Khái niệm y đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường cao đẳng y tế thái nguyên (Trang 32 - 33)

8. Cấu trúc luận văn

1.2. Những khái niệm cơ bản

1.2.3. Khái niệm y đức

Trong xã hội, bất cứ nghề nào cũng cần người làm nghề phải có đạo đức nghè nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp khác với đạo đức nói chung. Nếu như đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc, những chuẩn mực do xã hội đặt ra nhằm điều chỉnh hành vi của con người trong mối quan hệ với người khác và với cộng đồng thì đạo đức nghề nghiệp chính là những nguyên tắc, chuẩn mức được cố định hoá nhằm điều chỉnh hành vi của con người trong mối quan hệ nghề nghiệp. Theo đó y đức được hiểu một cách tối giản chính là đạo đức nghề nghiệp của những người làm nghề y.

Theo tiếng Hy Lạp y đức là một học thuyết về trách nhiệm (“Deon”nghĩa là trách nhiệm và “Logos” nghĩa là học thuyết). Theo cách giải thích hiện đại của Y học Liên Xơ cũ thì y đức học là học thuyết về các nguyên tắc ứng xử của nhân viên y tế nhằm đạt được mục đích tối đa cho người bệnh.

Ngành Y tế chia đạo đức thành 2 phần y đức và y đạo:

+ Y đức là những tiêu chuẩn, quy tắc của đời sống XH, điều chỉnh hành vi xử sự và quan hệ của thầy thuốc với bệnh nhân cũng như với đồng nghiệp khác.

Nói cách khác y đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được XH thừa nhận và lương tâm nghề nghiệp của người thầy thuốc.

+ Y đạo là những quy định bằng văn bản có tính chất pháp lý bắt buộc cả thầy thuốc và bệnh nhân phải tuân theo.

Có thể thấy y đức là những tiêu chuẩn, quy tắc trong đời sống xã hội đặt ra nhằm điều chỉnh các hành vi ứng xử và quan hệ của người thầy thuốc có liên quan đến ngành nghề của mình. Đó là thước đo lương tâm, trách nhiệm, bổn phận của người thầy thuốc. Y đức của người cán bộ y tế là một phần của đạo đức xã hội.

Theo tác giả Đỗ Nguyên Phương “Y đức là những chuẩn mực quy tắc của

đời sống XH, điều chỉnh hành vi xử sự và quan hệ của thầy thuốc với bệnh nhân cũng như đối với đồng nghiệp, nó xác định bổn phận, lương tâm, danh dự và hạnh phúc của người thầy thuốc” [34]

Tóm lại, y đức là đạo đức của người hành nghề y, là hệ thống các quy tắc ứng xử nghề nghiệp của riêng ngành y, thể hiện qua các tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức được XH thừa nhận, nhằm điều chỉnh hành vi, cách ứng xử của thầy thuốc đối với bệnh nhân và cộng đồng. Y đức xác định trách nhiệm, lương tâm, danh dự và niềm hạnh phúc của người thầy thuốc. Y đức hay còn gọi là đạo đức y học là cách xử thế hay các hành vi của người thầy thuốc trong khi tiếp xúc với người bệnh, chữa bệnh, chăm sóc họ và qua họ chăm sóc sức khỏe của gia đình họ, cho cộng đồng XH trong đó có họ sinh sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường cao đẳng y tế thái nguyên (Trang 32 - 33)