Những nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển các cụm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn huyện nhơn trạch, tỉnh đồng nai (Trang 27)

cơng nghiệp trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá

- Sự phát triển của lực lượng sản xuất

Sự phát triển của lực lượng sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và phát triển cụm cơng nghiệp nói riêng cũng như q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nói chung.

Trình độ của lực lượng sản xuất là tiêu chuẩn chung nhất, cơ bản nhất của phát triển kinh tế - xã hội. Sự phát triển của lực lượng sản xuất với mức độ nhất định đã quy định sự vận động đi lên của xã hội qua đó sự chuyển tiếp từ phương thức sản xuất này sang phưong thức sản xuất khác quy định trình độ của từng yếu tố bên trong chúng. Biểu hiện của trình độ của lực lượng sản xuất là trình độ kỹ thuật và năng suất của tư liệu sản xuất, ở trình độ lành nghề và tri thức chung của nguời lao động, ở trình độ phát triển của khoa học, công nghệ và khả năng ứng dụng chúng trong kỹ thuật và công nghệ sản xuất.

- Sự phát triển của khoa học công nghệ

Trong những năm gần đây, sự phát triển của khoa học công nghệ diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, chu kỳ sống của một công nghệ ngày càng bị rút ngắn, Nước ta là một nước nơng nghiệp sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, trình độ khoa học công nghệ lạc hậu, chưa có nền sản xuất hiện đại. Việc công nghiệp hố, hiện đại hố đất nước địi hỏi cần phải xây dựng được một nền sản xuất hiện đại, hàm lượng cơng nghệ ngày càng cao.

Hình thành các cụm công nghiệp là chuyển từ sản xuất phân tán, manh mún sang sản xuất tập trung, do đó thúc đẩy và tạo điều kiện đổi mới cơng nghệ. Nhờ có cụm cơng nghiệp nên có thể áp dụng các dây chuyền cơng nghệ mới, có cơng suất lớn hơn và hiện đại hơn. Do vậy, khoa học công nghệ ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động của các cụm cơng nghiệp, nó quyết định đến sự thành cơng hay thất bại của mỗi cụm cơng nghiệp.

- Tính đa dạng của sản xuất hàng hố

Ở nước ta, quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa từ một nền sản xuất nhỏ, lạc hậu thì quá trình nâng cao trình độ xã hội hoá sản xuất là xu hướng tất yếu. Để thực hiện quá trình xã hội hố sản xuất thì địi hỏi phải thực hiện một số quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hố, đó là sự đa dạng về hình thức sở hữu, về các thành phần kinh tế và

các hình thức kinh tế. Với tính đa dạng của sản xuất hàng hố thì sản phẩm làm ra là kết quả lao động của nhiều người, nhiều ngành, thậm chí là nhiều nước. Điều này có tác động lớn đến việc phát triển và vấn đề phân công lao động trong các doanh nghiệp của nước ta. Đây là vấn đề các nhà hoạch định chính sách cần lưu ý trong vấn đề định huớng phát triển cụm công nghiệp sao cho sản xuất phải phù hợp vói các quy luật kinh tế khách quan của thị trường, tránh chủ quan, áp đặt trong việc phát triển sản xuất.

- Vai trò của Nhà nước với các chính sách vĩ mơ

Chính sách là một loại quyết định quản lý mà tầm ảnh hưởng của nó rộng lớn hơn các quyết định tác nghiệp, đó là những quyết định chung, hướng dẫn đối tượng quản lý thực hiện mục tiêu quản lý.

Chính sách phát triển cụm cơng nghiệp là các quyết định về thu hút đầu tư theo quy hoạch xác định phù hợp với phát triển kinh tế của địa phương, đảm bảo sự phân bố hợp lý về lực lượng sản xuất, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực như vốn, đất đai, nguồn tài nguyên, lao động...để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế nhằm thực hiện chủ trương phát triển công nghiệp thực hiện chủ trương cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Điều quan trọng là chính sách phát triển cụm cơng nghiệp phải đảm bảo đạt mục tiêu đề ra của cơ quan Nhà nước nhưng cũng đảm bảo tính hấp dẫn với nhà đầu tư.

Cụm cơng nghiệp có thể do Nhà nước hoặc tư nhân sở hữu nhưng đều là đối tượng của quản lý nhà nước. Với chức năng hoạch định, nhà nước quyết định chủ chương, quy hoạch chung phát triển cụm công nghiệp; mục tiêu, phương hướng hoạt động và qui mô của từng cụm công nghiệp trên cơ sở chiến lược chung kinh tế – xã hội và chiến lược phát triển công nghiệp của đất nước. Hiện nay, vấn đề giải phóng mặt bằng, vấn đề tạo việc làm cho nông dân sau khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng cụm cơng nghiệp, vấn đề

chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp. đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của các cụm công nghiệp

- Sự phát triển của kinh tế thị trường

Thực hiện công cuộc đổi mới được khởi xướng từ Đại hội Đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI, 1986, với những đổi mới căn bản về nhận thức và tư duy kinh tế mà trọng tâm là chủ trương chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường đã làm thay đổi cơ bản diện mạo các doanh nghiệp tại nước ta, các doanh nghiệp có sức cạnh tranh thấp sẽ bị đào thải theo quy luật khách quan của cơ chế thị trường, các doanh nghiệp hoạt động trong mơi trường cạnh tranh tự do, bình đẳng, khơng phân biệt các loại hình doanh nghiệp.

Trong nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, một trong những nhân tố qun trọng hàng đầu giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh chính là chất lượng sản phẩm, trong lĩnh vực này thì cụm cơng nghiệp có vai trị rất to lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Các dự án đầu tư trong các cụm công nghiệp về cơ bản là những dự án đầu tư có tính chất chiều sâu: trang thiết bị được đổi mới, đồng bộ, chi phí được tinh giảm tới mức tối đa, phương pháp quản lý tiến bộ, tiếp cận dần với phương pháp quản lý hiện đại, phong cách của một nền sản xuất công nghiệp được hình thành. Vì vậy, đã giúp các doanh nghiệp cạnh tranh có hiệu quả trên thị trưịng và có chỗ đứng trong thị trường. Nói cách khác, với những ưu thế nhất định của mình thì các doanh nghiệp trong các cụm cơng nghiệp có lợi thế cạnh tranh trên thị trường rõ nét hơn các doanh nghiệp ngoài hàng rào cụm cơng nghiệp.

- Q trình hợi nhập và tác đợng của hợi nhập

Q trình hội nhập đã và đang có những tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế Việt Nam, với chủ trương mở cửa nền kinh tế của Đảng và Nhà nước, việc

mở cửa nền kinh tế đã đưa các doanh nghiệp nước ta đến những thời cơ mới, một thị trường mới, rộng lớn mở ra, Tuy nhiên, thách thức đối với nền kinh tế nước ta là rất lớn. Nước ta có xuất phát điểm thấp, các doanh nghiệp chưa có đủ năng lực thực sự để cạnh tranh trong mơi trường tồn cầu, năng suất lao động cịn thấp, hàm lượng khoa học công nghệ trong các sản phẩm còn yếu...Vậy một câu hỏi lớn được nêu ra là làm thế nào để các doanh nghiệp Việt Nam có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập mạnh mẽ hiện nay? Câu trả lời đó chính là ở các doanh nghiệp, ở sự hỗ trợ về chính sách của Nhà nước đối với nền kinh tế. Chủ trương thành lập và phát triển các cụm, điểm công nghiệp là một chủ trương đúng, giúp các doanh nghiệp có điều kiện tốt hơn để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thương trường, đồng thời qua đó giúp Nhà nuớc có thể có chính sách kinh tế hợp lý để có biện pháp vĩ mơ đối với nền kinh tế. Đó là những định hướng vĩ mô về: ngành nghề, về thị trường, về lao động, về ngun liệu đầu vào...Qua đó, mỗi cụm ơng nghiệp sẽ phát huy được thế mạnh để có thể đưa sản phẩm của Việt Nam không những cạnh tranh được mơi trưịng trong nước mà cịn vươn ra thị trường quốc tế.

1.2.2. Sự cần thiết phát triển cụm, điểm công nghiệp trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Yêu cầu giải phóng sức sản xuất

Trong những năm qua, với những kết quảđạt được trong việc phát triển cụm điểm cơng nghiệp thì nổi lên nhất chính là sức sản xuất được giải phóng, q trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các cụm điểm công nghiệp liên tục được mở rộng, vơi qui mô ngày càng lớn.

Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp, cụm công nghiệp thời kỳ kế hoạch 5 năm 1996 – 2000 đạt 6,2 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 18%/năm; giai đoạn 5 năm 2015- 2020, giá trị

xuất khẩu của các doanh nghiệp cụm công nghiệp đạt trên 22,3 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 24%/năm – cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị xuất khẩu công nghiệp của cả nước (đạt bình quân khoảng 17%/năm). Cùng với việc tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến trong cơ cấu xuất khẩu, các doanh nghiệp cịn góp phần tạo nguồn hàng để cung cấp cho nhu cầu trong nước, giảm bớt việc nhập khẩu hàng hóa từ bên ngồi.

Tổng giá trị nhập khẩu của các doanh nghiệp cụm công nghiệp, cụm, điểm công nghiệp thời kỳ 2015 – 2020 đạt khoảng 27,3 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 32%/năm và tăng gấp 3,4 lần so với tổng giá trị nhập khẩu trong nhiệm kỳ trước.

Các doanh nghiệp cụm công nghiệp bước đầu có đóng góp tích cực vào ngân sách Nhà nước, trong thời kỳ 2015 – 2020, tổng giá trị nộp ngân sách của các doanh nghiệp cụm công nghiệp tăng mạnh và đạt khoảng 2tỷ USD, tăng bình quân khoảng 45 %/năm và gấp 6 lần so với giai đoạn trước.

- Yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh tế

Một trong những mục tiêu lớn nhất đối với các doanh nghiệp khi tham gia vào cụm, điểm công nghiệp là nâng cao hiệu quả kinh tế so với ngồi cụm cơng nghiệp. Việc phát triển cụm cơng nghiệp sẽ góp phần sử dụng ngày càng hiệu quả cơ sở hạ tầng và đẩy mạnh hợp tác sản xuất, tăng cường mối liên kết ngành trong phát triển kinh tế.

Một trong những lợi thế thu hút đầu tư của các cụm công nghiệp là thuận lợi và sẵn có cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Cùng với việc gia tăng diện tích thành lập mới và mở rộng hàng năm, trong thời gian qua các cụm cơng nghiệp đã thành lập và hồn thành cơ sở hạ tầng, số lượng ngày càng tăng.

Hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng gắn liền với đất của các cụm, điểm công nghiệp đang hoạt động ngày càng được nâng cao, thể hiện ở các chỉ tiêu: - Trong thời kỳ 2015 – 2020, các KCN, cụm, điểm công nghiệp cả nước đã cho thuê thêm được khoảng 7.000 ha đất công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy

các KCN, cụm, điểm công nghiệpđã vận hành tăng đều hàng năm từ 40% năm giai đoạn trước.

- Giá trị sản xuất công nghiệp do 1 ha đất công nghiệp tạo ra tăng đều qua các năm từ 0,54 triệu USD/ha lên 0,76 triệu USD/ha; giá trị xuất khẩu bình quân hàng năm trong kế hoạch 2015 - 2020 đạt 0,33 USD/ha.

Hiệu quả sử dụng đất cho phát triển các cụm công nghiệp, cụm, điểm công nghiệp là rất rõ ràng. Cho đến thời điểm hiện nay theo số liệu điều tra, 1 ha đất nông nghiệp chỉ sử dụng khoảng 4-5 lao động, trong khi tại các cụm công nghiệp số lượng lao động thu hút bình quân từ 80-100 người. Về giá trị sản xuất, 1 ha đất trồng trọt trung bình tạo ra khoảng 10 triệu đồng giá trị sản xuất trong khi 1 ha đất cụm, điểm công nghiệp đã cho thuê tạo ra khoảng 30 tỷ đồng.

Việc hình thành các cụm công nghiệp đã góp phần tích cực làm cho nền kinh tế đất nước sống động hơn, biến tiềm năng đất đai, nguồn lực chưa được khai thác thành những của cải vật chất cụ thể, làm giàu cho đất nước, Khơng ít vùng nơng thơn nghèo, đất đai sình lầy, hoang hóa, ít có khả năng sinh lợi, sau khi xây dựng cụm, điểm công nghiệp, thu hút được các nhàđầu tư kinh doanh, đã trở lên sầm uất, đời sống kinh tế - xã hội trong vùng như được “lột xác”.

Đóng góp của cụm cơng nghiệp vào giải quyết vấn đề lao động, việc làm thể hiện ở những khía cạnh sau:

(i) Phát triển cụm công nghiệp, mở ra một không gian kinh tế rộng lớn, một kênh mới rất có tiềm năng để thu hút lao động, giải quyết việc làm cho lao động xã hội. Lực lượng lao động trong cụm công nghiệp gia tăng cùng với sự gia tăng các cụm công nghiệp thành lập mới và mở rộng các dự án hoạt động trong cụm công nghiệp.

(ii) Phát triển cụm cơng nghiệp đồng nghĩa với hình thành và phát triển mạnh mẽ thị trường lao động, nhất là thị trường lao động trình độ trung bình

ở nước ta. Đây là một sự tác động rất lớn của cụm công nghiệp, đến phát triển thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong xu thế hội nhập ở nước ta.

- Cụm công nghiệp cũng là môi trường rất tốt để đào tạo, chuyển giao khoa học quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp của Việt Nam để có thể tiếp cận cách thức, phương thức quản lý chuyên nghiệp.

Thúc đẩy q trình tập trung hố sản xuất

Hoạt động của các cụm công nghiệp mặc dù trong thời gian ngắn nhưng bước đầu đã có những tác động lan tỏa tích cực ở một số mặt cụ thể như:

Cụm công nghiệp mở rộng mối liên kết ngành và liên kết vùng tập trung xung quanh cụm công nghiệp. Liên kết ngành trong cụm cơng nghiệp bước đầu đã có những kết quả nhất định thực hiện trong phạm vi nội bộ cụm công nghiệp bởi những ngành nghề bổ trợ lẫn nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư trong cụm công nghiệp đã tạo điều kiện cho các ngành sản xuất nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp cụm công nghiệp hoặc bản thân các doanh nghiệp trong các cụm, điểm cơng nghiệp có điều kiện tiêu thụ sản phẩm tại các cơ sở kinh doanh xung quanh cụm công nghiệp.

Hiệu quả này đặc biệt rõ nét ở các cụm công nghiệp thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, các doanh nghiệp chế biến tại các cụm cơng nghiệp góp phần tiêu thụ nơng sản của các hộ gia đình, cơ sở nơng nghiệp ở vùng nơng thơn xung quanh, cải thiện một bước đời sống nông dân.

Trong quá trình thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là trong giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, cụm công nghiệp với vai trị thu hút và đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư đã thực sự có đóng góp khơng nhỏ trong việc huy động nguồn lực vào thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.

1.2.3. Nội dung quản lý Nhà nước về phát triển cụm công nghiệp

Xây dựng chiến lược phát triển cụm, điểm công nghiệp

Khi xây dựng chiến lược phát triển cụm công nghiệp phải nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên và xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế chung. Xây dựng chiến lược phát triển cụm công nghiệp phải tạo được bước đi phù hợp với khả năng của vùng về tài chính, thu hút đầu tư của từng thời kỳ.

Xây dựng, ban hành các chính sách/biện pháp ưu đãi về kinh tế

Chính sách quản lý thích hợp, thuận lợi cho nhà đầu tư: Cho nhà đầu tư luôn mong muốn hoạt động trong mơi trường có thủ tục đơn giản, được giải quyết nhanh chóng thuận lợi. Nếu hoạt động trong mơi trường có cơ chế quản lý rườm rà, chậm chạp, quan liêu, giấy tờ, phiền nhiễu, tốn kém thời gian sẽ có làm cho các nhà đầu tư nản lịng vì họ có thể mất đi cơ hội trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn huyện nhơn trạch, tỉnh đồng nai (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)