Xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CHẤT LƯỢNG WEBSITE BẤT ĐỘNG SẢN VÀ ý ĐỊNH HÀNH VI TRONG TÌM KIẾM THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG NHÀ ở TẠI VIỆT NAM (Trang 68 - 72)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.3. xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu

2.3.1. Mô hình nghiên cứu

Từ cơ sở lý luận và phân tích đã nêu, nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa chất lượng website bất động sản và ý định hành vi trong tìm kiếm thông tin thị trường nhà ở:

Hình 2.10. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất Mô hình gồm các biến chất lượng website dựa trên Mô hình Hệ thống thông tin thành công của DeLone và McLean (2003), kết hợp Mô hình chấp nhận công nghệ của Davis (1989), bổ sung thêm biến Cảm nhận thú vị theo đề xuất của Moon và Kim (2001). Nhóm tác giả đề xuất rằng chất lượng website (cụ thể là website bất động sản) có ảnh hưởng đến nhận thức của người dùng, từ đó dẫn đến thái độ đối với trang web và ý định sử dụng website bất động sản trong tương lai.

2.3.2. Giả thuyết nghiên cứu

H1: Chất lượng hệ thống website có mối quan hệ thuận chiều với nhận thức của người dùng website bất động sản.

Giả thuyết này có thể được chia thành ba giả thuyết nhỏ hơn tương ứng với ba nhận thức của người dùng: nhận thức về sự hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, cảm nhận thú vị như sau:

H1a: Chất lượng hệ thống website có mối quan hệ thuận chiều với nhận thức về sự hữu ích của người dùng website bất động sản.

H1b: Chất lượng hệ thống website có mối quan hệ thuận chiều với nhận thức về tính dễ sử dụng của người dùng website bất động sản.

H1c: Chất lượng hệ thống website có mối quan hệ thuận chiều với cảm nhận thú vị của người dùng website bất động sản.

H2: Chất lượng thông tin website có mối quan hệ thuận chiều với nhận thức của người dùng website bất động sản.

Giả thuyết này cũng được chia thành ba giả thuyết tương ứng:

H2a: Chất lượng thông tin website có mối quan hệ thuận chiều với nhận thức về sự hữu ích của người dùng website bất động sản.

H2b: Chất lượng thông tin website có mối quan hệ thuận chiều với nhận thức về tính dễ sử dụng của người dùng website bất động sản.

H2c: Chất lượng thông tin website có mối quan hệ thuận chiều với cảm nhận thú vị của người dùng website bất động sản.

H3: Chất lượng dịch vụ website có mối quan hệ thuận chiều với nhận thức của người dùng trong việc chấp nhận sử dụng website bất động sản.

Một lần nữa, ba giả thuyết chi tiết của giả thuyết H3 là:

H3a: Chất lượng dịch vụ website có mối quan hệ thuận chiều với nhận thức về sự hữu ích của người dùng website bất động sản.

H3b: Chất lượng dịch vụ website có mối quan hệ thuận chiều với nhận thức về tính dễ sử dụng của người dùng website bất động sản.

H3c: Chất lượng dịch vụ website có mối quan hệ thuận chiều với nhận thức về cảm nhận thú vị của người dùng website bất động sản.

H4: Nhận thức về sự hữu ích có mối quan hệ thuận chiều với ý định hành vi sử dụng website bất động sản của người dùng.

H5: Nhận thức về sự hữu ích có mối quan hệ thuận chiều với thái độ của người dùng với website bất động sản.

H6: Nhận thức về tính dễ sử dụng có mối quan hệ thuận chiều với thái độ của người dùng với website bất động sản.

H7: Thái độ có mối quan hệ thuận chiều với ý định hành vi sử dụng website bất động sản của người dùng.

H8: Nhận thức về tính dễ sử dụng có mối quan hệ thuận chiều với nhận thức về sự hữu ích của người dùng website bất động sản.

H9: Nhận thức về tính dễ sử dụng có mối quan hệ thuận chiều với cảm nhận thú vị của người dùng website bất động sản.

H10: Cảm nhận thú vị có mối quan hệ thuận chiều với thái độ của người dùng website bất động sản.

H11: Cảm nhận thú vị có mối quan hệ thuận chiều với ý định hành vi sử dụng website bất động sản của người dùng.

Tóm Tắt Chương 2 Chương 2 của đề tài đã trình bày các nội dung sau:

Thứ nhất, đi sâu và làm rõ một số khái niệm nghiên cứu chính của đề tài, gồm: Bất động sản và nhà ở, Website bất động sản, Chất lượng website.

Thứ hai, trình bày được các mô hình lý thuyết trong nghiên cứu chất lượng website bất động sản, gồm có: Mô hình thuyết hành vi hợp lý (TRA), Mô hình thuyết hành vi có kế hoạch (TPB), Mô hình khuếch tán đổi mới (IDT), Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), Cảm nhận thú vị trong TAM mở rộng, Mô hình hệ thống thông tin thành công của Delone và Mclean và Lý thuyết về các yếu tố của chất lượng website.

Thứ ba, đề xuất mô hình nghiên cứu. Mô hình kết hợp Hệ thống thông tin thành công của của DeLone và McLean (2003), Mô hình chấp nhận công nghệ của Davis (1989), bổ sung thêm biến “Cảm nhận thú vị” theo đề xuất của Moon và Kim (2001). Mô hình có 17 mối quan hệ, tương đương với 17 giả thuyết và được kỳ vọng rằng tất cả các mối quan hệ đều có tác động thuận chiều.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CHẤT LƯỢNG WEBSITE BẤT ĐỘNG SẢN VÀ ý ĐỊNH HÀNH VI TRONG TÌM KIẾM THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG NHÀ ở TẠI VIỆT NAM (Trang 68 - 72)