Xây dựng chiến lược phát triển cụm, điểm công nghiệp
Khi xây dựng chiến lược phát triển cụm công nghiệp phải nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên và xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế chung. Xây dựng chiến lược phát triển cụm công nghiệp phải tạo được bước đi phù hợp với khả năng của vùng về tài chính, thu hút đầu tư của từng thời kỳ.
Xây dựng, ban hành các chính sách/biện pháp ưu đãi về kinh tế
Chính sách quản lý thích hợp, thuận lợi cho nhà đầu tư: Cho nhà đầu tư luôn mong muốn hoạt động trong mơi trường có thủ tục đơn giản, được giải quyết nhanh chóng thuận lợi. Nếu hoạt động trong mơi trường có cơ chế quản lý rườm rà, chậm chạp, quan liêu, giấy tờ, phiền nhiễu, tốn kém thời gian sẽ có làm cho các nhà đầu tư nản lịng vì họ có thể mất đi cơ hội trong kinh doanh, tốn kém thời gian, tiền bạc. Đối với cụm công nghiệp việc xây dựng một cơ chế quản lý đặc biệt, khác với cơ chế quản lý thông thường là một trong những nội dung quan trọng trong việc xây dựng môi trường đầu tư. Quản lý nhà nước đối với phát triển cụm công nghiệp được xây dựng tuỳ thuộc vào thể chế, điều kiện của mỗi địa phuơng trong từng thời kỳ. Bộ máy quản lý cụm, điểm công nghiệp gọn nhẹ, tinh giản, có đầy đủ chức năng, quyền hạn để đưa ra những quyết định kịp thời trước những yêu cầu của các nhà đầu tư trong các hoạt động kinh tế, đồng thời cũng có thể giám sát, quản lý một cách có hiệu quả các hoạt động kinh tế trong cụm công nghiệp hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng can thiệp trực tiếp của nhiều cơ quan nhà nước. Bộ máy quản lý địi hỏi phải có đội ngũ cơng chức có tinh thần trách nhiệm, có năng lực chun mơn phù hợp với nhiệm vụ và xu thế phát triển chung.
Chính sách về xúc tiến và vận động đầu tư: Nhà đầu tư không mong
muốn đầu tư vào một địa bàn khơng ổn định chính trị, có chính sách, luật pháp thay đổi tuỳ tiện bất lợi, không cởi mở, không chân thành, thiếu thiện ý
và bất bình đẳng. Cơng tác xúc tiến và vận động đầu tư là q trình có ý nghĩa hết sức quan trọng với mục đích giới thiệu mơi trường đầu tư, hệ thống pháp luật, ưu đãi và các điều kiện đầu tư vào cụm công nghiệp nhằm rút ngắn thời gian tìm hiểu, đi lại của nhà đầu tư. Nhà nước phải chủ động và tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động này. Trong công tác vận động, xúc tiến đầu tư, nhà nước cũng cần có sách lược như lựa chọn đối tác, khu vực nhằm có thể tranh thủ tối đa nguồn vốn, cơng nghệ và thị trường tiêu thụ sản phẩm đáp ứng nhu cầu phát triển của vùng.
Các biện pháp ưu đãi kinh tế áp dụng tại cụm công nghiệp phải đảm bảo tính cạnh tranh cao đối với ngồi cụm cơng nghiệp; bình đẳng, các bên cùng có lợi, được thể chế hoá về mặt pháp lý. Các biện pháp ưu đãi kinh tế đối với cụm công nghiệp bao gồm:
- Ưu đãi thuế so với doanh nghiệp ngoài cụm, điểm công nghiệp và ổn định.
- Hỗ trợ về tài chính như vay vốn ưu đãi, thuê đất, thuê hoặc mua nhà xưởng với giá thấp, khấu hao tài sản nhanh, ngoại đối...
- Giá cả hợp lý, ổn định.
Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội
Khi chọn địa điểm thực hiện dự án, nhà đầu tư cũng thường quan tâm đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội của khu vực vì nó đảm bảo cho các hoạt động kinh tế sau này. Cơng trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm cơng trình trong hàng rào và ngồi hàng rào cụm cơng nghiệp. Cơng trình hạ tầng kỹ thuật ngồi hàng rào là cơng trình phụ thuộc vào quy hoạch phát triển vùng, lãnh thổ và địi hỏi vốn lớn. Vì vậy, nhà nước thường phải sử dụng ngân sách để đầu tư hoặc phải có cơ chế để huy động vốn các thành phần kinh tế khác tham gia như phương thức BOT, BO, BT...
. Việc cho doanh nghiệp tiến hành kinh doanh cơ sở hạ tầng cụm, điểm công nghiệp là biện pháp huy động các nguồn vốn trong xã hội để san sẻ gánh nặng cho ngân sách và tận dụng vốn và khả năng kêu gọi đầu tư của các nhàđầu tư phát triển hạ tầng.
1.3. Kinh nghiệm phát triển cụm công nghiệp của một số quốc gia/địa phương và bài học kinh nghiệp cho hụn Nhơn Trạch, tỉnh Đờng Nai
1.3.1. Chính sách phát triển cụm cơng nghiệp ở Đài Loan
Nhằm thực hiện chính sách phát triển cơng nghiệp và quản lý môi trường, trong thời gian đầu, Đài Loan phát triển các khu chế xuất, tiếp theo là các cụm cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp. Năm 1960, Chính phủ Đài Loan ban hành Bộ Luật khuyến khích đầu tư và tiếp sau đó là Bộ luật nâng cấp sản nghiệp. Hơn 30 năm sau, Đài Loan đã có 95 KCN, CĐCN được hoạch định với tổng diện tích hơn 13000 ha đã được hoàn thành và 19 KCN,CCN với tổng diện tích hơn 19800 ha đang trong quá trình xây dựng. Riêng các KCN,CĐCN đã hoàn thành, thu hút được gần 9.400 nhà máy với hơn 35 vạn lao động trực tiếp đã là nguồn động lực quan trọng cho sự tăng trưởng sản xuất cơng nghiệp ở Đài Loan. Nói đến thành cơng về KCN, CĐCN, KCX ở Đài Loan phải kể đến sự thành công của các KCX Cao Hùng (60ha), Nam Tử (98ha), Đài Trung (25ha). Sau 27 năm hoạt động, 3 KCX này đã thu được 20 tỷ USD lợi nhuận và tạo việc làm cho 96000 lao động. Các doanh nghiệp đầu tư vào KCN, CĐCN, KCX được hưởng những ưu đãi về tài chính và quản lý. Cơ quan quản lý KCX ở Đài Loan thực hiện việc quản lý KCX theo cơ chế dịch vụ một cửa từ việc xét duyệt đầu tư, cho thuê mặt bằng đến việc cung cấp các dịch vụ. Tuy nhiên, do vấn đề lao động, công nghệ và ô nhiễm môi trường hiện nay trong các KCN, CĐCN, KCX đã thúc đẩy các nhàđầu tư di chuyển cách ngành địi hỏi nhiều lao động, cơng nghiệp thấp, dễ gây ô nhiễm
sang các nước khác để phát triển những ngành có hàm lượng chất xám cao, cơng nghiệp cao, sản xuất các sản phẩm có giá trị kinh tế cao.
1.3.2. Chính sách phát triển KCN, CĐCN ở Thái Lan
Cuối năm 2000, Thái Lan có 55 KCN, CĐCN tập trung với tổng diện tích hơn 14000 ha. Cụm công nghiệp của Thái Lan được phân bố theo ba vùng. Vùng I, bao gồm Bangkok và 5 tỉnh lân cận, có 11 KCN, CĐCN được thành lập với tổng diện tích gần 2800 ha. Vùng II, bao gồm 12 tỉnh tiếp theo có19 KCN, CĐCN được thành lập có tổng diện tích 5300ha. Vùng III, bao gồm 58 tỉnh cịn lại, có 25 KCN, CĐCN được thành lập với tổng diện tích 5900ha. Trong số KCN Maptaphut là KCN lớn nhất với diện tích 1180ha; bên cạnh đó cũng có KCN, CĐCN có quy mơ diện tích nhỏ vài chục ha. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động, Thái Lan cũng áp dụng mơ hình quản lý dịch vụ “một cửa” đối với KCN, CĐCN. Các doanh nghiệp đầu tư vào KCN xin ưu đãi và các thủ tục liên quan tại EAIT, EAIT có đại diện của các Bộ, Ngành tham gia và có cơ quan thường trú đóng tại các vùng, các KCN. EAIT như một doanh nghiệp Nhà nước có nhiệm vụ đầu tư xây dựng và kinh doanh đất đai, cơ sở hạ tầng, đồng thời có chức năng theo luật được cấp chứng nhận ưu đãi cho doanh nghiệp, hướng dẫn đầu tư, chịu tn xúc tiến kêu gọi đầu tư vào KCN, CĐCN. Hiện nay, cơ chế này hoạt động rất có hiệu quả.
1.3.3. Chính sách phát triển KCN, CĐCN, khu thương mại tự do ở Malaixia
Thực hiện chính sách phát triển theo quy hoạch, Chính phủ Malaixia cũng phát triển mơ hình KCN, CĐCN từ năm 1970. Tính đến năm 1997, đã có 206 KCN, CĐCN và 14 khu tự do được thành lập với tổng diện tích hơn nghìn ha. Chính phủ Malaixia cũng khuyến khích khu vực tư nhân phát triển các KCN, CĐCN (24 khu). Hầu hết các ngành sản xuất công nghiệp đều tập trung trong các KCN, CĐCN. Việc quy hoạch phát triển KCN, CĐCN do các
cơ quan Trung ương đảm nhận. Cụ thể là Bộ tài chính quyết định địa điểm xây dựng KCN, CĐCN. Về phát triển cơ sở hạ tầng, mỗi bang của Malaixia thành lập tổng Cơng ty phát triển (SEDC) có nhiệm vụ khơng chỉ mua đất xây dựng hạ tầng trong các KCN, CĐCN để bán hoặc cho thuê lại mà cịn có nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực và kinh doanh các cơng trình khác như nhàở, khu vui chơi giải trí, bến cảng, hệ thống cấp điện, cấp nước. Với phương thức này, việc phát triển hạ tầng tuân thủ theo quy hoạch được thực hiện tốt vàđồng bộ. Về quản lý Nhà nước, để quản lý hoạt động của các KCN, CĐCN, Khu thương mại tự do, Chính quyền địa phương các Bang được giao nhiệm vụ quản lý toàn diện các hoạt động của doanh nghiệp. Chủđầu tưđăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bộ Công thương; xin giấy phép đầu tư tại Uỷ ban đầu tư(MIDA) và xin hưởng ưu đãi về thuế tại Bộ Tài chính, nhưng các cơ quan này cóđại diện thường trúở các Bang. Sản phẩm sản xuất tại các khu thương mại tự do được phép bán vào nội địa một tỷ lệ nhất định (khoảng 20%) và phải nộp thuế như hàng hóa nhập khẩu.
1.3.4. Chính sách phát triển đặc khu kinh tế ở Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc chủ trương phát triển kinh tế vùng ven biển bằng việc xây dựng các đặc khu kinh tế. Ngoài ra, Trung Quốc cũng chủ trương phát triển kinh tế biên mậu. Từ năm 1997 đến nay, Trung Quốc đã xây dựng 5 đặc khu kinh tế làở Thâm Quyến (327,5km2), Chu Hải (15,2km2), Sán Dầu (52,6km2), Hạ Môn (131km2) và sau đó Hải Nam (cảđảo – 34500km2) nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cường xuất khẩu. Tính đến năm 1996, tổng vốn đầu tư vào đặc khu ở Trung Quốc là 60,5 tỷ USD, đạt kim ngạch xuất nhập khẩu 59,14 tỷ USD chiếm 20,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc.
Tại các đặc khu kinh tế, Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng những chính sách ưu đãi đặc biệt cho các nhà đầu tư nước ngoài về thuế, đất đai, thị
trường, quản lý hành chính, tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, ngoại hối. Ngồi ra Chính phủ Trung Quốc đã tập trung tối đa các nguồn lực để xây dựng các đặc khu kinh tế, đặc biệt là vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng.
Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào đặc khu kinh tế được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, thuế công thương, thuế thu nhập khác, thuế xuất, thuế nhập... hơn hẳn so với đầu tư các nơi khác trên lãnh thổ Trung Quốc. Đối với đất đai, mặc dù theo luật của Trung Quốc, đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước, nhưng nhà đầu tư có thể được chuyển nhượng, bán cho thuê, thế chất đất theo quy định. Các chính sách về tiền tệ, ngân hàng, ngoại hối trong các đặc khu kinh tế cũng được nới lỏng, linh hoạt, thuận lợi hơn so với những quy định trong lãnh thổ nội địa. Sản phẩm sản xuất trong đặc khu kinh tế ngoài việc xuất khẩu, tiêu thụ trong đặc khu khơng phải nộp thuế cịn được bán vào thị trường nội địa nhưng phải chịu thuế nhập khẩu.
Về quản lý Nhà nước, Trung Quốc đã thành lập các cơ quan quản lý đặc khu kinh tế từ Trung ương đến địa phương. Ở Trung Quốc có Văn phịng về đặc khu kinh tế thuộc Hội đồng Nhà nước, Chính quyền tỉnh có Uỷ ban quản lý các đặc khu và từng đặc khu có Uỷ ban quản lý đặc khu. Riêng Thâm Quyến, chính quyền nhân dân của đặc khu được thành lập.
Tuy nhiên, trên thế giới, cũng khơng ít KCN, CĐCN, KCX thất bại hoặc chưa thành công hoặc thành công rất chậm như KCX Bataab (Philippin), khu thương mại tự do Kandia (Ấn Độ) và một số KCX ở Châu Phi... do những nguyên nhân như cơ sở hạ tầng yếu kém, lựa chọn sai địa điểm, chếđộ quản lý tồi, thủ tục rườm rà, vận động đầu tư kém...
Theo đánh giá chung của các nhà phân tích, sự thành cơng của các KCN, CĐCN, KCX là kết quả tổng hợp của các yếu tố sau:
- Tình hình chính trị, xã hội và kinh tế vĩ môổn định, chếđộ thương mại thích hợp.
- Cơ chế quản lý linh hoạt, có hiệu quả cao, thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tránh được mức thấp nhất tệ quan liêu, hành chính gây phiền hà cho các nhàđầu tư.
- Biện pháp khuyến khích, ưu đãi cao, nhất là thuế. - Lao động dồi dào, có kỹ năng, tiền lương thấp. - Có địa điểm thuận lợi, quy mơ phù hợp.
- Có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tốt; gần trung tâm đơ thị và cơng nghiệp có khả năng hậu thuẫn cho hoạt động kinh tế ...
- Các ngành công nghiệp trong nước hỗ trợ.
Các nước đang phát triển cũng áp dụng những chính sách phát triển KCN, CĐCN, KCX như các ưu đãi về tài chính, quản lý ... đối với KCN, CĐCN, KCX nhằm hấp dẫn các nhà đầu tư và cũng có những biện pháp để thực hiện các chính sách đó. Qua kinh nghiệm phát triển KCN, CĐCN, KCX vàđặc khu kinh tế của một số nước, KCN, CĐCN, KCX hay đặc khu kinh tế thực sự là công cụ tốt để thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế – xã hội đất nước.
1.3.5. Một số tỉnh Nam Định, Hải Dương
1.3.5.1. Nam Định
Nam định là một tỉnh nghèo, thuần nông, ngư nghiệp, cơng nghiệp chủ yếu là dệt, may, cơ khí, tiểu thủ công nghiệp là những làng nghề đồ mộc, đúc, thủ cơng mỹ nghệ..., bình quân thu nhập đầu người thấp, hàng năm phải xin ngân sách Trung ương hỗ trợ. Nam Định có điểm xuất phát thấp so với các tỉnh trong vùng và khu vực, do vậy chỉ có phát triển công nghiệp, dịch vụ Nam Định mới vươn lên và khẳng định được là tỉnh trung tâm của vùng Đồng bằng nam sông Hồng.
Tháng 11 năm 2003 Ban Quản lý các KCN, CĐCN tỉnh Nam Định được thành lập và đi vào hoạt động. Sau hơn 2 năm xây dựng và phát triển các KCN, cụm CN bước đầu đã có những kết quả.
Thực hiện nhiệm vụ xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển các KCN, CĐCN của tỉnh đến năm 2015, tầm nhìn 2020, Ban Quản lý các KCN, CĐCN đã hồn thành cơng tác khảo sát thực tế, lập báo cáo quy hoạch xây dựng 12 KCN tập trung và 2 cụm CN tầu thuỷ trên địa bàn tỉnh.
Bằng nhiều hình thức quảng bá các lợi thế về đầu tư của tỉnh Nam Định trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt đã xây dựng các chương trình giới thiệu Nam Định trên đĩa CD, trên trang web của tỉnh gây được ấn tượng tốt đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Sau hơn 2 năm xây dựng và phát triển, đến nay Nam Định đã có một khu CN quy mơ 327 ha đi vào hoạt động, đó là KCN Hồ Xá.
Đến hết năm 2005, KCN Hồ Xá đã có 74 dự án được cấp phép với tổng mức vốn đầu tư đăng ký theo dựán là 2.854 tỷ đồng và 58,4 triệu USD, diện tích đất thương phẩm các dựán đăng ký thuêđạt 200 ha, số lao động sẽ thu hút, theo dựán: trên 2,5 vạn lao động. Hiện có 55 dự án đi vào hoạt động (trong đó có 3 dựán đầu tư FDI, 1 dự án liên doanh) với tổng mức đầu tư của các dự án vào KCN này là: 1.574 tỷ đồng trên mức vốn đăng ký 2.854 tỷđồng đạt 55,15% và 21,3 triệu USD/58,4 triệu USD vốn đăng ký đạt 36,5%.
Trong tổng số 74 dự án được cấp phép đã có 55 dự án đi vào sản xuất, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 đạt: 467,20 tỷ đồng, vượt 26% so với kế hoạch; doanh thu dạt 787,40 tỷ đồng, vượt 57% so với kế hoạch, bước đầu nộp Ngân sách đạt 37,80 tỷ đồng vượt 150% so với kế hoạch và lượng hàng hóa xuất khẩu đạt trên 40 triệu USD. Kết quả trên đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.