Thực trạng thu hút lao động vào cụm công nghiêp ở Nhơn Trạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn huyện nhơn trạch, tỉnh đồng nai (Trang 58 - 65)

2.2.4 .Thực trạng về cơ sở hạ tầng phát triển cụm công nghiêp

2.2.5. Thực trạng thu hút lao động vào cụm công nghiêp ở Nhơn Trạch

Số lượng lao động trong các CCN Nhơn Trạch ngày càng tăng, trong đó lao động nhập cư chiếm trên 70%. Hàng năm số lao động được giải quyết việc làm khoảng trên 5.000 người, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới mức 3%, tăng tỷ lệ sử dụng lao động ở nông thôn. Lao động làm việc tại các CCN Nhơn Trạch phần lớn là lực lượng lao động trẻ độ tuổi trung bình từ 18-25 tuổi, chủ yếu là dân từ các nơi khác đến và trước đó hầu như khơng có nghề (vừa tốt nghiệp phổ thơng thậm chí chưa tốt nghiệp nhưng khơng có điều kiện để theo học các chương trình học vấn cao hơn) hoặc làm các nghề lao động giản đơn, theo vụ mùa. Chính vì thế sự ra đời các CCN Nhơn Trạch với các nhà máy, xí nghiệp đã tạo nhiều cơ hội tìm việc làm cho người lao động, giải quyết được tình trạng thất nghiệp. Người lao động còn được đào tạo nhiều ngành nghề khác nhau: may mặc, điện tử, hàn, tiện...dần dần nâng cao trình độ tay nghề. Có thể coi q trình đào tạo tại DN là quá trình đào tạo nghề nhanh nhất, hiệu quả nhất vì người lao động được thực hành và ứng dụng

ngay các trang thiết bị máy móc bên cạnh việc chỉ dẫn các thao tác và lý thuyết từ chính cán bộ quản lý, chuyên gia tại DN. Nhu cầu tuyển dụng lao động của các DN là động lực để ngườí lao động phấn đấu học tập, rèn luyện tay nghề. Đa số người lao động nhập cư đều có xu hướng theo học các lớp ban đêm để nâng cao trình độ học vấn, trình độ tay nghề nhằm cải thiện thu nhập, cải thiện vị thế... Việc đào tạo nghề cũng đuợc các DN quan tâm, ngoài việc đào tạo tại chỗ, hàng năm các DN đã cử từ 1.000 - 2.000 lao động đi đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài (03 tháng ), hoặc đi lao động tại Công ty mẹ (0l năm), khi về nước sẽ là đội ngũ lao động cốt cán của DN.

Năng suất lao động trong các CCN huyện Nhơn Trạch năm 2019 là 110,8 triệu đồng/lao động, cao hơn năng suất lao động tồn ngành cơng nghiệp tỉnh Đồng Nai (95,3 triệu đồng/lao động). Trong đó, năng suất lao động của khu vực ĐTNN cao nhất 114,9 triệu đồng/lao động do có sự đầu tư trình độ khoa học kỹ thuật cơng nghệ cao; khu vực Trung ương năng suất lao động thấp nhất 25 triệu đồng/lao động do có quy mơ nhỏ, hiệu quả kinh doanh chưa cao so với vai trị vị trí của DN nhà nước trong nền kinh tế, tình trạng thiếu vốn, khả năng cạnh tranh cịn hạn chế; năng suất lao động khu vực ngồi quốc doanh là 43 triệu đồng/lao động, năng suất này phản ánh đúng với trình độ khoa học kỹ thuật cơng nghệ thấp, chưa huy động được nhiều nguồn vốn của khu vực kinh tế này.

Chất lượng lao động tại các CCN Nhơn Trạch nhìn chung cịn thấp.Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên tổng lao động đang làm việc trong các CCN Nhơn Trạch là 39,11% trong đó chỉ có 60% lao động qua đào tạo là đáp ứng được yêu cầu nhà tuyển dụng và các DN đều phải tổ chức đào tạo lại; đây là lực lượng lao động cung ứng chung cho các DN có yêu cầu trình độ trung bình, do đó chất lượng nguồn cung lao động thấp cũng làm ảnh hưởng lớn đến định hướng thu hút các nành công nghệ cao của huyện. Hiện nay, tại các

DN- CCN Nhơn Trạch trình độ của người lao động được phân chia theo tỷ lệ như sau:

Với khoảng 1500 học sinh học lớp 12 tốt nghiệp hàng năm từ 3 trường: THPT Nhơn Trạch, THPT Phước Thiền, Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Nhơn Trạch được xem là nguồn cung cấp lao động chính của huyện nhưng cũng chỉ đáp ứng 1/3 nhu cầu lao động trong các CCN, mỗi năm thiếu khoảng 5.000 lao động.

2.2.6. Tác động của các CCN đến tình hình kinh tế - xã hội, mơi trường của địa phương

2.2.6.1. Tác động tích cực

- Hình thành hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho phát triển công nghiệp và phát triển đô thi

Thời gian qua, cùng với sự phát triển của CCN, hệ thống hạ tầng kỹ thuật của huyện đã có bước phát triển mạnh.

- Với đô thị mới Nhơn Trạch, sự hình thành và phát triển các CCN quyết định sự hình thành và phát triển đơ thị, đồng thời sự phát triển các khu chức năng khác của đơ thị có tác dụng thúc đẩy cơng nghiệp hố nhanh hơn và hồn thiện đơ thị.Việc đầu tư xây dựng các CCN và hệ thống cảng trước hết là tạo lập một phần không gian đô thị mới Nhơn Trạch (3.500 ha/41.089,1 ha chiếm 8,52% diện tích xây dựng đơ thị). Đây là tác động trước tiên và quan trọng.

- Đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực công nghiệp của địa phương

Cùng với dòng vốn ĐTNN và hoạt động sản xuất tập trung trong một

địa bàn tương đối thuận lợi với nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù, các DN trong CCN đã tiếp nhận nhiều công nghệ tiên tiến hiện đại trên thế giới. Hiện nay chưa có nghiên cứu, báo cáo đánh giá cụ thể và chi tiết về trình độ

kỹ thuật - công nghệ trên địa bàn các huyện của Đồng Nai nói chung và huyện Nhơn Trạch nói riêng. Các đánh giá khoa học về hiện trạng công nghệ ngành công nghiệp mới tập trung đánh giá theo chuyên ngành là chính như: ngành cơng nghiệp chế biến nơng sản thực phẩm; hố chất; cơ khí;... mà chưa đánh giá chi tiết theo địa bàn. Tuy nhiên, trên cơ sở các điều tra theo địa bàn có thể đánh giá về trình độ kỹ thuật - công nghệ của ngành công nghiệp trên địa bàn huyện.

Trong các thành phần kinh tế, thành phần kinh tế có vốn ĐTNN có hệ số đóng góp cơng nghệ khá cao, cao hơn bình qn chung tồn ngành. Hệ số TCC của các DN có vốn ĐTNN là 0,6351, trong đó thành phần kỹ thuật (T) cao nhất là 0,8188 trong các thành phần kinh tế. Điều này cho thấy DN có vốn ĐTNN ln có trình độ kỹ thuật công nghệ khá tiên tiến, cao hơn so với các DN trong nước. Các DN trên địa bàn huyện Nhơn Trạch chủ yếu là các DN- ĐTNN, do đó có thể đánh giá trình độ kỹ thuật – công nghệ của ngành công nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu là tiên tiến.

Tóm lại, có thể đánh giá trình độ kỹ thuật – công nghệ của các DN trong CCN công nghiệp trên địa bàn huyện Nhơn Trạch nhìn chung đạt trên mức trung bình, phần lớn đạt mức tiên tiến. Trong các địa phương, Nhơn Trạch là huyện xếp cao đứng thứ 2 về chỉ số đóng góp cơng nghệ TCC, xếp sau huyện Long Thành (TCC=0,6415). Đối với thành phần cơng nghệ thì Nhơn Trạch xếp thứ 3 sau Long Thành và TP. Biên Hoà.

- Góp phần phát triển quan hệ hợp tác trong nước và nước ngoài

Quá trình xây dựng và phát triển CCN, Nhơn Trạch có quan hệ gắn kết với các địa phương khác trong tỉnh và vùng KTTĐPN, tham dự các chương trình hợp tác bảo vệ nguồn nước sông Đồng Nai, phát triển tổng thể quy hoạch vùng, cũng như dự kiến hình thành các khu đơ thị, các cơng trình dịch vụ phục vụ chung cho toàn vùng… Ngồi ra nhằm đẩy nhanh q trình thu

hút vốn đầu tư và phát triển Nhơn Trạch, được sự chấp thuận của UBND tỉnh Đồng Nai, huyện đã thiết lập mối quan hệ hợp tác song phương với một số tỉnh, thành phố trong khu vực và một số nước trên thế giới. Nội dung quan hệ chủ yếu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo và bảo vệ môi trường.

Các DN trong CCN đã góp phần vào sự hồn thiện hệ thống pháp luật. Nước ta thực hiện chính sách mở cửa và đang trong q trình hội nhập, do vậy Chính phủ nói chung và chính quyền địa phương Nhơn Trạch nói riêng không ngừng cải thiện môi trường pháp lý để thu hút đầu tư.

Mặt khác, việc phát triển các CCN ở Nhơn Trạch cũng đã tạo điều kiện phát triển các hoạt động dịch vụ, thương mại phục vụ CCN như nhà ở, ăn uống, chợ, phát triển tiểu thủ công nghiệp….và làm gia tăng giá trị đất của địa phương. Nhơn Trạch ngày nay đã thành một địa danh nổi tiếng với hàng loạt các CCN và một khu đô thị mới là một trong những địa chỉ được các nhà đầu tư quan tâm.

2.2.6.2.Tác động tiêu cực

Vấn đề ô nhiễm môi trường công nghiệp và tác động môi trường xã hội đang là một trong những vấn đề bức xúc không phải chỉ trên địa bàn huyện mà là tình hình chung trên địa bàn tỉnh. Hàng loạt các vấn đề về nhà ở cho công nhân, giải quyết tệ nạn, áp lực di dân kéo theo quá tải hạ tầng, kẹt xe, thiếu nước sạch... Hàng loạt ngành công nghiệp “không sạch” và thâm dụng lao động như dệt may, cơ khí đang “bành trướng” ở Nhơn Trạch, kéo theo bài tốn xử lý nước thải, mơi trường cần phải giải quyết; ô nhiễm môi trường nhất là ô nhiễm nước kênh rạch, nước sông do chất thải công nghiệp và sinh hoạt đang có xu hướng tăng lên, chưa khắc phục được kịp thời, CCN đang hoạt động đều nằm cận kề trung tâm thành phố mới. CCN chưa xây dựng đồng bộ hệ thống xử lý môi trường tập trung… là những vần đề cần được ưu tiên quan tâm hàng đầu trong thời gian tới.

a. Ơ nhiễm mơi trường trong và ngoài CCN

Nhơn Trạch là một huyện đang phát triển mạnh công nghiệp, đứng thứ 2 tồn tỉnh sau TP. Biên Hịa. Bên cạnh đó, chính phủ đã quyết định đầu tư Nhơn Trạch thành một thành phố trong tương lai. Song chính điều này, mơi trường đang là một vấn đề quan trọng, hiện nay tình hình ơ nhiễm mơi trường đang ở mức báo động, Nhơn Trạch chưa có hệ thống thốt nước hồn chỉnh. Nước thải sinh hoạt và nước thải CCN xả vào các mương, rạch và tự thấm không qua xử lý làm ô nhiễm nước kênh, rạch và nước sông. Hệ thống khu thu gom và xử lý rác thải cho toàn địa bàn chưa hình thành, các CCN chưa có khu xử lý rác, DN tự xử lý bằng cách đốt tại chỗ hoặc bán kèm phế liệu gây tác động không nhỏ đến vệ sinh mơi trường. Hiện trên địa bàn mới có 1 hợp tác xã dịch vụ môi trường thu gom rác thải sinh hoạt ở một số xã xung quanh CCN Nhơn Trạch, đối với các xã còn lại việc thu gom rác do xã tự tổ chức và quản lý.

Thực tế cho thấy việc xử lý nước thải trong CCN Nhơn Trạch gặp rất nhiều khó khăn do cơng trình xử lý nước thải thường xây dựng sau khi DN đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, thậm chí có CCN thu hút được rất nhiều nhà máy hoạt động nhưng vẫn chưa có nhà máy xử lý nước thải. Việc quy hoạch hạ tầng kỹ thuật và xử lý môi trường ở các CCN Nhơn Trạch chưa theo kịp tốc độ phát triển, dẫn đến khơng ít bất cập, trong đó đáng kể là vấn đề thốt nước thải cơng nghiệp ở CCN và cho cả trung tâm huyện Nhơn Trạch tương lai. CCN của Nhơn Trạch ngay từ đầu khơng có một quy hoạch chung về hệ thống thoát nước, hầu như mỗi đơn vị kinh doanh hạ tầng khi được giao đất xây dựng CCN đều đi theo hướng thoát nước riêng. Sau thời gian dài CCN hoạt động, nhiều khu vực dân cư, sông suối bị ô nhiễm và ngập úng cục bộ. Theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi nhà máy khi đầu tư vào CCN tập trung đều phải có hệ thống xử lý nước thải cục bộ; các công ty

kinh doanh hạ tầng CCN trước khi kêu gọi đầu tư phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung; khi lấp đầy 30% diện tích thì hệ thống xử lý nước thải tập trung phải đi vào hoạt động.

b. Quá tải nhu cầu về lao động nhà ở và dịch vụ cho người lao động

Hiện nay vấn đề thiếu hụt lao động làm việc trong các CCN nhất là lao động qua đào tạo có trình độ chun mơn kỹ thuật cao là vấn đề rất bức xúc của các DN. Khó khăn chung của DN hiện nay khi tuyển dụng lao động qua đào tạo tại các cơ sở là chất lượng và mức độ đáp ứng của người lao động đối với việc làm chưa cao. Theo số liệu thống kê hiện nay ngành CN huyện Nhơn Trạch thiếu khoảng 5.000 lao động. Dịch vụ nhà trọ cũng phát triển ngày một tăng, nhưng đến nay vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu. Qua khảo sát có thể thấy, loại nhà trọ này tạm bợ, không đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của người lao động. khơng có nơi vui chơi giải trí. Các yếu tố thiết yếu cho cuộc sống như diện tích, vệ sinh, mơi trường, điện, nước đều thiếu thốn hoặc dưới mức tối thiểu làm ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả công việc, đặc biệt là đảm bảo sức khoẻ để người lao động có thể làm việc lâu dài và tái sản xuất mở rộng sức lao động. Mặt khác tình hình nhà ở như trên đã trở thành môi trường cho các loại tệ nạn xã hội phát triển như: tình hình trị an khơng đảm bảo, nạn trộm cắp xảy ra thường xuyên, quan hệ nam nữ thiếu lành mạnh, nạn cờ bạc hút hít diễn ra phổ biến…Ngồi ra do khơng th được nhà ở gần CCN nhiều người lao động buộc phải thuê nhà ở xa, thường xuyên phải đi sớm về muộn bằng các phương tiện tự có, chủ yếu là xe đạp và xe máy nên phải tiêu tốn thêm khá nhiều chi phí, sức khoẻ và những rủi ro trên đường như tai nạn giao thông, bị trấn lột ..

c. Vấn đề việc làm cho người bị thu hồi đất để xây dựng các CCN

Theo khảo sát của Bộ Lao động- Thương Binh và Xã hội mới đây, cứ trung bình một hộ nơi thu hồi đất có 1,5 lao động rơi vào tình trạng khơng có

việc làm và mỗi ha đất nơng nghiệp bị thu hồi có tới 13 lao động mất việc làm trong nông nghiệp. Như vậy với việc quy hoạch 100ha cho CCN Nhơn Trạch thì sẽ có só khơng nhỏ người phải chuyển đổi nghề nghiệp, trong số đó hiện nay nhiều người vẫn chưa có có việc làm và rơi vào tình trạng thất nghiệp tồn phần. Điều đó làm cho một số lượng lớn dân cư ở các địa phương tập trung nhiều CCN như Phước Thiền, Hiệp Phước, Long Tân, Phú Hội…không có khả năng tìm cho mình một cơng việc mới.

d. Việc đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng CCN cịn chậm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống người dân

Cho dù Nhà nước đã có chính sách đền bù cho các hộ bị lấy đất, song trong thực tế, khung giá đất nông nghiệp đã được Nhà nước quy định rất thấp, còn giá các loại đất chuyên dùng lại rất cao, việc thực hiện chính sách giải tỏa, đền bù chưa được giải quyết một cách thỏa đáng nên người dân chưa thực sự sẵn sàng trả lại đất, thậm chí cịn phản đối, khiếu kiện rất phức tạp, tập trung nhiều ở CCN chuẩn bị xây dựng. Bên cạnh đó việc chậm xây dựng các khu tái định cư đã ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn huyện nhơn trạch, tỉnh đồng nai (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)