Giải pháp về quy hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn huyện nhơn trạch, tỉnh đồng nai (Trang 80 - 81)

2.2.4 .Thực trạng về cơ sở hạ tầng phát triển cụm công nghiêp

3.2. Giải pháp phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Nhơn

3.2.3. Giải pháp về quy hoạch

Phát triển KCN cần phải căn cứ vào tổng thể quy hoạch phát triển KT- XH, quy hoạch phát triển ngành công nghiệp của huyện Nhơn Trạch và tỉnh Đồng Nai trong từng thời kỳ. Quy hoạch CCN, KCN được lập trên cơ sở những điều kiện khả thi về xây dựng hạ tầng, khả năng thu hút đầu tư, xu hướng phát triển các đô thị của địa phương. Như vậy, việc phát triển các CCN trên địa bàn huyện vừa đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể của tỉnh, vừa phù hợp với thực tế của địa phương và khả năng của nhà đầu tư, đảm bảo tính khả thi của dự án. Trong đó, quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng CCN phải đáp ứng yêu cầu phát triển trước mắt cũng như lâu dài của tỉnh, của ngành công nghiệp.

Đối với các CCN đã đi vào hoạt động như CCN Phú Thạnh, cần hoàn chỉnh các hạng mục kết cấu hạ tầng kỹ thuật bên trong như khu xử lý nước thải, đường giao thông nội bộ và tiếp tục củng cố, hồn thiện các cơng trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào như đấu nối với hệ thống giao thơng chính,... Tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư tiếp tục tiến hành xây dựng nhà máy để sản xuất và đẩy nhanh tốc độ lấp đầy CCN. Trường hợp CCN thu hút đầu tư tốt, tỷ lệ lấp đầy đạt trên 80%, triển khai xây dựng hạ tầng đảm bảo tiến độ và nhu cầu thuê đất của các nhà đầu tư cao và khu vực cịn quỹ đất để phát triển, ngồi việc tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động có thể xem xét việc mở rộng sản xuất kinh doanh.

Sự liên kết giữa các KCN/CCN trong vùng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát huy được lợi thế riêng của từng CCN và lợi thế chung của các CCN trong tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn huyện nhơn trạch, tỉnh đồng nai (Trang 80 - 81)