Cổ phần hoá, đa dạng hoá sở hữu DNNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế của cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước (Trang 103 - 111)

1- NHỮNG GIẢI PHÁP

1.4 Cổ phần hoá, đa dạng hoá sở hữu DNNN

Về mục đích: cổ phần hoá DNNN ở nước ta nhằm huy động vốn của cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân khác để đầu tư, đổi mới DNNN; đồng thời tạo điều kiện để những người góp vốn và cơng nhân, viên chức trong doanh nghiệp nâng cao vai trò làm chủ, tạo thêm động lực thúc đẩy DNNN kinh doanh có hiệu quả [tr.5; 15].

Pháp luật về cổ phần hoá qua các giai đoạn triển khai cổ phần hoá DNNN ở nước ta đã thể hiện rõ nét quan điểm quyết tâm thực hiện cổ phần hoá các DNNN ở Việt Nam.

Giai đoạn thí điểm (1992-1996), giai đoạn này thể hiện thái độ thận trọng của

Nhà nước nhằm mục tiêu thực hiện thành công việc chuyển một bộ phận DNNN thành công ty cổ phần, hạn chế tối đa các tổn thất về kinh tế và những biến động xã hội ở các nước Đông Âu. Các văn bản pháp luật về cổ phần hoá gồm Nghị định số 2002/HĐBT ngày 08/6/1992 về việc “tiếp tục thí điểm chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần”; và Chỉ thị 84/TTg ngày 04/3/1993 về việc “xúc tiến thực hiện thí điểm cổ phần hố DNNN”. Theo đó đối tượng cổ phần hoá được giới hạn trọng phạm vi hẹp: chỉ thí điểm cổ phần hố những DNNN có qui mơ vừa, đang kinh doanh có lãi hoặc trước mắt đang gặp khó khăn nhưng có triển vọng sẽ hoạt động tốt, không thuộc diện những DNNN mà Nhà nước cần phải giữ 100%. Về hình thức: chủ yếu là bán một phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trường hợp doanh nghiệp cần huy động vốn cho kinh doanh thì phải làm rõ trong luận chứng kinh tế và trong đề án phát hành cỏ phiếu. Về đối tượng bán cổ phần: cũng giới hạn trong phạm vi hẹp và theo trình tự ưu tiên cán bộ, nhân viên chức trong doanh nghiệp, tổ chức kinh tế xã hội, cá nhân trong nước. Về dịnh giá: được tiến hành trên cơ sở số liệu của văn bản giao vốn, và hệ số bảo toàn vốn qua các năm và giá trị tăng thêm do các yếu tố lợi thế mang lại. Các khoản thua lỗ, nợ nần, hàng hoá tồn kho, kém, mất phẩm chất… không được đưa vào giá trị của doanh nghiệp bán cổ phần và giao cho doanh nghiệp tự xử lý trước khi tiến hành cổ phần hoá. Các qui định của pháp luật trong giai đoạn này còn nhiều bất hợp lý như còn quá nhiều ưu đãi cho DNNN, đặc biệt là các chính sách tín dụng, tài chính nên các doanh nghiệp cảm thấy bị thiệt thịi khi chuyển sang hình thức cơng ty cổ phần, việc xử lý các tồn tại về tài chính trong doanh nghiệp chưa có hướng dẫn cụ thể rõ ràng, cịn mang tính chất khốn trắng cho

sách ưu đãi thoả đáng cho doanh nghiệp và người lao động ở các daonh nghiệp thuực hiện cổ phần hoá, về định giá tài sản mang nặng tính chủ quan của người bán là Nhà nước, chưa xét đến nhu cầu và quyền lợi của người mua nên đưa vào giá trị doanh nghiệp bán cả những tài sản khơng thuộc đối tượng có nhu cầu sử dụng hoặc khơng có khả năng sinh lợi. Chính vì vậy tiến độ thực hiện cổ phần hoá rất chậm chạm, trong cả nước mới chỉ thực hiện cổ phần hoá được 5 doanh nghiệp.

Giai đoạn mở rộng (1996-1998), giai đoạn này thể hiện chủ trương “cổ phần

hoá phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và phải phân loại DNNN để cổ phần hoá, cụ thể là tổng kết kinh nghiệm một số DNNN đã cổ phần hố để có những kết luận cần thiết. Thực hiện cổ phần hoá từng bước vững chắc một bộ phận DNNN vì mục tiêu, hiệu quả của sự phát triển và giữ vững định hướng XHCN. Căn cứ vào yêu cầu và lợi ích kinh tế - chính trị – xã hội mà xác định rõ: loại DNNN mà Nhà nước vẫn giữ 100% cổ phần; loại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm đa số cổ phần hoặc tỷ lệ cổ phần có vai trị chi phối, số cổ phần còn lại bán cho cán bộ, công nhân viên làm việc tại doanh nghiệp hoặc cho cả bên ngoài để huy động thêm vốn tạo động lực phát triển” [tr.112; 19]. Các văn bản pháp luật về cổ phần hoá trong giai đoạn này gồm Nghị định 28/CP ngày 7/5/1996 về việc chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần. Đây chính là khung khổ pháp lý cơ bản để các bộ, ngành chỉ đạo, ban hành các văn bản hướng dẫn các đơn vị tiến hành cổ phần hố. Tuy nhiên, do Nghị định được hình thành từ việc đúc rút kinh nghiệm của các đơn vị đã cổ phần hố trong nước, nên khơng tránh khỏi những hạn chế đặc biệt là phạm vi và đối tượng cổ phần hoá. Mặc dù đối tượng và phạm vi cổ phần hoá đã được mở rộng hơn, nhưng các biện pháp đưa ra vẫn chưa khuyến khích các DNNN chủ động triển khai cổ phần hóa, vì vậy cơng tác cổ phần hoá diễn ra vẫn chậm chạp. Khắc phục những hạn chế này, Nhà nước đã ban hành Nghị định 25/CP ngày 26/3/1997 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 28/CP và chỉ thị 658/TTg ngày 20/8/1997 về

thúc đẩy triển khai vững chắc công tác cổ phần hố. Theo đó đối tượng cổ phần hố được xác định đối với những DNNN có qui mơ vừa và nhỏ, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và không thuộc đối tượng Nhà nước cần giữ 100% vốn. Về đối tượng bán cổ phần được qui định rõ ràng hơn, mở rộng hơn so với giai đoạn trước, cụ thể cho phép các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân và các tổ chức xã hội được pháp luật công nhận, công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền mua cổ phần ở các doanh nghiệp cổ phần hoá, xoá bỏ qui định về trình tự ưu tiên bắt buộc. Về hình thức cổ phần hố: bổ sung thêm hình thức tách một bộ phận đủ điều kiện để cổ phần hoá. Về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá: giá trị doanh nghiệp được xác định theo nguyên tắc thực tế mà người mua, người bán có thể chấp thuận được. Cho phép, loại trừ các khoản lỗ ra khỏi giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá.

Với những bước cải cách trên, trong giai đoạn này số lượng các DNNN được cổ phần hoá đã tăng lên 25 DNNN gấp 5 lần giai đoạn thí điểm. Nói như vậy khơng có nghĩa là các qui định nêu trên là đã hợp lý, mà chỉ muốn khẳng định những nét đổi mới hơn trong tư duy, lý luận về cổ phần hoá của các nhà hoạch định chính sách cổ phần hố. Những điểm hạn chế của các qui định nêu trên, có thể kể tới như sau: chưa thực hiện được toàn vẹn các mục tiêu cổ phần hoá, chưa khai thác tốt được từ nguồn vốn người nước ngoài, giới hạn vốn của các nhà đầu tư trong nước từ 5% đến 10% giá trị doanh nghiệp, rất ít các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ra cơng chúng; chưa có các hướng dẫn, giải thích các tiêu thức để lựa chọn DNNN cổ phần hoá như thế nào là qui mô vừa và nhỏ, thế nào là không thuộc diện Nhà nước giữ 100% vốn, tiêu chí gì để xác định? ai xác định?... hình thức cổ phần hố tách một bộ phận DNNN đủ điều kiện để cổ phần hố cịn mơ hồ, khơng có những tiêu thức rõ ràng cụ thể như thế nào là đủ điều kiện, đó là những điều kiện gì, cách thức tách và và tổ chức cổ phần hố theo hình thức này ra sao? việc giải quyết các chế độ ưu đãi cho người lao động trong

quyết đối với phần còn lại đặc biệt là các bộ phận làm ăn không hiệu quả; điều kiện và cơ sở cho việc xác định giá trị doanh nghiệp chưa được thiết lập đầy đủ, biều hiện là thiết một hệ thống văn bản pháp qui qui định và hướng dẫn định giá doanh nghiệp và đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ để làm cơng việc định giá doanh nghiệp.

Giai đoạn chủ động (1998 đến nay): để khắc phục những tồn tại trên, nhằm tháo

gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hố DNNN, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tháng 12 năm 1997 đã nêu rõ định hướng và giải pháp cổ phần hoá một bộ phận DNNN như sau “Phân định loại DNNN cơng ích và doanh nghiệp kinh doanh, xác định danh mục loại DNNN cần giữu 100% vốn nhà nước, loại DNNN cần nắm tỷ lệ cổ phần chi phối, loại DNNN chỉ cần giữ tỷ lệ cổ phần ở mức thấp ... Đối với DNNN không cần nắm 100%, cần lập kế hoạch cổ phần hoá để tạo động lực phát triển, thúc đẩy làm ăn có hiệu quả. Sửa đổi bổ sung các qui định, thí điểm việc bán cổ phần cho người nước ngồi. Khuyến khích nơng dân sản xuất ngun liệu, tham gia mua cổ phần ở các doanh nghiệp chế biến nông sản” [tr.68,69; 17].

Quán triệt chủ trương trên, ngày 29/6/1998 Chính phủ đã ban hành Nghị định 44/1998/NĐ-CP thay thế Nghị định 28/CP ngày 7/5/1996, theo đó chính sách cổ phần hố hiện hành theo hướng chủ động trong việc triển khai thực hiện cổ phần hoá DNNN, mở rộng ưu đãi, tạo thêm thuận lợi, đơn giản hoá các thủ tục, bảo đảm chính sách xã hội thoả đáng đối với người lao động. Những nội dung đổi mới quan trọng trọng Nghị định này là: về đối tượng cổ phần hoá, đã qui định rõ loại DNNN mà Nhà nước giữ 100% vốn, loại DNNN mà Nhà nước cần giữ cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt và loại DNNN mà Nhà nước không cần thiết phải nắm giữ cổ phần. Các qui định này đã giúp mở rộng phạm vi các DNNN được cổ phần hoá. Về đối tượng bán cổ phần, mở rộng thêm diện bán cổ phần cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài cư trú lâu dài tại Việt Nam. Mở rộng mức khống chế mau cổ phần cho những doanh nghiệp mà

Nhà nước không cần giữ cổ phần chi phối, cá nhân và pháp nhân được mua gấp hai lần trước đây. Về thẩm quyền quyết định cổ phần hoá đã qui định rõ Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố, Chủ tịch hội đồng quản trị các tổng công ty 91 là người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm chính về lựa chọn và tổ chức triển khai cổ phần hoá đối với doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý, không phải chờ sự tự nguyện của các doanh nghiệp cấp dưới như trước đây. Về hình thức cổ phần hố, mở rộng thêm một hình thức bán tồn bộ phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Về việc xác định giá trị doanh nghiệp: phương pháp giá trị doanh nghiệp được cải tiến hơn, cụ thể qui trình định giá gọn nhẹ hơn, cơ quan tài chính doanh nghiệp chủ trì, phối hợp với các cơ quan tài chính chuyên ngành, thời gian định giá trong 15 ngày, giá thực tế của doanh nghiệp là giá xác định trên cơ sở hiện trạng về tính năng, kỹ thuật, phẩm chất và giá thị trường của tài sản, cho phép doanh nghiệp khơng tính vào giá trị doanh nghiệp những tài sản không cần dùng... Việc khống chế mức mua cổ phần đối với một số đối tượng vẫn được duy trì và là nguyên nhân cản trở tiến trình cổ phần hố và hạn chế mục tiêu thay đổi kinh doanh của doanh nghiệp.

Để tiếp tục khắc phục những hạn chế của Nghị định 44/CP, ngày 19/6/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định 64/NĐ-CP về việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần, Nghị định này đã thể hiện tương đối đầy đủ tư tưởng chỉ đạo của Đảng tại Nghị quyết Trung ương 3 khoá IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN. Nghị định này có những nét mới so với Nghị định 44/NĐ-CP như sau: xoá bỏ hạn mức qui định được mua đối với nhà đầu tư trong nước. Trước đây, mỗi cá nhân chỉ được mua từ 5%-10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp và mỗi pháp nhân chỉ được mua từ 10%-20% tổng số cổ phần của doanh nghiệp. Qua thực tiễn thực hiện Nghị định 44/NĐ-CP cho thấy những qui định này vừa hạn chế khả năng đầu tư của các nhà đầu tư có tiềm năng, vừa hạn chế khả năng huy động vốn của doanh nghiệp (không bán hết số cổ phiếu

thác được tối đa tiềm năng của các nhà đầu tư và tăng khả năng huy động vốn của doanh nghiệp; xoá bỏ hạn chế số lượng cổ phiếu được mua đối với các cán bộ lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp cổ phần hoá. Trước đây các cán bộ lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp “chỉ được mua cổ phần giá ưu đãi không vượt quá mức cổ phần bình quân của các cổ động trong doanh nghiệp” (điều 13 Pháp lệnh chống tham nhũng). Việc này đã phần nào ảnh hưởng đến nhiệt huyết tham gia của các cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp trong tiến trình cổ phần hố nhưng nay Nghị định 64/NĐ-CP đã giải toả điều này; Dành 10% giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp để bán với giá ưu đãi (giảm 30%) cho những người sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản. Đây là yếu tố rất mới xuất hiện từ thực tiễn nước ta mà Công ty cổ phần Đường Lam Sơn đã áp dụng rất thành công. Việc biến những người sản xuất và cung cấp (nông dân) thành cổ đông của doanh nghiệp cơng nghiệp chế biến vừa là địi hỏi của thực tiến, vừa có lợi cho cả Nhà nước, doanh nghiệp và người nông dân; Bắt buộc doanh nghiệp phải dành tối thiểu 30% cổ phiếu để bán cho các đối tượng ngồi quốc doanh, trong đó ưu tiên bán cho các nhà đầu tư tiềm năng về công nghệ, thị trường và kinh nghiệm quản lý. Đây là điều kiện nhằm tạo ra sự đột phá đối với doanh nghiệp vì từ trước đến nghị có Nghị định 64/NĐ- CP chúng ta hoặc là chỉ nặng về bán cổ phần cho cán bộ nhân viên của doanh nghiệp cổ phần hố hoặc bán ra ngồi coanh nghiệp cho bất kỳ ai muốn mua theo thứ tự xếp hàng; Về xử lý nợ phải thu đã có những thay đổi cơ bản như dùng nguồn dự phịng tài chính để bù đắp, nếu thiếu thì phần chênh lệch được trừ vào kết quả kinh doanh, tức là giảm lãi tại thời điểm cổ phần hoá, nếu các nguồn chênh lệch trên khơng đủ để bù thì phần chênh lệch được trừ vào phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hoá; Về xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hố: phải tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá đối với diện tịch đất nhà nước giao cho doanh nghiệp để kinh doanh nhà và hạ tầng. Những doanh nghiệp khác, trước mắt vẫn áp dụng chính sách thuê đất

và giao đất; Thẩm định doanh nghiệp vẫn phải do một hội đồng gồm đại diện của 3 cơ quan chính thức đại diện cơ quan quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp làm chủ tịch hội đồng, đai diện cơ quan tài chính và đại diện của doanh nghiệp. Việc giao chủ tịch hội đồng cho đại diện cơ quan quyết định cổ phần hoá đã tạo ra một cơ chế thuận lợi hơn cho việc cổ phần hoá doanh nghiệp như tăng trách nhiệm của cơ quan quyết định cổ phần hoá, tạo ra sự nhất quán trong việc theo dõi, tính tốn; Cổ đơng sáng lập của doanh nghiệp cổ phần hố là những cổ đơng có đủ các điều kiện sau: tham gia thông qua điều lệ lần đầu của công ty cổ phần, cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần phổ thông được quyền chào bán, sở hữu số lượng cổ phần bảo đảm mức tối thiểu theo qui định tại điều lệ công ty. Số lượng cổ phần tối thiểu của mỗi cổ đông sáng lập và số lượng cổ đông sáng lập do đại hội cổ đông quyết định và qui định tại điều lệ công ty; Về tổ chức thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế của cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước (Trang 103 - 111)