Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn huyện nhơn trạch, tỉnh đồng nai (Trang 78 - 80)

2.2.4 .Thực trạng về cơ sở hạ tầng phát triển cụm công nghiêp

3.2. Giải pháp phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Nhơn

3.2.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Thời gian qua, nguồn nhân lực là một trong những khó khăn lớn nhất trong phát triển CCN trên địa bàn huyện. Nguồn nhân lực không những thiếu lớn về số lượng mà cả về chất lượng. Nhiều dự án không thể phát triển và mở rộng sản xuất do thiếu nguồn nhân lực. Đây khơng những là khó khăn cho phát triển công nghiệp trong hiện tại, mà ngày càng khó khăn cho tương lai khi Nhơn Trạch là địa bàn đang phát triển mạnh về cơng nghiệp. Do đó giải pháp về nguồn nhân lực cho phát triển các CCN đóng một vai trị quan trọng hàng đầu, nhất là nguồn nhân lực có tay nghề, có trình độ kỹ thuật để phục vụ phát triển các ngành cơ khí, điện – điện tử, hố chất… Để đạt được mục tiêu quy hoạch, phát triển nguồn nhân lực được coi là ưu tiên tập trung theo hướng sau:

- Sớm thực hiện chương trình nhà ở xã hội nhằm giải quyết tốt nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp trên địa bàn. Giải quyết tốt vấn đề nhà ở sẽ góp phần ổn định cuộc sống của người lao động, từ đó người lao động an tâm làm việc, tích cực lao động sản xuất. Phát triển các loại hình dịch vụ có chất lượng, phục vụ cho nhu cầu phát triển các CCN như dịch vụ nhà trọ, phục vụ bữa ăn cho công nhân, dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa, vận chuyển cơng cộng (xe buýt, taxi), các dịch vụ nhà hàng, khách sạn, dịch vụ vui chơi giải trí... Đây là một trong những yếu tố tạo sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư và người lao động đến với địa phương và giữ được lực lượng lao động hiện tại đang có những biến động lớn trên địa bàn tỉnh cũng như các vùng cả nước. Đối với giải pháp này, ngồi vai trị hỗ trợ của nhà nước, chính quyền địa phương, bản thân các DN đóng vai trị quyết định trong

việc duy trì, thu hút nguồn nhân lực bằng chính những chính sách của riêng mình, DN biết kết hợp hài hồ giữa lợi ích của DN và lợi ích của người lao động thì người lao động sẽ gắn bó chặt chẽ với DN.

- Tạo nguồn cung lao động cho các CCN là giải pháp quyết định đến việc hình thành lực lượng lao động cho những năm tới. Để thực hiện được vấn đề này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực từ trung ương đến địa phương với các DN, có sự liên kết hỗ trợ về nguồn nhân lực giữa các địa phương trong cả nước, tạo điều kiện chuyển dịch về lao động giữa các địa phương trong và ngồi tỉnh. Cần nghiên cứu hình thành chương trình hợp tác, liên kết về lao động giữa các địa phương và DN, nhằm hỗ trợ DN có đủ nguồn nhân lực phục vụ phát triển… Đây là một trong những giải pháp quan trọng để thu hút, tạo thêm lực lao động mới cho ngành công nghiệp trên địa bàn huyện nói riêng và tồn tỉnh nói chung.

- Đẩy nhanh triển khai xây dựng các trường đại học, cao đẳng theo quy hoạch để sớm đưa các cơ sở này đi vào hoạt động nhằm đào tạo lực lượng lao động có chun mơn ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, tạo nguồn nhân lực có trình độ chun sâu cần thiết Tạo mọi điều kiện để phát triển, hợp tác với nhiều cơ sở dạy nghề nhằm cung cấp lực lượng công nhân lao động lành nghề đáp ứng yêu cầu lao động của các DN trên địa bàn. Cùng với phát triển các cơ sở dạy nghề công lập, thực hiện việc phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề thơng qua việc khuyến khích các tổ chức, cá nhân có điều kiện mở ra cơ sở dạy nghề, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên dạy nghề. Thực hiện liên kết giữa 3 nhà (Nhà nước, Nhà doanh nghiệp và Nhà trường) trong việc đào tạo nghề. Đổi mới chương trình, cơng nghệ đào tạo phù hợp với yêu cầu cung cấp nhân lực cho các CCN.

- Hồn thiện các chính sách liên quan đến thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực, trong đó đặc biệt là các chính sách như: khuyến khích người lao động tham gia vào đào tạo chuyên môn kỹ thuật; phát triển và điều chỉnh thị trường lao động (phát triển hệ thống cung ứng, tư vấn việc làm; chính sách tác động lên cung - cầu và quan hệ cung - cầu lao động, chính sách di chuyển lao động trên thị trường lao động...), tiền lương và tiền công đối với hệ thống những người làm công tác đào tạo, dạy nghề và lao động chuyên môn kỹ thuật cao, ưu tiên đối với học sinh học các nghề tuy nền kinh tế có nhu cầu nhưng khó thu hút học sinh (nghề kém hấp dẫn, nghề nặng nhọc, độc hại...).

- Tiếp tục nghiên cứu hình thành thị trường lao động trên phạm vi cả nước, vùng và trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh công tác hỗ trợ của nhà nước về tạo nguồn lao động cho các DN thơng qua tăng cường vai trị của các Trung tâm Xúc tiến việc làm, thường xuyên tổ chức có hiệu quả Hội chợ việc làm… nhằm phát triển thị trường lao động và tạo điều kiện cho DN và người lao động có điều kiện hợp tác với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn huyện nhơn trạch, tỉnh đồng nai (Trang 78 - 80)