Thực trạng quy mô, hiệu suất hoạt động của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn huyện nhơn trạch, tỉnh đồng nai (Trang 54 - 56)

2.2. Thực trạng phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Nhơn Trạch,

2.2.3. Thực trạng quy mô, hiệu suất hoạt động của các doanh nghiệp

thuộc Cụm công nghiệp ở huyện Nhơn Trạch

Doanh thu của CCN Nhơn Trạch tăng khơng đều bình qn đạt 27,73%/năm thấp hơn của tỉnh (28,75%/năm), Doanh thu của các CCN Nhơn Trạch chiếm tỉ trọng thấp trong doanh thu của các CCN Đồng Nai. Tỉ lệ đóng góp doanh thu cho tỉnh của các CCN Nhơn Trạch không vượt quá 20%/năm. Điều này cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN trong CCN chưa cao do tập trung nhiều DN dệt may và giày dép có doanh thu thấp, cơ sở hạ tầng của đa số CCN chưa hồn thiện nên phí thu được từ cung cấp dịch vụ trong hàng rào CCN tương đối thấp. Mặt khác nhiều dự án đăng ký đầu tư nhưng chậm triển khai, nhất là các dự án ĐTNN làm ảnh hưởng đến doanh thu chung của các CCN. Mặc dù cịn có những khó khăn nhất định từ tình hình sản xuất trong nước, từ những bất ổn của thị trường thế giới, từ các đối tác xuất khẩu đặc biệt là các rào cản thương mại của các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ... nhưng tình hình xuất nhập khẩu của các DN- CCN không ngừng tăng tuy ln ở tình trạng nhập siêu.

Cùng với dịng vốn ĐTNN và hoạt động sản xuất tập trung trong một địa bàn tương đối thuận lợi với nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù, các DN trong CCN đã tiếp nhận nhiều công nghệ tiên tiến hiện đại trên thế giới. Hiện nay chưa có nghiên cứu, báo cáo đánh giá cụ thể và chi tiết về trình độ kỹ thuật - công nghệ trên địa bàn các huyện của Đồng Nai nói chung và huyện Nhơn Trạch nói riêng. Các đánh giá khoa học về hiện trạng công nghệ ngành công nghiệp mới tập trung đánh giá theo chuyên ngành là chính như: ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm; hố chất; cơ khí;... mà chưa đánh giá chi tiết theo địa bàn. Tuy nhiên, trên cơ sở các điều tra theo địa bàn có thể đánh giá về trình độ kỹ thuật - cơng nghệ của ngành công nghiệp trên địa bàn huyện.

Trong các thành phần kinh tế, thành phần kinh tế có vốn ĐTNN có hệ số đóng góp cơng nghệ khá cao, cao hơn bình qn chung tồn ngành. Hệ số TCC của các DN có vốn ĐTNN là 0,6351, trong đó thành phần kỹ thuật (T) cao nhất là 0,8188 trong các thành phần kinh tế. Điều này cho thấy DN có vốn ĐTNN ln có trình độ kỹ thuật cơng nghệ khá tiên tiến, cao hơn so với các DN trong nước. Các DN trên địa bàn huyện Nhơn Trạch chủ yếu là các DN- ĐTNN, do đó có thể đánh giá trình độ kỹ thuật – cơng nghệ của ngành công nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu là tiên tiến. Tóm lại, có thể đánh giá trình độ kỹ thuật – công nghệ của các DN trong CCN công nghiệp trên địa bàn huyện Nhơn Trạch nhìn chung đạt trên mức trung bình, phần lớn đạt mức tiên tiến. Trong các địa phương, Nhơn Trạch là huyện xếp cao đứng thứ 2 về chỉ số đóng góp cơng nghệ TCC, xếp sau huyện Long Thành (TCC=0,6415). Đối với thành phần cơng nghệ thì Nhơn Trạch xếp thứ 3 sau Long Thành và TP. Biên Hoà.

Huyện Nhơn Trạch được quy hoạch là thành phố công nghiệp với KCN tập trung 2.700 ha (gọi chung là CCN Nhơn Trạch). Ngoài ra cịn có CCN

Ơng Kèo 800 ha và cụm tiểu thủ cơng nghiệp 100 ha. Hiện có 9 CCN trong đó 3 khu được Chính phủ phê duyệt và 6 khu được UBND tỉnh Đồng Nai ký quyết định thành lập với tổng diện tích quy hoạch 3.500 ha. Nhưng, huyện Nhơn Trạch chỉ có một cụm cơng nghiệp Phú Thạnh hoạt động với diện tích 94,13 ha, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của địa phương và các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các cụm công nghiệp là nơi cung cấp những sản phẩm phụ trợ cho các doanh nghiệp lớn ở các khu công nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn huyện nhơn trạch, tỉnh đồng nai (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)