qui định của Luật doanh nghiệp. Và vấn đề này chỉ được giải quyết bằng cách đẩy nhanh việc thành lập công ty tài chính nhà nước và giao cho nó quyền chủ sở hữu cơng ty trách nhiệm hữu hạn có thể đáp ứng được các yêu cầu trên. Tuy nhiên để cơng ty đầu tư tài chính làm được các chức năng chủ sở hữu thì cơng ty phải do Chính phủ quyết định thành lập, được giao đủ quyền, có đủ cán bộ chun mơn đa ngành để thực hiện các chức năng của chủ sở hữu theo Luật doanh nghiệp. Công ty đầu tư tài chính nhà nước phải được tổ chức thành hệ thống các công ty trực thuộc để đảm bảo quản lý được các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong cả nước. Mơ hình quản lý cơng ty sau chuyển đổi là mơ hình hội đồng quản trị hoặc mơ hình chủ tịch cơng ty. Đối với mơ hình hội đồng quản trị, phải khắc phục được những hạn chế bộc lộ ở mơ hình hội đồng quản tị tổng công ty hiện nay. Nên thực hiện mơ hình th giám đốc, tổng giám đốc và bãi nhiệm nếu sau hai năm hoạt động không hiệu quả, đồng thời áp dụng nguyên tắc chịu trách nhiệm về vật chất theo qui

trạng có nhiều lao động dự dơi, phải thực hiện nhiều nghĩa vụ xã hội, hạch toán, kế tốn khơng rõ ràng. Khi cơng ty hố cần làm rõ về tài sản, công nợ, lao động, tách riêng các hoạt động phi kinh tế, có tính chất xã hội ra khỏi doanh nghiệp, cấp đủ vốn điều lệ cho doanh nghiệp trước khi cơng ty hố. Bên cạnh đó Nhà nước phải xây dựng môi trường pháp lý đầy đủ và đồng bộ cho công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoạt động sau khi chuyển đổi. Luật doanh nghiệp hiện nay qui định khung pháp lý về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, gồm 5 điều (khái niệm công ty, các quyền, nghĩa vụ và hạn chế đối với quyền của chủ sở hữu công ty, các nguyên tắc tổ chức quản lý công ty và tăng giảm vốn điều lệ công ty). Văn bản dưới luật hiện hành là Nghị định 03/2000/NĐ-CP ngày 03/2/2000 đã có hướng dẫn một phần về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Tuy nhiên những qui định đó vẫn chưa thật đầy đủ và chi tiết, hơn nữa chúng là những qui định chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, vì vậy có một số qui định chưa tính tới đặc điểm riêng của DNNN. Cần có những qui định cụ thể về các vấn đề sau đây: về tổ chức được uỷ quyền là chủ sở hữu; cụ thể hoá về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp nêu trong điều 47 Luật doanh nghiệp, về hội đồng quản trị và chủ tịch cơng ty. Cơng ty hố DNNN chính là chuyển giao một số quyền hạn từ các cơ quan quản lý nhà nước cho doanh nghiệp, kéo theo nó là sự giảm bớt lợi ích của các tổ chức đã thành lập ra chúng. Chính vì vậy, mức độ thành công của việc chuyển đổi phụ thuộc vào thái độ ứng xử của các cơ quan hữu quan, phụ thuộc vào việc họ các “hy sinh” các lợi ích cục bộ của mình vì sự tiến bộ chung hay khơng. Nói cách khác, ý thức, thái độ của các cán bộ chủ chốt trong các cơ quan và tổ chức hữu quan sẽ quyết định kết quả của quá trình này.

2- KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế của cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước (Trang 111 - 113)